Bồ hòn trồng ở đâu

Cây Bồ hòn

Cây Bồ hòn còn được gọi là Bòn hòn, Vô hoạn tử; tên khoa học là Sapindus mukorossi, thuộc họ Sapindaceae là họ thực vật có nhiều cây ăn quả quen thuộc với người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng như Vải, Nhãn, Chôm chôm. Vì vậy, nhìn lá Bồ hòn thấy hao hao lá Vải, nhìn quả Bồ hòn thấy hao hao quả Nhãn. Quả Bồ hòn là loại quả hạch (kiểu như xoài, cóc…), khi chín thịt quả mềm như đường mạch nha, có hoạt tính như xà phòng, được người dân nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam dùng làm xà phòng giặt áo quần từ hằng trăm năm về trước. Do vậy, từ tiếng Anh gọi quả Bồ hòn là soapnut (soap: xà phòng, nut: quả hạch) khiến tên cây bằng tiếng Anh là Soapnut tree, Soap nut shells, Soapnut whole, Chinese soap berry, còn tên tiếng Pháp là Savonnier. Cũng do khi chín, thịt quả mềm dần khiến cho vỏ quả nhăn nheo lại, nên dân gian có câu “Quả Bồ hòn trong tròn, ngoài méo”, nhưng khi chưa chín, vỏ quả căng tròn nên dân gian cũng có câu ví von “Khi thương trái ấu cũng tròn, khi không thương trái Bồ hòn cũng méo”. Ai đã một lần cầm quả Bồ hòn chín trên tay sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của thịt quả – mùi đường thắng mứt, nhưng nếu vì thế mà nếm thử thì rất đắng. Có lẽ cũng đã từng có người, do bị khứu giác đánh lừa đã ngậm luôn cả một mảng thịt quả Bồ hòn chín trước mặt bạn bè khiến cho phải “lưỡng khai hai đoạn”, ngậm mãi thì đắng mà nhã ra lại sợ chúng bạn cười, và từ đó mà có câu “Đắng cay ngậm quả Bồ hòn” hay “Có con phải khổ vì con, Có chồng phải ngậm Bồ hòn đắng cay” chăng? Đúng là khi đã biết nó đắng thế, chẳng ai muốn ngậm quả Bồ hòn ngoại trừ trường hợp bất đắc dĩ.

Cây Bồ hòn là loài thực vật phân bố tự nhiên ở nhiều nước Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và các nước Đông Dương. Chúng mọc tự nhiên từ độ cao 200 m lên đến 1.500 m và sinh trưởng phát triển tốt ở chân đất sét nhiều mùn.

Nó được xem là cây quan trọng nhiều mặt ở nhiều nước Châu Á do có gỗ tốt và đặc biệt quả là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhiều sản phẩm bảo vệ da, thuốc chữa bệnh, chất phụ gia công nghiệp và bột giặt.

Gỗ Bồ hòn cứng, nặng, màu vàng sáng, thường được dùng trong xây dựng ở nhiều vùng nông thôn, làm nông cụ, làm dụng cụ ép dầu hoặc ép đường.

Quả được dùng làm chất tẩy rửa, dầu gội đầu. Thịt quả có hàm lượng saponin cao, có tính kháng khuẩn, và là tác nhân sủi bọt nhẹ và tẩy rửa. Nhiều nước trên thế giới dùng quả Bồ hòn để làm nguyên liệu tẩy trong chăm sóc da, tóc và cho các hiệu giặt. Chính saponin trong thịt quả giúp ích cho việc tẩy các vết bẩn khỏi lòng bàn tay, làm giảm nhẹ bệnh chàm, bệnh vảy nến, và được dùng như một chất bổ trợ trong ngành dệt và sản xuất kem đánh răng. Nó cũng được dùng làm chất long đờm, gây nôn, ngừa thai, chữa chứng động kinh, chứng đau nửa đầu, trị chấy, ngứa ngáy, mẫn cảm da và điều chỉnh chứng chảy nước bọt thái quá. Cũng có nơi, quả Bồ hòn được dùng điều trị nhiều bệnh khác như cảm lạnh, mụn nhọt, động kinh, táo bón, nôn mửa… Một số nghiên cứu cho thấy nó còn có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển các tế bào u bướu. Do thịt quả chứa nhiều tác nhân tạo bọt tự nhiên nên chất chiết xuất từ thịt quả có thể dùng cho việc chăm sóc da và tóc. Nhiều nơi xem quả Bồ hòn là một loại nguyên liệu sản xuất dầu gội đầu hảo hạng và bột giặt. Ở nhiều nước phương Tây (Canada, Mỹ, Anh…), quả Bồ hòn được xem là nguyên liệu chính để sản xuất xà phòng thân thiện môi trường, không độc hại, không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe cộng đồng, và họ đã trồng rừng bồ hòn để sản xuất một loại bột giặt nổi tiếng có tên là Bohdi Soap Nuts.

