Bộ luật dân sự 2005 và văn bản hướng dẫn năm 2024

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ quan chủ quản: Bộ Khoa học và Công nghệ (Thanh tra Bộ) Địa chỉ : 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024 3.555.3906 – Fax: 024 3.944.6602 Email: [email protected]

- BLDS 2005 so với BLDS 1995 có sự mở rộng về đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Việc mở rộng này trước hết được thể hiện trong quan điểm khi xây dựng BLDS mới 2005: Đấy là việc xây dựng BLDS thành Bộ luật chung, điều chỉnh các quan hệ xã hội với các chủ thể bình đẳng trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, trong đó bao gồm không chỉ là các quan hệ dân sự (QHDS) theo nghĩa truyền thống mà kể cả các quan hệ về nhân thân, quan hệ về tài sản trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, trong kinh doanh - thương mại và trong lao động.

Sở dĩ có việc mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh và khái niệm về QHDS của BLDS 2005 so với BLDS 1995 là vì hiện nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó các quan hệ dân sự trước đây theo nghĩa truyền thống là quan hệ trong lĩnh vực tiêu dùng với quan hệ liên quan đến kinh doanh thương mại, lao động về mặt bản chất các quan hệ này đều có các chủ thể bình đẳng về mặt pháp lý, không có sự ép buộc, mệnh lệnh.

Qua 10 năm thi hành BLDS 1995 nếu tách bạch dân sự theo nghĩa truyền thống với ý nghĩa là quan hệ tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng với quan hệ kinh tế, kinh doanh thì trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được. Trong thực tế đã có sự tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa dân sự với Tòa kinh tế. Có nhiều vụ án, cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ dân sự, hợp đồng dân sự nhưng lên cấp phúc thẩm lại nhận định đây là quan hệ kinh tế, hợp đồng kinh tế, thương mại, rồi khi giám đốc thẩm lại xác định là QHDS.

Vì lý do đó, cho thấy rằng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, việc tách bạch là rất khó và không cần thiết. Bởi lẽ nền kinh tế rất năng động, quan hệ tài sản năng động, hôm nay có thể tiêu dùng nhưng ngày mai có thể chuyển thành kinh doanh, thương mại. Đây cũng là thông lệ chung của các quốc gia trên thế giới. Đấy cũng là lý do vì sao trong lần này, Ban soạn thảo BLDS 2005 đề nghị và được Chính phủ, Quốc hội đồng tình và nhất trí cao quan điểm xây dựng BLDS 2005 như trên.

* BLDS 1995 quy định trên tinh thần "Công dân được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật", còn BLDS 2005 thì quy định theo hướng "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm". Có thể hiểu sự thay đổi này như thế nào, thưa Thứ trưởng ?

- Tôi cho rằng đây là một sự thay đổi rất quan trọng trong việc sửa đổi bổ sung BLDS 1995. BLDS 1995 quy định, chủ thể tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật còn BLDS 2005 thì quy định quyền tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận của các chủ thể được thực hiện, trừ vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Đây là hai quy định rất khác nhau về mặt chất, ở chỗ theo quy định BLDS 1995 như đã nêu trên, thực hiện theo nguyên tắc các chủ thể chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép và có quy định, nếu pháp luật không quy định cụ thể, pháp luật không cho phép thì không được thực hiện, không được làm.

BLDS 2005 thể hiện theo nguyên tắc các chủ thể QHDS được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội. Quy định như thế tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế và các QHDS theo nghĩa rộng, có môi trường thoáng hơn, người ta có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.

Tôi cho rằng đây là một nguyên tắc của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với nguyên tắc các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, còn công dân các chủ thể khác khi tham gia QHDS được làm những gì mà pháp luật không cấm và không được trái với đạo đức xã hội.

* Một trong những nội dung quan trọng mà BLDS 2005 sửa đổi lần này được người dân rất quan tâm, đó là việc hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác và xác định lại giới tính. Thế nhưng, trình tự thủ tục áp dụng quy định này lại chưa được BLDS đề cập. Vậy vấn đề này sẽ được hướng dẫn trong thời gian tới ra sao ?

- Đây là sự bổ sung những quyền dân sự cơ bản của công dân mới được quy định trong BLDS 2005. Trong BLDS 2005, các quyền nhân thân của cá nhân có bổ sung hai quyền rất quan trọng là quyền được hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền được xác định lại giới tính. Đây là hai quyền dân sự cơ bản mới, được quy định cụ thể trong BLDS 2005, nhưng cũng quy định có tính nguyên tắc thôi. Đây là quyền của công dân, mọi người được hiến, được nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Nghiêm cấm các hành vi nhằm mục đích kinh doanh, thương mại. Quyền xác định lại giới tính cũng xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp có dị tật bẩm sinh hoặc giới tính chưa được định hình rõ.

Tuy nhiên trong BLDS 2005 cũng mới chỉ có quy định chung các văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ phải cụ thể hóa. Trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội 2006 sẽ ban hành Luật về hiến mô và các bộ phận cơ thể người. Chính phủ đang giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các cơ quan khác soạn thảo.

