Bài tập tâm lí giáo dục khoa tiêu học năm 2024

- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Sư phạm

- Mã ngành: 7310403

- Tên chương trình đào tạo: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

- Chuẩn đầu ra:

1. Kiến thức - Có kiến thức cơ bản về Tâm lý học và Giáo dục học; kiến thức về lý luận và phương pháp dạy học Tâm lý học và Giáo dục học ở các trường trung cấp, cao đẳng và đại học. - Có kiến thức cơ bản về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học. 2. Kỹ năng - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học bộ môn Tâm lý học và Giáo dục học trong nhà trường, các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học; kỹ năng ứng dụng những thành tựu của Tâm lý học và Giáo dục học vào thực tiễn xã hội. - Có kỹ năng tư vấn và tham vấn tâm lý cho người học các cấp và cho các đối tượng khác trong xã hội; kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội. - Có khả năng lãnh đạo, quản lý, tuyên truyền và vận động quần chúng trong lĩnh vực giáo dục, công tác đoàn thể và công tác xã hội. 3. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp - Giảng dạy Tâm lý học và Giáo dục học tại trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp. - Cán bộ nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức Tâm lý học và Giáo dục học. - Tham gia các hoạt động có ứng dụng kiến thức Tâm lý học và Giáo dục học.

- Chương trình đào tạo:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH TÂM LÝ GIÁO DỤC

(Ban hành kèm theo quyết định số 767/QĐ-ĐTĐH ngày 30 tháng 5 năm 2013

của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm)

Mã số ngành đào tạo:

Loại hình đào tạo : Chính quy

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Tâm lý-Giáo dục có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tâm lý học và giáo dục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; có thể nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học tiếp lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về phẩm chất đạo đức

Có phẩm chất cơ bản của nhà giáo trong nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu người học, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của nhà giáo.

1.2.2. Về kiến thức

Có hiểu biết cơ bản các kiến thức tâm lý người, sự phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân; kiến thức về dạy học và giáo dục để hình thành nhân cách cho người học và thúc đấy xã hội phát triển. Đồng thời cử nhân tâm lý – giáo dục cũng được trang bị các kiến thức cơ bản về phương pháp tiến hành các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học tâm lý và khoa học giáo dục.

1.2.3. Về kỹ năng

Có kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục, kỹ năng tổ chức, quản lý và lãnh đạo… Kỹ năng tổ chức nghiên cứu các vấn đề của tâm lý học và giáo dục học, kỹ năng vận dụng các thành tựu của tâm lý học và giáo dục học vào thực tiễn xã hội; biết vận dụng các kiến thức được đào tạo vào việc giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học tại các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu có các môn khoa học này.

  1. Thời gian đào tạo: 4 năm.
  2. Khối kượng kiến thức toàn khoá: 130 đơn vị tín chỉ (ĐVTC).

(không tính phần kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng).

  1. Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo quy định chung về công tác tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  2. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Thang điểm: 10 và thực hiện việc chuyển điểm theo quy chế 43/2007/QĐ BGD ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Review ngành Tâm lý học giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE): Dính với lời đồn ra trường “thất nghiệp” nhưng rất hút người học, tại sao vậy?

Ngành Tâm lý học giáo dục là gì? Liệu bạn có phù hợp với ngành học này hay không? Nên học Tâm lý học giáo dục ở đâu? Những thắc mắc mà rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh khi tìm hiểu về ngành học này. Vậy hãy cùng mình đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Buổi báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục của HNUE

Mục lục

1. Giới thiệu về ngành Tâm lý học giáo dục

Tâm lý học giáo dục là một ngành của khoa Tâm lý giáo dục – Cái nôi của Tâm lý – Giáo dục học của Việt Nam. Ngành học này đang được đánh giá có triển vọng phát triển rất lớn trong tương lai bởi sự thiếu hụt rất lớn nguồn nhân lực đã qua đào tạo chính quy.

Tâm lý học giáo dục nghiên cứu về cách thức con người học được từ môi trường giáo dục xung quanh. Ngành học này có liên quan đến những phương pháp học khác nhau, và tập trung chủ yếu vào những đối tượng người học có nhu cầu đặc biệt như những trẻ em có năng khiếu vượt trội và người khuyết tật về thể chất hay tinh thần.

Ngành Tâm lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo trình độ cử nhân có đủ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Tâm lý học và Giáo dục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Cũng như có khả năng nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu, hay tự học, tự nghiên cứu để có thể học tiếp lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống, với những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực Tâm lý giáo dục. Cùng với đó là rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như kỹ năng giao tiếp, truyền đạt thông tin, nắm bắt tâm lý người đối diện, thấu hiểu, ngoại ngữ, tin học, làm việc nhóm, làm việc độc lập.

Nói một cách khác thì học ngành Tâm lý học giáo dục chính là bước đệm giúp các bạn theo đuổi ước mơ trở thành bác sĩ trị liệu về tâm lý học đường hay chuyên gia nghiên cứu về hành vi, tâm lý học đường, giảng viên dạy môn tâm lý học tại các cơ sở đào tạo…. Một ngành học nghe có vẻ trừu tượng, hóc búa nhưng lại học về những điều rất thực tế xoay quanh chủ thể con người.

2. Chương trình đào tạo

Ngành Tâm lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội có thời gian đào tạo là 4 năm. Thời gian học này có thể được rút ngắn hoặc kéo dài tùy vào năng lực và điều kiện của mỗi bạn, tuy nhiên sẽ được giới hạn với quy định chung của trường. Sinh viên ra trường sẽ được cấp bằng cử nhân Tâm lý học giáo dục và có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn nhằm phát triển bản thân và có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.

Khung chương trình đào tạo của ngành Tâm lý học giáo dục bao gồm các học phần kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành. Cụ thể như sau:

Sinh viên theo học ngành này sẽ được tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến của Việt Nam và thế giới. Môi trường học tập và rèn luyện thân thiện và chuyên nghiệp với cơ sở, trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên cực kỳ chất lượng đều là những giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có kiến thức chuyên môn uyên thâm, giàu kinh nghiệm giảng dạy và vô cùng tâm huyết với nghề.

Bên cạnh những kiến thức về tâm lý học thì sinh viên còn được trang bị những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời, trong quá trình học sinh viên sẽ được thực hành kiến thức chuyên môn tại các cơ sở giáo dục có liên kết của trường để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Nhìn chung, các bạn sẽ được học theo phương pháp liên kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế nên khả năng tiếp thu kiến thức rất dễ dàng và áp dụng vào thực tiễn công việc một cách có bài bản.

3. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học giáo dục

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục

Học bất kỳ một ngành học nào thì các bạn cũng sẽ luôn có một câu hỏi “Ra trường làm gì?” đúng không. Vậy sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục ra trường sẽ làm những công việc gì nhỉ? Cơ hội nghề nghiệp cho các bạn cử nhân ngành này rất nhiều nhé.

Sinh viên ngành Tâm lý học giáo dục ra trường làm gì?

+ Tư vấn tâm lý học đường, thực hiện công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

+ Chuyên viên đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý làm việc trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần.

+ Cán bộ nghiên cứu tâm lý học tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội như ủy ban dân số, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, truyền thông…

+ Nhân viên các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

+ Giảng viên dạy Tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Trên đây là những thông tin chi tiết về ngành Tâm lý giáo dục của Đại học Sư phạm Hà Nội. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn có được cái nhìn rõ nét về ngành học này và đưa ra được định hướng nghề nghiệp phù với với bản thân mình. Chúc các bạn thành công!

Chủ đề