Bộ quốc phòng tuyển dụng 2023

Bộ quốc phòng tuyển dụng 2023
Các ứng viên tham gia dự tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục

(Thanhuytphcm.vn) – Ngày 29/7, hơn 900 ứng viên đã tham dự vòng 1 kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) TPHCM năm học 2022-2023, tại trường Trung học Phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1.

Các ứng viên này được đánh giá đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia dự thi vòng 1 với 2 phần nội dung là kiến thức chung và ngoại ngữ. Người dự tuyển được chia ca làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính. Trong đó, phần thi kiến thức chung bao gồm 60 câu hỏi về pháp luật viên chức, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực giáo dục trong thời gian 60 phút. Phần thi Ngoại ngữ gồm 30 câu, tuỳ theo yêu cầu vị trí việc làm sẽ thi một trong 3 ngoại ngữ là Anh, Pháp hoặc Trung Quốc trong thời gian 30 phút.

Ông Tống Phước Lộc, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT cho biết, đợt tuyển dụng lần này Sở GD-ĐT nhận được hơn 1.000 hồ sơ đăng ký dự tuyển. Qua sàng lọc, một số hồ sơ không đủ điều kiện dự tuyển do bằng cấp chuyên môn không phù hợp vị trí việc làm. Nên số thí sinh đủ điều kiện tham dự tuyển vòng 1 là 937 ứng viên. Ngay sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh sẽ biết được kết quả. Những thí sinh được vào vòng 2 sẽ thi thực hành kiến thức kỹ năng hoạt động nghề nghiệp theo vị trí việc làm từ ngày 10 đến 12/8.

Ông Tống Phước Lộc cũng cho biết dù số lượng ứng viên đăng ký tương đương năm ngoái nhưng thực tế số ứng viên dự tuyển nhiều hơn. Do năm ngoái ảnh hưởng của dịch Covid-19, điều kiện đi lại khó khăn, số lượng ứng viên hộ khẩu tỉnh tham gia ít. Số lượng ứng viên đăng ký năm nay cũng tương đương năm trước. Tuy nhiên số tham gia thực tế nhiều hơn. Việc ứng viên không cần có hộ khẩu thành phố vẫn được tham gia dự tuyển đã giúp thành phố thu hút được nhiều giáo viên giỏi từ các tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của TPHCM. Ở nhiều môn số lượng ứng viên tham gia khá đông, nên sự cạnh tranh khá lớn.

Trong năm học năm học 2022-2023, Sở GD-ĐT dự kiến tuyển dụng 386 viên chức để bổ sung nhu cầu giáo viên, nhân viên đối với các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc chưa được phân cấp tuyển dụng. Trong số đó, Sở dự kiến tuyển dụng 296 viên chức là giáo viên và 90 viên chức là nhân viên.

M. Hiệp

Giáo dục 14:37 | 02/08/2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.

Bộ quốc phòng tuyển dụng 2023
Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương ưu tiên tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới và giáo viên mầm non ở vừng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Khánh Huy)

Cụ thể, ngày 2/8/2022, Bộ GD&ĐT có Công văn số 3585/BGDĐT-NGCBQLGD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Theo Công văn, ngày 18/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026 (Quyết định số 72-QĐ/TW). Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo: Khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023. Số lượng biên chế bổ sung cụ thể của từng cấp học quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định số 72-QĐ/TW.

Việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Tập trung các giải pháp để bảo đảm nguồn tuyển dụng biên chế giáo viên như: Thông tin rộng rãi về biên chế tuyển dụng, làm việc với các cơ sở đào tạo để có nguồn tuyển dụng, trao đổi với các địa phương khác để phối hợp tuyển dụng theo các môn học đáp ứng yêu cầu… Về lâu dài, các địa phương cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026.

Tiếp tục chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu của địa phương theo từng cấp học, môn học đến năm 2026 báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ để bổ sung biên chế giáo viên trong tổng số biên chế giáo viên bổ sung đến năm 2026 theo Quyết định số 72-QĐ/TW nhằm bảo đảm lộ trình và cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Kết luận số 40-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026, Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị quy định về quản lý biên chế của hệ thống chính trị.

Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, theo đó, chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường; xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.