Bồ hòn là một loài cây gỗ trung bình, rụng lá vào mùa khô ở vùng á nhiệt đới và vào mùa mưa ở vùng nhiệt đới. Cây có thân thẳng, hình trụ, vỏ thân xám nhẵn, bong vỏ hình vảy, lá kép lông chim với 5 – 10 cặp lá chét, vòm lá hình dù (bán cầu), tỏa rộng 5 – 6 m, thích hợp với việc trồng tạo bóng ở đô thị.

Theo ĐXC
……………..
Xem thêm các loại cây lá màu khác tại: cây lá màu
Xem thêm các loại cây bóng mát thân gỗ khác tại: cây bóng mát
Cây lộc vừng, cây bưởi, cây bằng lăng, cây sấu; cây cau vua; cây mít; cây xoài; cây vú sữa.

Bài viết Bồ Hòn trồng nhiều ở đâu, phân bố chủ yếu ở tỉnh thành nào? | Nhân Thùy Food thuộc chủ đề về Thắc Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Buyer.Com.Vn tìm hiểu Bồ Hòn trồng nhiều ở đâu, phân bố chủ yếu ở tỉnh thành nào? | Nhân Thùy Food trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : Nhân Thùy Food”

Nhu cầu sử dụng quả Bồ Hòn thời gian gần đây là rất lớn, khi mà việc hạn chế sử dụng các hóa chất công nghiệp trong sinh hoạt hàng ngày là lựa chọn của nhiều gia đình, đặc biệt là các bà nội trợ ưa thích tự nhiên, an toàn cho sức khỏe mọi người. Nói đến quả Bồ Hòn chúng ta đều biết tác dụng hữu hiệu của nó trong việc thay thế bột giặt, xà phòng để giặt giũ, rửa sạch chén bát, gội đầu cho đến vệ sinh nhà cửa, diệt khuẩn cho thú cưng …

Tuy nhiên nhiều bạn đọc chưa biết lại đang thắc mắc, Bồ Hòn ở Việt Nam trồng chủ yếu ở các tỉnh thành nào? nếu mua thì có thể mua ở đâu và có cần phải lưu ý gì khi đặt mua Bồ Hòn hay không?

Trước đây, ông bà chúng ta thường sử dụng Bồ Hòn để giặt giũ quần áo, gội đầu. Cây Bồ Hòn sống rải rác và nhiều nơi trên các tỉnh thành ở Việt Nam. Tuy nhiên số lượng tập trung nhiều nhất và sử dụng quả Bồ Hòn cho xuất khẩu lớn nhất hiện nay chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây …

Cây Bồ Hòn sinh sống tự nhiên ở nhiều nơi

Không chỉ có mặt ở Việt Nam, cây Bồ Hòn còn phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ …

  • Bột Bồ Hòn Xay Nhuyễn – Siêu Mịn, Tiện Dụng >> XEM VÀ ĐẶT MUA SẢN PHẨM ONLINE TẠI ĐÂY
  • Quả Bồ Hòn Tách Hạt, Sấy Khô và Chọn Lọc >> XEM VÀ ĐẶT MUA SẢN PHẨM ONLINE TẠI ĐÂY

Thời gian cây Bồ Hòn ra hoa kết trái là tháng 7-9 và quả chín vào thời điểm tháng 10-12, Quả Bồ Hòn có hình cầu, nổi rõ đường sống phía ngoài vỏ, cùi dày, khi quả chín sẽ nhăn nheo, màu của vỏ vàng nâu; hạt tròn và có màu đen. Người dân hái quả bồ hòn về để nguyên cả quả hoặc bóc vỏ sau đó phơi khô.

