Người giải quyết khiếu nại lần hai là ai

Câu hỏi

Nhận biết

Người giải quyết khiếu nại lần hai là:


A.

Người trực tiếp gửi quyết định hành chính bị khiếu nại lần hai

B.

Người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai

C.

Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu.

D.

Tất cả người trong cơ quan giải quyết khiếu nại lần hai.

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Hiện nay, đối với những quyết định hành chính mà cá nhân tổ chức bị xử phạt mà cảm thấy quyết định này không đúng với quy định của pháp luật hiện hành thì các nhân tổ chức đó có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình về quyết định hành chính đó. Sau khi cá nhân, tổ chức khiếu nại và đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết về việc khiếu nại này nhưng vẫn không đồng ý về quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu này thì sẽ được thực hiện khiếu nại về quyết định này theo thủ tục khiếu nại lần 2. Vậy Thời hạn để khiếu nại lần hai và thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 được pháp luật quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

–  Luật Khiếu nại năm 2011 có hiệu lực ngày 01/7/2012;

– Nghị định số75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại có hiệu lực ngày 20/11/2012;

– Thông tư số07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực ngày 15/12/2014;

– Quyết định số07/2014/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy trình giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực ngày 21/2/2014.

1. Khiếu nại là gì?

Theo cách hiểu thông thường, khiếu nại có thể được hiểu sơ khai nhất là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo nghĩa chung nhất, khiếu nại là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng, đã, đang hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ.

Bên cạnh đó thì thì khiếu nại được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Xem thêm: Quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo? Quy trình giải quyết tố cáo?

2. Thời hạn để khiếu nại lần hai?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang khiếu nại về một vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vậy cho tôi hỏi nếu tôi khiếu nại lần đầu mà có được quyết giải quyết khiếu nại rồi nhưng tôi không đồng ý vậy trong khoảng bao lâu thì tôi được khiếu nại lần hai. Tôi xin cảm ơn !

Luật sư tư vấn:

Điều 33 của Luật Khiếu nại 2011 quy định

“1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”.

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2.

Xem thêm: Thời hạn giải quyết đơn khiếu nại tố cáo lần đầu? Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu?

Tuy nhiên nếu bạn ở vùng sâu vùng xa thì thời hạn để bạn khiếu nại lần hai là 45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần một mà bạn không đồng ý.

3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2?

Theo như quy định của pháp luật khiếu nại thì đối với những hành vi vi phạm pháp luật thì cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó thì đối với việc giải quyết khiếu nại các lần khác nhau sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau và được quy định cụ thể như sau:

– Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ theo như quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật Khiếu nai quy định về việc giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thẩm quyền của Giám đốc Sở và cấp tương đương rrong đó thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai bao gồm Giám đôc Sở, Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh, Chánh thanh tra tỉnh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế/Khu công nghiệp/ Khu chế xuất. Theo như quy định tại khoản 2, Điều 20, Luật khiếu nại thì đối với việc giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo như quy định tại khoản 2, Điều 21, Luật Khiếu nại thì việc giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Thẩm quyền của Bộ trưởng theo như quy định tại Khoản 2, khoản 3, Điều 23, Luật Khiếu nại năm 2011. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Như vậy, có thế thấy một điều rằng để đảm bảo công bằng cho người khiếu nại thì pháp luật đã quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại khác nhau đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể bị khiếu nại khác nhau. Ngoài ra, thì đối với khiếu nại giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng vẫn chưa đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền thì có thể thực hiện việc khiếu nại lần hai.

4. Trình tự và thủ tục khiếu nại lần 2

Trình tự thực hiện khiếu nại lần hai dựa trên căn cứ theo Luật khiếu nại được thực hiện qua các bước sau:

Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại tố cáo hành chính viết tay mới nhất năm 2022

– Bước 1: Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Sở, ban, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết thì người khiếu nại khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) cho Bộ phận tiếp công dân thuộc Sở, ban, ngành.

Thời gian: từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định), sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ đến 17 giờ.

– Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý khiếu nại

+ Trình tự tiếp nhận: Người tiếp nhận đón tiếp, xác định nhân thân của người đến khiếu nại; xác định tính hợp pháp của người đại diện, người được ủy quyền theo quy định của pháp luật (Điều 5 đến Điều 8 Thông tư06/2014/TT-TTCP); người tiếp nhận kiểm tra thông tin, tài liệu do người khiếu nại trình bày, cung cấp và phải viết, giao giấy biên nhận các tài liệu đã tiếp nhận cho người khiếu nại. Khi người khiếu nại có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp nhận cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại để xử lý cho phù hợp.

Bên cạnh đó mà nếu nội dung đơn khiếu nại không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp nhận đề nghị người khiếu nại viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu. hay trong trường hợp không có đơn khiếu nại thì người tiếp nhận hướng dẫn người khiếu nại viết đơn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp mà người khiếu nại trình bày trực tiếp thì người tiếp nhận ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung khiếu nại do người khiếu nại trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị người khiếu nại trình bày thêm, sau đó đọc lại cho người khiếu nại nghe và đề nghị người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Trường hợp nhiều người đến khiếu nại về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn họ cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận ghi lại nội dung bằng văn bản.

Để đảm bảo về thời hạn giải quyết và tiếp nhận đơn thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng Sở, ban, ngành mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại, người có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải có văn bản nêu rõ lý do.

– Bước 3: Tổ chức đối thoại

Thủ trưởng Sở, ban, ngành trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại.

Xem thêm: Khiếu nại là gì? Tố cáo là gì? Khái quát về khiếu nại và tố cáo?

Khi đối thoại, Thủ trưởng Sở, ban, ngành nêu rõ nội dung cần đối thoại; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại và yêu cầu của mình.

Việc đối thoại được lập thành biên bản; biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia; kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do, biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

– Bước 4: Ra Quyết định giải quyết khiếu nại

Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật Khiếu nại hiện hành thì Thủ trưởng Sở, ban, ngành ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, trong thời hạn 45 ngày đối với vụ việc bình thường và 60 ngày đối với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý. Ngoài ra thì đối với trường hợp vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: 60 ngày đối với vụ việc bình thường và 70 ngày đối với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý.Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, công chức: 30 ngày đối với vụ việc bình thường; 45 ngày đối với vụ việc phức tạp, kể từ ngày thụ lý.

Như vậy, việc mà người khiếu nại đã thực hiện việc khiếu nại lần đầu của mình nhưng khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc giải quyết khiếu nại đó mà người khiếu nại không đồng ý với kết quả nà thì thực hiện việc khiếu nại lần hai theo thủ tục đã được trình bày ở trên lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và giải quyết trong thời hạn quy định là mười ngày.

Video liên quan

Chủ đề