Biên bản thương thảo hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024

Ngày 15/02/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Cụ thể, Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT đã quy định hai mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đấu thầu áp dụng từ ngày 01/01/2024, gồm:

(1) Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng theo Phụ lục 2B

Biên bản thương thảo hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024
Phụ lục 2B

Mẫu này có các nội dung thương thảo cơ bản như sau:

+ Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa E-HSMT và E-HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong E-HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

+ Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong E-HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong E-HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

+ Thương thảo về nhân sự (nếu có):

+ Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

+ Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng;

+ Thương thảo về các nội dung cần thiết khác

Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng theo Phụ lục 2B được sử dụng trong trường hợp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, phi tư vấn áp dụng thương thảo hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023.

(2) Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng theo Phụ lục 2C (đối với gói thầu dịch vụ tư vấn)

Biên bản thương thảo hợp đồng mua sắm hàng hóa năm 2024
Phụ lục 2C

Mẫu này có các nội dung thương thảo cơ bản như sau:

+ Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu cần thực hiện;

+ Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);

+ Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;

+ Tiến độ;

+ Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);

+ Bố trí điều kiện làm việc;

+ Thương thảo về chi phí DVTV trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế, bao gồm việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam (nếu có), phương thức nộp thuế (nhà thầu trực tiếp nộp thuế hoặc Chủ đầu tư giữ lại một khoản tiền tương đương với giá trị thuế để nộp thay cho nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành), giá trị nộp thuế và các vấn đề liên quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng;

+ Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa E-HSMT và E-HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong E-HSDT với nhau dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

+ Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

+ Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Các đối tượng áp dụng 02 mẫu trên bao gồm:

– Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT.

– Tổ chức, cá nhân có hoạt động lựa chọn nhà thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT nhưng chọn áp dụng quy định của Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT. Trong trường hợp này, quy trình thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Xem chi tiết quy định tại Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024. Đối với các nội dung về quy định chung; cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và nội dung các mẫu hồ sơ đấu thầu, Phụ lục có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

Kể từ ngày 01/01/2024, Thông tư 08/2022/TT- BKHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu hết hiệu lực thi hành.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Nguồn : https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/bieu-mau/59889/02-mau-bien-ban-thuong-thao-hop-dong-dau-thau-moi-nhat

Thương thảo hợp đồng là một bước quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện trước khi ký kết hợp đồng chính thức. Sau khi danh sách sắp xếp nhà thầu được phê duyệt, cơ quan thực hiện thương thảo hợp đồng sẽ tiến hành các cuộc đàm phán với nhà thầu xếp hạng thứ nhất. Biên bản thương thảo hợp đồng là văn bản pháp lý quy định các điều kiện và điều khoản của hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu.

Điều 19 Nghị định 63/2014/ N Đ-CP quy định rõ việc mời đàm phán hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ nhất và hậu quả nếu nhà thầu từ chối thương thảo. Cơ sở của cuộc thương thảo là các tài liệu như báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ dự thầu của nhà thầu, và hồ sơ mời thầu.

Nguyên tắc thương thảo hợp đồng

Nguyên tắc thương thảo hợp đồng bao gồm không thay đổi đơn giá dự thầu sau khi sửa lỗi, không thương thảo các nội dung đã chào thầu theo yêu cầu hồ sơ mời thầu. Đồng thời, việc thương thảo phải tuân theo quy định về sai lệch, thiếu lệch như được nêu trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Các bước thương thảo hợp đồng cần tuân theo các nguyên tắc và cơ sở sau đây:

  1. Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu:
    • Xem xét và đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.
  2. Hồ sơ dự thầu và các tài liệu liên quan:
    • Xem xét hồ sơ dự thầu và mọi tài liệu liên quan từ nhà thầu.
  3. Hồ sơ mời thầu:
    • Tham khảo hồ sơ mời thầu làm căn cứ cho quá trình thương thảo.

Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:

  1. Không thương thảo nội dung đã chào thầu đúng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
  2. Giá dự thầu không được điều chỉnh:
    • Không thay đổi giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi hoặc hiệu chỉnh sai sót, và không trừ giá trị giảm giá (nếu có).
  3. Bổ sung công việc thiếu trong hồ sơ mời thầu:
    • Nếu phát hiện khối lượng công việc mời thầu thiếu so với hồ sơ thiết kế, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung khối lượng công việc đó trên cơ sở đơn giá đã chào.
    • Trong trường hợp không có đơn giá trong hồ sơ dự thầu, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư để xem xét và quyết định việc áp đơn giá đã phê duyệt đối với công việc thiếu so với hồ sơ thiết kế hoặc so với đơn giá của nhà thầu khác (nếu có) đã vượt qua bước đánh giá kỹ thuật, và nếu đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu.
  4. Thương thảo về sai lệch, thiếu:
    • Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 17 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

2. Nội dung thương thảo hợp đồng

Thương thảo hợp đồng không chỉ giới hạn trong việc đàm phán về giá cả, mà còn tập trung vào việc điều chỉnh các nội dung không rõ hoặc chưa chi tiết trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Các phương án thay thế và các điều kiện về nhân sự cũng là điểm tập trung quan trọng trong cuộc thương thảo.