Quả Bồ Hòn khi thu hoạch

Người Việt Nam đang có xu hướng quay lại sử dụng sản phẩm quả Bồ Hòn, tuy nhiên số lượng vẫn chưa phải là nhiều. Trong khi phụ nữ phương Tây đã ưa chuộng sản phẩm này từ lâu, nhiều thương hiệu sử dụng cây Bồ Hòn để sản xuất bột giặt, dầu gội đầu hảo hạng. Cây Bồ Hòn được trồng công nghiệp ở các tỉnh thành phía Bắc, tập trung thu hoạch để xuất khẩu sang các nước Phương Tây.

Mọi Người Xem :   Phá thai ở đâu: Top 8 địa chỉ phá thai an toàn tại Hà Nội

Bạn có thể xem chi tiết hơn về công dụng của quả và cây Bồ Hòn tại đây: //nhanthuyfood.com/tin-tuc/ban-co-biet-tinh-nang-uu-viet-cua-qua-bo-hon/

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê quả bồ hòn có nhiều ở đâu hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết quả bồ hòn có nhiều ở đâu ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết quả bồ hòn có nhiều ở đâu Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết quả bồ hòn có nhiều ở đâu rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các hình ảnh về quả bồ hòn có nhiều ở đâu đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé Bạn có thể xem nội dung chi tiết về quả bồ hòn có nhiều ở đâu từ web Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

💝 Nguồn Tin tại: //buyer.com.vn/

💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : //buyer.com.vn/hoi-dap/


Bồ hòn - loại quả dân dã có mặt ở khắp nơi

Cây bồ hòn là một loại cây được trồng nhiều ở nước ta. Với tán lá rộng, bồ hòn còn được nhiều gia đình trồng làm cây bóng mát quanh nhà. Cây cũng được trồng công nghiệp ở nhiều tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang,...để lấy quả xuất khẩu.

Mùa hoa bồ hòn nở từ tháng 7 đến tháng 9. Sau đó đến mùa quả từ tháng 10 tháng 12. Quả hình cầu, có đường sống nổi rõ, vỏ ngoài (cùi) dày, khi chín nhăn nheo, màu vàng nâu; hạt tròn màu đen. Quả bồ hòn hái về để nguyên cả hạt hoặc bóc vỏ phơi khô.

Bồ hòn là một loại quả dân dã và có tác dụng tẩy rửa kì diệu, thế nhưng lại bị các bà nội trợ Việt lãng quên. Trong khi đó, rất nhiều bà nội trợ phương Tây ưa chuộng sản phẩm tẩy rửa tự nhiên này.

Trong tiếng Anh, bồ hòn được gọi là Soap – nut tree (cây hạt xà phòng) vì công dụng của mình. Trong bồ hòn có chứa chứa chất “Saponin” - một chất tự nhiên có tác dụng như bột giặt và chất tẩy rửa hóa học.

Khi quả bồ hòn tiếp xúc với nước, nó tạo ra bọt nhẹ, tương tự như xà phòng. Dung dịch bồ hòn có thể được sử dụng để giặt quần áo, rửa mặt, tắm gội, rửa chén bát, lau chùi kính. Điểm tuyệt vời nhất là chất "saponon" có tác dụng tẩy rửa nhưng lành tính với da, không gây kích ứng kể cả với trẻ em.

Cách nấu dung dịch bồ hòn

Bạn cho khoảng 15-20 quả bồ hòn khô nấu với 1.5 lít nước. 

Đun thật sôi trong 30 phút. Thi thoảng bạn đảo đều. Tiếp đó bạn tắt bếp và để nguyên trong nồi từ 5-7 tiếng. 

Sau khi lấy ra, bạn lọc sạch bã lấy nước.

 Cho vào trong chai hoặc lọ kín. Một chai nước bồ hòn để trong ngăn lạnh dùng được khoảng 2 tuần. 

Bạn nên đun bã bồ hòn thêm 2 lần nữa để lấy được 3 lần nước. Mỗi lượt nước bồ hòn lại có thể có những công dụng khác nhau. 

