Bộ de thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 theo cấu trúc mới

69 đề thi học sinh giỏi Văn 6 năm 2021 - 2022

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều mang tới 69 đề ôn thi HSG Văn 6, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều năm 2021 - 2022

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng dài,Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.Cho con... gánh cả đôi vai,Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.Mẹ già lá sắp xa câyLỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?Mẹ ơi sóng biển dạt dào,Con sao gánh hết công lao một đời.Bông hồng cài áo đúng nơi,Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.Cho con gánh lại mẹ già,

Để sau người gánh chính là con con...

(Quách Beem)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Câu 2. (10,0 điểm)

Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ?

Đáp án đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

PHẦNCÂUNỘI DUNGĐIỂM

I

1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

1,0 điểm

2

Nghĩa gốc: “Gánh” là mang một vật nặng bằng cách mắc vào hai đầu một cái đòn đặt lên vai

-Trong đoạn trích này từ “gánh” được hiểu theo nghĩa chuyển: đó là sự lam lũ, tảo tần của người mẹ trong hành trình mưu sinh, nuôi con khôn lớn. Đó còn là thái độ của người con muốn đền đáp, báo hiếu công ơn của mẹ,…

2,0 điểm

3

Các biện pháp tu từ

- Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ

- Hoán dụ: Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai…

- Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu

* Tác dụng: bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình. Các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con.

1,0 điểm

4

HS có thể rút ra các thông điệp ý nghĩa sau:

- Sự thấu hiểu ơn nghĩa sinh thành của người mẹ và trân trọng mẹ mình.

- Mỗi người trong chúng ta hãy đáp đền công ơn sinh thành của mẹ ngay từ bây giờ.

=>Sau đó lí giải thông điệp theo hiểu biết của cá nhân nhưng không vi phạm chuẩn mực đạo đức.

2,0 điểm

II

1

a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau:

1.Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề

2.Thân đoạn:

- Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở… người mẹ dành cho con.

- Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

+ Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

+ Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống….

- Phê phán những hiện tượng trái đạo lí: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu, …

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.

4,0 điểm

2

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

b. Xác định đúng yêu cầu của đề

c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết theo định hướng sau:

1/Mở bài: Giới thiệu giấc mơ gặp Thánh Gióng(Trong trường hợp nào):

VD: + Sau cuộc thi “Hội khoẻ Phù Đổng” tôi trở về nhà, tôi thiếp đi và chợt nghe thấy tiếng loa của sứ giả kêu gọi người tài đi đánh giặc...

2/Thân bài:

- Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ Thánh Gióng: Tôi đang bước gần một ngôi nhà tranh nhỏ bé, ở sau sân có một tráng sĩ đang luyện võ, anh quay lại nở nụ cười và vẫy tay, tráng sỹ giới thiệu mình là Thánh Gióng.

- Kể lại những nét tiêu biểu, gây ấn tượng về ngoại hình, tác phong của Thánh Gióng như nhân vật tròn truyện kể dân gian: một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, vẻ thông minh khác lạ, các động tác tập luyện mạnh mẽ, dứt khoát.

- Kể lại diễn biến tâm trạng của “tôi” trong cuộc gặp gỡ: bất ngờ, vui sướng khác lạ.

- Kể lại cuộc trò truyện thân mật giữa “tôi” và Thánh Gióng

+ Thánh Gióng nói về việc tập luyện võ nghệ để bảo vệ xóm làng, còn tôi kể cho Thánh Gióng về cuộc thi “Hội khoẻ Phù Đổng” được tổ chức hằng năm ở trường học chúng tôi.

+ “ Tôi” thổ lộ mong muốn trở thành tráng sĩ, Thánh Gióng kể lại bí quyết của mình: ăn uống điều độ đúng giờ giấc, hằng ngày chăm chỉ tập luyện thể dục và võ nghệ, đồng tình với việc tổ chức “Hội khoẻ Phù Đổng”, khuyên “tôi” nên điều chỉnh giờ học, chăm đọc sách để mở mang tầm hiểu biết.

+ Thánh Gióng nêu lên quan niệm về một tráng sĩ: phải có đạo đức, kỷ luật tốt, biết giúp đỡ mọi người yêu thương và bảo vệ đồng bào mình.

3/ Kết bài:

- Kể lại hoàn cảnh tỉnh giấc, cảm nghĩ của “tôi” sau khi tỉnh dậy với giấc mơ lý thú:

+ Đang tập võ thì có tiếng mẹ gọi, chợt nhận ra đây chỉ là một giấc mơ

+ Những cảm xúc, suy nghĩ về lời khuyên của Thánh Gióng và ước mơ vươn vai trở thành dũng sĩ, tự nhủ cùng các bạn noi gương Thánh Gióng để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

10,0 điểm

.....

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Bộ đề thi HSG văn 6 theo cấu trúc mới mới bao gồm chi tiết cấu trúc đề thi giúp các em nắm được nội dung kiểm tra chuẩn bị cho các bài thi HSG lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết với onthihsg ngay nhé.

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày Như con mẹ cũng “thưa thầy”, “chào cô” Chiều qua bố đón tình cờ

Con nghe bố cũng “chào cô”, “thưa thầy”…

Cả nhà đi học, vui thay! Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà Hèn chi mười điểm hôm qua

Nhà mình như thể được… ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ Hót trên cánh đồng Bạn ơi biết không

Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay!

Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt Trườn lên bãi xa Một chuyến đò qua

Mang theo lũ bướm

Cánh diều bay lượn Thênh thang lúa đồng Bạn ơi thích không?

Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

Bộ de thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 6 theo cấu trúc mới

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng … nhớ một vùng núi non …

(Cửa sông – Quang Huy)

Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?

Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên

Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào? Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) kể về những nghĩa cử cao đẹp của lòng biết ơn.

Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau

BUỔI SÁNG

Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa

Bay trên sóng xanh.

Trời như lồng bàn Úp lên đồng lúa Nhốt cả bầy chim

Đang còn mê ngủ.

Cỏ non sương đêm Trổ đầy lưỡi mác Nắng như sợi mềm

Xâu từng chuỗi ngọc.

Đất vươn vai thở Thành khói lan a đà Trời hừng bếp lửa

Xóm làng hiện ra.

(Lam Giang)

Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

Dựa vào bài thơ “Tiếng xuân về” của Nguyễn Hưng, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân.

Tải về đề thi học sinh giỏi văn 6