Bên nào là trái bên nào là phải năm 2024

  1. Mục đích, yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ xác định và phân biệt được vị trí bên phải, bên trái so với bản thân trẻ. - Trẻ nhận biết được về các hướng trong không gian 2. Kỹ năng. - Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô. - Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ đích. - Trẻ phân biệt được các phía. 3. Thái độ. - Trẻ hào hứng với giờ học, hoạt động tích cực II. Chuẩn bị. - Một số đồ dùng, đồ chơi để xung quanh lớp - Đàn - Mỗi trẻ: 1 rổ có đồ chơi xếp hình, 1 rổ có đồ chơi bát, thìa

III. Tổ chức hoạt động.

1. Gây hứng thú.

- Cô và trẻ hát bài hát “Lý cây xanh”

- Sau khi hát xong, cô nói: Lắng nghe – Lắng nghe – Nghe gì nghe gì?

- Cô con mình vừa hát bài hát nói gì? ( cây xanh)

- Các con biết có những loại cây gì?

- Cô có hình ảnh gì đây? Cây cối đang như thế nào?

- Cô nói: Có rất nhiều các loại cây đấy các con ạ! Cây cho chúng ta nhiều bóng mát, có cây thì cho chúng ta những loại quả để ăn đấy, còn có cây thì lấy gỗ. Cây cho chúng ta rất nhiều lợi ích vì thế các con phải biết chăm sóc và bảo vệ cây các con nhớ chưa nào.

- Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với bài học mới: Xác định bên phải, bên trái của bản thân.

2. Bài mới:

  1. Dạy trẻ xác định bên phải.

- Cô đặt trước mặt mỗi trẻ 1chiếc rổ có bát, thìa

- Trước tiên, các con hãy xác định đâu là tay phải của mình.

- Hàng ngày, các con ăn cơm, các con cầm thìa bằng tay nào? ( tay phải)

- Các con hãy giơ tay phải của mình lên nào (các con hãy hạ tay xuống)

- Các con hãy cầm thìa bằng tay phải và giơ lên.

- Bây giờ các con sẽ xác định đâu là bên phải của mình nhé!

- phía phải là hướng được xác định ở bên phía tay phải của các con

- Các con hãy đưa tay phải theo chiều ngang, đó chính là bên phải. Các con hãy nói: Bên phải

- Cho tập thể nói, cá nhân nói: Bên phải

- Các con hãy quan sát xem bên phải của các con có những gì nhé (cho trẻ trả lời)

  1. Dạy trẻ xác định bên trái.

- Vừa rồi, các con đã nhận biết được tay phải là tay cầm thìa và bên phải của các con. Vậy tay cầm bát sẽ gọi là tay gì? (tay trái) .

- Cho trẻ dùng tay trái cầm bát, giơ lên và nói: Tay trái

* Xác định bên trái.

- Phía trái là hướng được xác định ở bên phía tay trái của các con.

- Các con hãy đưa tay trái theo chiều ngang, đó chính là bên trái. Các con hãy nói: Bên trái

- Cho tập thể nói, cá nhân nói: Phía trái

- Các con hãy quan sát xem bên trái của các con có những gì nhé (cho trẻ trả lời)

3. Củng cố: Chơi trò chơi “ Bên nào ”

- Cô chia đồ chơi cho trẻ, mỗi trẻ có một đồ chơi xếp hình.

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Cô nói cách chơi: Khi cô yêu cầu trẻ đưa đồ chơi theo vị trí nào thì trẻ làm theo, ví dụ cô yêu cầu trẻ để đồ chơi sang bên phải thì trẻ đặt ra bên phải sau đó chỉ tay và nói: bên phải, hay để đồ chơi ra bên trái thì đặt sang bên trái, chỉ tay và nói: bên trái

Phân biệt bên trái - bên phải đối với một số người dường như thuộc về bản năng, nhưng với một số người khác lại là thách thức đáng kể.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Nghiên cứu được công bố trên Medical Education sẽ phần nào lý giải hiện tượng này, theo International Business Times.

Để đo lường khả năng phân biệt trái - phải và khám phá tác động của sự gián đoạn, làm xao lãng khả năng phân biệt trên, các nhà nghiên cứu đã đưa 234 sinh viên y khoa vào một môi trường có nhiều tiếng ồn và liên tục làm họ phân tâm khỏi công việc được giao bằng cách hỏi những câu hỏi về kiến thức y học.

Kết quả thu được cho thấy, ngay cả những tiếng ồn nhỏ cũng có thể làm cho sinh viên y khoa rơi vào trạng thái của “hiệu ứng phân tâm” là nguyên nhân khiến họ lúng túng khi thực hiện hành động phân biệt trái - phải. Hiệu ứng này cũng được cho là phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới.

Các nhà khoa học cũng cho biết thêm phân biệt bên trái - bên phải là một quá trình tâm lý, thần kinh phức tạp liên quan đến một số chức năng thần kinh cao hơn bình thường như khả năng tích hợp thông tin cảm giác và thị giác luân phiên, chức năng ngôn ngữ và trí nhớ. Và ở một số người thì những chức năng thần kinh trên phát triển và hoạt động tốt hơn một số người khác.

Chủ đề