Biên bản đánh giá chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học

Biên bản họp đánh giá hiệu trưởng là gì? Mục đích soạn thảo biên bản họp đánh giá hiệu trưởng? Mẫu biên bản họp đánh giá hiệu trưởng? Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp đánh giá hiệu trưởng chi tiết nhất? Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng? Những tiêu chuẩn về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông?

Hiệu trưởng là người lãnh đạo và quản lý cao nhất của cơ sở giáo dục. Hàng năm, tại mỗi cơ sở giáo dục sẽ tiến hành họp đánh giá hiệu trưởng nhằm mục đích đảm bảo người giữ vị trí quan tọng nhất trong nhà trường phải là người ưu tú và đạt được sự tin tưởng của cán bộ giảng viên trong nhà trường. Cuộc họp đánh giá hiệu trưởng phải được lập thành biên bản và có chữ ký của chủ trì và thư ký cuộc họp. Biên bản họp đánh giá hiệu trưởng là gì? cách thức lập biên bản họp đánh giá hiệu trưởng được tiến hành ra sao?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

Biên bản họp đánh giá hiệu trưởng là văn bản ghi nhận nội dung cuộc họp của cơ sơ sở tổ chức giáo dục về việc đành giá hiệu trưởng.

2. Mục đích soạn thảo biên bản họp đánh giá hiệu trưởng:

Hiệu trưởng là người đứng đầu của một cơ sở giáo dục nắm vai trò quản ý và điều hành hoạt động của trường hộ. Vì vậy người đảm nhiệm chức danh hiệu trưởng phải đảm bảo những tố chất của một nhà lãnh đạo, không chỉ là một người hội tụ đầy đủ các yếu tố về chuyên môn mà còn phải mang phẩm chất đạo đức tiêu biểu.

Hàng năm, tại các cơ sở giáo dục vẫn diên ra những cuộc họp đánh giá hiệu trưởng nhằm mục đích lựa chọn người ưu tú nhất đảm nhiệm vị trí này.

Biên bản họp đánh giá hiệu trưởng được lập ra với mục đích ghi nhận nôi dung của cuộc họp. Biên bản là cơ sở phục vụ công tác tổng kết đánh giá hiệu trưởng.

3. Mẫu biên bản họp đánh giá hiệu trưởng mới nhất:

PHÒNG GD&ĐT ….

TRƯỜNG ……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

….., ngày…tháng…năm…

BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ HIỆU TRƯỜNG

NĂM HỌC ….

Căn cứ công văn số …. v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng trường…theo Thông tư số ….

Ngày … tháng … năm …. Hội đồng trường ….tiến hành đánh giá chuẩn Hiệu trưởng năm học …..

Thời gian bắt đầu: Lúc …… giờ ngày … tháng … năm ….

Địa điểm: …….

Thành phần tham dự: Toàn thể Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên (Gồm …. đồng chí)

Chủ trì (chủ toạ): ……. – Chủ tịch Công đoàn trường.

Thư kí: …..– Phó hiệu trưởng

Nội dung:

1. Đồng chí: …… – Hiệu trưởng nhà trường báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

– Tổng điểm tự đánh giá: ….điểm. Xếp loại: …..

– Đ/c hiệu trưởng nêu ra các minh chứng cho kết quả tự đánh giá của mình.

2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tham gia đóng góp ý kiến:

Cán bộ – giáo viên trong nhà trường tiến hành đánh giá hiệu trưởng theo phiếu in sẵn

3. Tổng hợp ý kiến:

– Ý kiến của các Phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

– Tổng hợp ý kiến, gồm các ý kiến sau:

+ Điểm mạnh:

Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trung thực và tâm huyết với nghề nghiệp. Có năng lực quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường tốt.

Có tinh thần tự học nâng cao trình độ.

Gần gũi, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Điểm yếu: Việc xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược lâu dài còn hạn chế.

– Tổng hợp điểm đánh giá: Tổng số điểm ….điểm, xếp loại: ….

– Phân tích các ý kiến góp ý, đánh giá cho hiệu trưởng theo kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Ý kiến của đồng chí hiệu trưởng: Cám ơn những góp ý chân thành của hội đồng sư phạm và sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân.

Biên bản kết thúc vào lúc …… giờ cùng ngày.

Chủ trì: Ký và ghi rõ họ tên

Thư ký: Ký và ghi rõ họ tên

4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản họp đánh giá hiệu trưởng chi tiết nhất:

Ngày … tháng … năm ….: Ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản, Hội đồng trường : Ghi rõ tên trường nơi tiến hành tiến hành họp đánh giá hiệu trưởng. Năm học: (Ví dụ: 2020 -2021)

Thời gian bắt đầu: Lúc …… giờ ngày … tháng … năm ….: Đối với một biên bản, phần thông tin về thời gian, địa điểm là bắt buộc. Ở mục này thời gian bắt đầu được tính là thời gian diễn ra cuộc họp

Địa điểm: Ghi rõ địa điểm lập biên bản.

Phần thông tin về thành phần tham dự:

Thành phần tham dự: Toàn thể Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên (Gồm …. đồng chí): Ghi rõ số lượng các đồng chí cán bộ, giảng viên công tác trong nhà trường tham gia họp đánh giá hiệu trưởng

Chủ trì (chủ tọa): Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu – Chủ tịch Công đoàn trường (Ghi theo chức danh đảm nhiệm)

Thư kí: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu – Phó hiệu trưởng (Ghi theo chức danh đảm nhiệm)

Phần nội dung biên bản (nội dung cuộc họp)

Nội dung:

1. Đồng chí: Ghi rõ họ tên bằn chữ in hoa có dấu – Hiệu trưởng nhà trường báo cáo kết quả tự đánh giá trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

– Tổng điểm tự đánh giá: ………… điểm. Xếp loại: …

– Đ/c hiệu trưởng nêu ra các minh chứng cho kết quả tự đánh giá của mình.

2. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường tham gia đóng góp ý kiến:

3. Tổng hợp ý kiến:

+ Điểm mạnh:

+ Điểm yếu:

Lưu ý: Phần nội dung biên bản được lập phải khách quan, trung thực, ghi nhận chính xác những diễn biến của cuộc họp

Biên bản kết thúc vào lúc …… giờ cùng ngày: Cuối biên bản ghi rõ thời gian kết thúc

Chủ trì: Ký và ghi rõ họ tên

Thư ký: Ký và ghi rõ họ tên

5. Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng:

Đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường của hiệu trưởng theo quy định của chuẩn hiệu trưởng. (tại Điều 3 Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT)

Việc ban hành quy chế về chuẩn hiệu trưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động lựa chọn hiệu trưởng và đánh gia hiệu trường hằng năm. Mục đích ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 14/2018/TT-BGDĐ với những nội dung chính:

– Làm căn cứ để hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Làm căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.

– Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông.

– Làm căn cứ để các phó hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch chức danh hiệu trưởng; giáo viên thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng tự đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, học tập phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.

6. Những tiêu chuẩn về chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông:

Cơ sở giáo dục phổ thông là cách gọi chung đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà hiệu trưởng cần đạt được để có thể lãnh đạo và quản trị nhà trường.

Theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT, chuẩn hiểu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường

Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội

Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin

Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường.

Môi trường giáo dục là một môi trường đặc biệt nơi những thế hệ trẻ của đất nước được giáo dục không chỉ về kiến thức mà còn là nơi rèn luyện phẩm chất đạo đức của các em. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo, cán bộ giảng viên trong nhà trường phải là tấm gương tích cực để các em học tập. Với vai trò là một người lãnh đạo cao nhất trong một cơ sở giáo dục người được chọn giữ vị trí hiệu trưởng phải là người hộ tụ đầy đủ cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Chính vì lý do đó cần thiết ban hành những quy định về chuẩn hiệu trưởng cũng như việc tổ chức hoạt động đánh giá hiệu trưởng hàng năm.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu biên bản họp đánh giá hiệu trưởng và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!