Liên quan đến việc xác định lại giới tính, cụ thể hóa quy định BLDS 2005, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan khác soạn thảo nghị định của Chính phủ về xác định lại giới tính. Luật về hiến mô và các bộ phận cơ thể người, Nghị định xác định về giới tính sẽ quy định thẩm quyền, trình tự thủ tục bảo đảm thực hiện hai quyền quan trọng này được ghi nhận trong BLDS 2005.

* BLDS 2005 đã sửa đổi theo hướng quy định chung về hợp đồng, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực, không phân biệt đó là dân sự, kinh tế hay thương mại. Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thay đổi này?

- Đây là sự cụ thể hóa quan điểm xây dựng BLDS 2005 thành Bộ luật chung, điều chỉnh các QHDS theo nghĩa rộng bao gồm cả kinh doanh, thương mại, lao động... Quan điểm này được quy định cụ thể trong BLDS 2005 ở từng chế định, trong đó có chế định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng. Nếu trước đây có sự phân biệt hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế giữa BLDS với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng trong Luật Thương mại năm 1997, nên dẫn đến nhiều rắc rối. Trong thực tiễn, có nhiều vướng mắc khi áp dụng để giải quyết.

Lần này, với nghĩa là luật chung điều chỉnh, BLDS quy định nguyên tắc cơ bản nhất chung nhất về hợp đồng, nghĩa vụ dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ... Nghị quyết 45 của Quốc hội tại kỳ họp đầu năm 2005 cùng với việc ban hành BLDS có điều khoản tuyên bố hết hiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, kể từ ngày 1-1-2006 - ngày BLDS có hiệu lực cũng như phần quy định chung về hợp đồng được quy định trong Luật Thương mại 1997 cũng đã không còn nữa và khi xây dựng Luật Thương mại năm 2005 đã không đưa vào thành quy định chung về hợp đồng. Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là trong mối quan hệ giữa BLDS với luật chuyên ngành tương ứng một cách hiệu quả, thuận lợi.

* BLDS 2005 có một số thay đổi rất quan trọng, trong đó có khái niệm khá mới là "thế chấp tài sản hình thành trong tương lai". Vậy, khái niệm "tài sản hình thành trong tương lai" được hiểu như thế nào?

- Khái niệm "tài sản hình thành trong tương lai" là khái niệm lần đầu tiên được thể hiện trong BLDS 2005. Trước đó, trong một số văn bản của Chính phủ giải quyết những vấn đề liên quan cũng đã quy định, tất nhiên không được rõ như trong BLDS 2005. Trong BLDS 1995 quy định khái niệm về tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền về tài sản. Khái niệm vật có thực áp dụng trong điều kiện nền kinh tế thị trường trong những năm qua theo tôi rất cứng nhắc, không phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế nước ta hiện nay. Bởi vì vật có thực được hiểu là vật hiện hữu, vật hữu hình cầm nắm, sờ mó được. Còn tài sản hình thành trong tương lai là loại tài sản sẽ có nhưng ở thời điểm, giao kết hợp đồng, các biện pháp bảo đảm thì chưa có hoặc chuẩn bị có nhưng bảo đảm khả năng chắc chắn có.

Thí dụ, ở phía Nam mấy năm trước có cơn bão số 5, rất nhiều thuyền của ngư dân bị đắm, mất tích, ngư dân không có phương tiện để sản xuất. Để bảo đảm đời sống cho ngư dân và phát triển kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại phải cho ngư dân vay vốn đóng tàu, phục vụ sản xuất, trong đó tàu đóng được từ vốn vay trở thành tài sản thế chấp đối với ngân hàng. Trong trường hợp này, tàu chưa hình thành nhưng được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai. Tương tự, các dự án xây dựng nhà cao tầng, chung cư, các chủ đầu tư vay vốn ngân hàng. thường các ngân hàng cho vay và có cam kết khi tòa nhà, công trình đó hoàn tất và đi vào hoạt động thì chính các công trình, tòa nhà đó sẽ là tài sản thế chấp cho ngân hàng trong việc bảo đảm khoản vay cũng như khoản lãi...

Quy định này chính thức được luật hóa trong BLDS 2005, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường cũng như thông lệ một số nước áp dụng có hiệu quả.

* Thứ trưởng đã nói BLDS 2005 có nhiều thay đổi quan trọng, tiến bộ so với BLDS 1995. Sự thay đổi này có tiếp cận với pháp luật các nước và đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế hay không?

- Đây là vấn đề khi xây dựng BLDS 2005, Ban soạn thảo mà thường trực là Bộ Tư pháp cùng các Bộ, ngành có liên quan đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và đã được sự nhất trí cao về sự cần thiết phải bảo đảm tính tương thích, phù hợp của BLDS mới so với thông lệ quốc tế, các cam kết quốc tế của chúng ta, nhất là cam kết trong các Hiệp định thương mại, trong đó có hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ.

So với các quy định của các Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới mà chúng ta sắp tham gia, các chuyên gia quốc tế quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến vào Dự thảo BLHS. Qua lấy ý kiến nhân dân, các ngành các cấp, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước cũng có rất nhiều ý kiến đóng góp hoàn thiện quy định BLDS phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như bảo đảm các cam kết mà chúng ta đã, đang và sẽ tham gia trong thời gian tới. Khi rà soát lại, tôi cũng thấy có sự tương thích. Đây cũng là sự thể hiện những điểm mới, tiến bộ của BLDS 2005 so với BLDS 1995 trong điều kiện chúng ta đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.