Nếu bạn không muốn mất thời gian nấu nhiều lần, có thể nấu nhiều hơn, đổ vào khay đá trữ đông

Các công dụng của bồ hòn

- Giặt quần áo (nước lần 1)

Giặt bằng nước bồ hòn không chỉ sạch mà còn giúp cho quần áo bền lâu, đặc biệt với quần áo màu (vì không chứa chất làm trắng). Thêm vào đó, dung dịch cũng thích hợp cho các sản phẩm bằng len, lụa không chịu được độ kiềm có trong xà phòng hóa học. Quần áo trẻ em giặt bằng nước bồ hòn giúp trẻ không bị kích ứng da.

Một số chú ý khi giặt quần áo bằng nước bồ hòn:

- Phải giặt quần áo với nước nóng.

- Chỉ phù hợp với lượng quần áo nhỏ. Nếu có quá nhiều, bạn phải chia nhỏ làm nhiều lần.

- Với các vết bẩn quá cứng đầu phải xử lý trước.

- Không thích hợp với quần áo trắng.

- Rửa chén bát (nước lần 1)

Quả bồ hòn làm dung dịch rửa chén bát vừa sạch vừa đảm bảo an toàn, sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể pha thêm giấm để tẩy sạch các vết bẩn, dầu mỡ trên chén bát.

- Dung dịch vệ sinh đa năng (nước lần 2)

Đổ nước bồ hòn vào bình xịt để làm nước vệ sinh đa năng. Nó có thể dùng để lau tủ, tường và cửa ra vào, sàn, thép không gỉ và kim loại khác, gỗ, bảng, giày dép, đá granit và đá cẩm thạch, nhựa, vật dụng của vật nuôi và trẻ em, chậu rửa, nhà vệ sinh, vòi hoa sen và bồn tắm, và đồ điện tử (không bao giờ phun trực tiếp vào thiết bị điện tử mà lúc nào cũng phun vào một miếng giẻ và lau nhẹ nhàng). Bạn có thể pha thêm giấm trắng hoặc tinh dầu nếu thích.

- Dầu gội đầu (nước lần 3)

Trong y học, bồ hòn được sử dụng để ngăn ngừa rụng tóc.  Ngoài ra, nó còn được dùng để trị gàu, làm sạch da đầu và chống nấm da. Bạn pha dung dịch vào nước ấm và gội đầu, sau đó xả sạch với nước. Để tóc mềm hơn, sau đó bạn có thể xả bằng giấm táo. 

- Xà phòng tắm (nước lần 3)

Cũng giống như dầu gội, dung dịch bồ hòn có thể dùng để tắm.

- Thuốc chống muỗi và côn trùng (nước lần 2)

Xịt dung dịch bồ hòn ở những góc có nhiều ruồi muỗi, côn trùng,...Các tinh chất trong bồ hòn kị với các loại côn trùng gây khó chịu trong nhà mà lại lành tính với cả trẻ em.

Để chống muỗi, bạn pha tỷ lệ 1-1 với nước sau đó xịt trực tiếp lên da là muỗi sẽ tránh xa.

- Diệt sâu bệnh trong vườn. (nước lần 2)

Chất Saponin có trong bồ hòn có tác dụng tăng sức căng bề mặt. Nhờ đặc tính này nên sâu bệnh mất khả năng hô hấp qua da và chết. Do vậy dùng dung dịch nước bồ hòn phun trực tiếp lên phần lá bị sâu bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng ngay bã quả bồ hòn dể rải xung quanh vườn để đẩy lùi một số loại côn trùng và sâu bệnh. 

- Vật nuôi (nước lần 2)

Sử dụng dung dịch bồ hòn để tắm rửa cho thú cưng. Không chỉ sạch sẽ mà còn có tác dụng diệt ve, rận. 

- Làm sáng đồ nữ trang (nước lần 3)

Ngâm đồ trang sức của bạn trong dung dịch lỏng không pha loãng, sau đó chà sạch bằng bàn chải đánh răng cũ.

- Rửa xe (nước lần 1)

Pha dung dịch trong nước ấm để rửa xe.

Video liên quan

Chủ đề