Thương thảo về sự phù hợp và chi tiết trong hồ sơ:

  • Đảm bảo sự phù hợp và thống nhất giữa các phần của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu để tránh phát sinh, tranh chấp, và đảm bảo trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Thương thảo về các đề xuất và phương án thay thế:

  • Xem xét các đề xuất và phương án thay thế mà nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), đồng thời xác định rõ quy định cho phép nhà thầu thay đổi phương án theo hồ sơ mời thầu.

Thương thảo về nhân sự trong gói thầu xây lắp:

  • Hạn chế thay đổi nhân sự chủ chốt đã được đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
  • Nếu cần thay đổi do lý do đặc biệt, nhà thầu phải bảo đảm nhân sự thay thế có đủ trình độ và kinh nghiệm, không ảnh hưởng đến giá dự thầu.

Thương thảo về vấn đề phát sinh và hoàn thiện gói thầu:

  • Đối thoại về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu để hoàn thiện chi tiết của gói thầu.

Các vấn đề khác cần thương thảo:

  • Các điều khoản khác cần thương thảo để đảm bảo hiểu rõ và đồng thuận.

Hoàn thiện văn bản hợp đồng:

  • Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tiến hành hoàn thiện văn bản hợp đồng, điều kiện cụ thể, và phụ lục, bao gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, và tiến độ thực hiện (nếu có).

Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu:

  • Sau khi quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải công bố thông tin theo quy định tại Nghị định.
  • Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cần bao gồm thông tin quy định theo quy định, danh sách nhà thầu không được lựa chọn và lý do, cũng như kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.

Quá trình thương thảo hợp đồng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng mọi điều kiện và điều khoản đều được thống nhất và công bằng cho cả bên mời thầu và nhà thầu. Các cuộc thương thảo không chỉ giúp điều chỉnh các yếu tố chi tiết trong hợp đồng mà còn định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3. Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng.

Nhấn để tải về Mẫu thương thảo hợp đồng mua bán

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội , ngày 2 tháng 04 năm 2023

BIÊN BẢN THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

(đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp)

Gói thầu: …… [ghi tên gói thầu]

Số: 2020/ xxx

– Căn cứ pháp lý: (nêu các căn cứ pháp lý liên quan đến gói thầu như: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; văn bản phê duyệt dự án, KHLCNT; các văn bản liên quan đến gói thầu…).

Hôm nay, ngày 02 tháng 04 năm 2023 tại địa chỉ: tại công ty TNHH MKI chúng tôi, đại diện cho các bên thương thảo hợp đồng, gồm có:

BÊN MỜI THẦU: Công ty TNHH MKI (ghi tên Bên mời thầu)

  • Đại diện: Ông Lê Văn K
  • Chức vụ: Giám đốc
  • Địa chỉ: Số nhà 21 a, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm , Hà Nội
  • Điện thoại: 090022000. Fax: ……………..

NHÀ THẦU: Công ty TNHH BS (ghi tên nhà thầu)

  • Đại diện: Ông Lê Văn B
  • Chức vụ: Giám đốc
  • Địa chỉ: 31 cầu giấy, hà nội
  • Điện thoại: 092220208 Fax: ……………..

Hai bên đã thương thảo (1) và thống nhất những nội dung trong hợp đồng như sau:

– Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa HSMT và HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

– Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu phát hiện và đề xuất trong HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

– Thương thảo về nhân sự:

– Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

– Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng;

– Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

Việc thương thảo hợp đồng kết thúc vào …………… ngày … / … / ……… Biên bản thương thảo hợp đồng được lập thành …….. bản, bên A giữ ……….. bản, bên B giữ ………. bản, các biên bản có giá trị pháp lý như nhau./.

Bên mời thầu

( ký và ghi rõ họ tên)

Bên nhà thầu

( Ký và ghi rõ họ tên)

4. FAQ câu hỏi nghiên cứu

1. Thường thảo hợp đồng là gì và tại sao quan trọng trong quá trình lựa chọn nhà thầu?

Trả lời: Thương thảo hợp đồng là quá trình đàm phán chi tiết về điều kiện và điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết chính thức. Nó quan trọng để đảm bảo sự thống nhất và công bằng trong mối quan hệ giữa bên mời thầu và nhà thầu, đặc biệt sau khi quyết định lựa chọn nhà thầu đã được đưa ra.

2. Nguyên tắc và điều kiện nào cần tuân theo trong quá trình thương thảo hợp đồng?

Trả lời: Việc thương thảo cần tuân theo nguyên tắc không thay đổi đơn giá dự thầu và không thương thảo nội dung đã chào thầu theo yêu cầu hồ sơ mời thầu. Ngoài ra, phải tuân theo quy định về sai lệch, thiếu lệch theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

3. Những điểm cần thương thảo chủ yếu trong nội dung hợp đồng?

Trả lời: Thương thảo cần tập trung vào điều chỉnh các nội dung không rõ, chưa chi tiết, và phát sinh như nhân sự, phương án thay thế, và các điều kiện đặc biệt liên quan đến gói thầu xây lắp.

4. Làm thế nào để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu sau thương thảo hợp đồng?

Trả lời: Các bước như đăng tải thông tin kết quả lựa chọn nhà thầu, gửi thông báo cho các nhà thầu tham dự, và cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch hoàn thiện, ký kết hợp đồng đều làm tăng tính minh bạch và công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu.