Bé 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao

Trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là tình trạng hiếm gặp, nhưng thường gây ra tâm trạng lo lắng, sợ hãi cho nhiều mẹ nhất là những người lần đầu nuôi con nhỏ. Những thông tin dưới đây mà các bác sĩ của MEDLATEC cung cấp hy vọng sẽ giải tỏa nỗi lo cho mẹ.

1. Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng phân trở nên khô cứng và làm giảm số lần đại tiện chỉ còn dưới 3 lần/tuần. Phân khô cứng khiến cho di chuyển chậm và gây khó khăn cho quá trình đẩy phân ra ngoài.

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Do đó, trẻ thường cảm thấy đau đớn, khó chịu bởi việc phải dùng sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Tình trạng này nếu để lâu và kéo dài có thể khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.

2. Trẻ sơ sinh bị táo bón có những dấu hiệu như thế nào?

Tuy thường gặp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được tình trạng táo bón ở con trẻ, đặc biệt là Trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dựa vào 3 dấu hiệu nhận biết phổ biến dưới đây để xem có phải bé đang gặp phải chứng táo bón hay không.

2.1. Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc

Một dấu hiệu của bệnh táo bón chính là trẻ bỗng dưng lười ăn, quấy khóc không rõ lý do và có những biểu hiện nhăn nhó khó chịu. Điều này là do lượng thức ăn không được hấp thu và đào thải khi vào trong cơ thể bé, thậm chí có thể gây hiện tượng hấp thụ ngược. Lúc này bé thường có cảm giác đầy bụng, mệt mỏi, khó chịu nên dễ quấy khóc vô cơ và ngủ không sâu giấc.

Trẻ quấy khóc vô cớ, lười ăn có thể là biểu hiện của chứng táo bón

2.2. Trẻ sơ sinh ít đi ngoài hơn bình thường

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi vệ sinh 1 - 2 lần/ ngày đối với những trẻ trong độ tuổi từ 8 - 12 tháng và còn đang bú sữa mẹ. Số lần đi vệ sinh này có thể giảm đối với những trẻ đã dùng sữa ngoài.

Nếu mẹ để ý thấy trẻ bỗng ít đi ngoài hơn bình thường, khoảng 1 - 2 tuần mới đi một lần kèm theo những biểu hiện rặn rất khó khăn (như mặt đỏ bừng, nhăn nhó do phải dùng nhiều sức), phân bón cục rắn thì chứng tỏ bé đang mắc phải chứng táo bón.

2.3. Trẻ sơ sinh bị đầy bụng, khó tiêu

Một dấu hiệu khác cũng thường thấy ở những trẻ mắc chứng táo bón chính là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Những lúc này, nếu mẹ để ý sẽ thấy bụng bé luôn trong tình trạng phình to và khi sờ vào thì thấy cứng.

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, trong đó thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:

3.1. Do chế độ ăn uống của mẹ

Hầu hết trẻ sơ sinh đều đang trong tình trạng bú sữa mẹ ở những giai đoạn đầu đời. Do đó, tình trạng bệnh lý của con hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Ví dụ như khi mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít chất xơ hay ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng cùng chế độ ngủ nghỉ không hợp lý sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến chứng táo bón.

Chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến bệnh lý của con

Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường các loại củ quả tươi, rau xanh để bổ sung chất xơ. Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi chúng chứa nhiều vitamin có khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên ăn sữa chua để giúp lợi khuẩn tốt hơn.

3.2. Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Khi trẻ sơ sinh được cho dùng sữa ngoài quá sớm cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Lý giải cho điều này là bởi ở những tháng tuổi đầu tiên dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện, trong khi đó sữa công thức lại được kết hợp nhiều chất nên bé sẽ khó mà tiêu hóa được.

Đồng thời, các loại sữa ngoài được cho là tương đối khó tiêu hóa, đặc biệt có khả năng cao dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón nếu mẹ cho bé uống sữa pha không đúng công thức.

3.3. Do các vấn đề về bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, cụ thể là do bệnh lý trong chính cơ thể bé. Trẻ có thể bị táo bón sớm nếu có các dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương đường tiêu hóa như: bệnh suy giáp trạng hay đại tràng bị phình to.

4. Lời khuyên dành cho mẹ có trẻ sơ sinh bị táo bón

4.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé

Với những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì việc đầu tiên cần làm chính là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ sao cho hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng hơn, đặc biệt là bổ sung chất xơ.

Còn đối với những trẻ đã ăn dặm thì trực tiếp thay đổi chế độ dinh dưỡng của bé bằng cách bổ sung cho trẻ nhiều các loại thực phẩm giàu khoáng chất, giàu chất xơ để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ uống nhiều nước để quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Tăng cường bổ sung chất xơ cho bé để giúp trị chứng táo bón hiệu quả

4.2. Ngâm hậu môn với nước ấm

Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ là biện pháp hiệu quả và cần thực hiện lâu dài. Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón mẹ có thể ngâm hậu môn của bé với nước ấm để mang lại hiệu quả ngay tức thì, đặc biệt với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn.

Mẹ nên thực hiện ngâm hậu môn con với nước ấm khoảng 5 - 10 phút mỗi lần và 1 - 2 lần mỗi ngày. Việc này giúp trẻ sơ sinh đi ngoài một cách dễ dàng hơn bởi nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn.

4.3. Massage bụng cho trẻ

Ngoài ra, massage bụng cho trẻ cũng là biện pháp được nhiều mẹ sử dụng. Mẹ sử dụng 3 ngón tay giữa để không tạo áp lực quá lớn lên bụng con, chụm 3 ngón tay này lại và đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé. Sau đó sử dụng lực ấn vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn. Mỗi lần massage thực hiện trong khoảng 3 phút.

Massage bụng cho bé giúp giải quyết tình trạng khó tiêu, táo bón

Động tác này giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu một cách hiệu quả bởi lúc đó thức ăn sẽ mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn để được đào thải ra ngoài.

Một vài cách xử trí mẹ có thể bỏ túi để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón trên đây, chắc chắn cha mẹ sẽ bớt lo lắng và có kinh nghiệm hơn để chăm sóc khi con trẻ gặp phải chứng này.

Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ tổng đài MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Mới 1 tháng tuổi, tần suất đi ngoài của con bạn đột nhiên giảm hẳn, thậm chí 2-3 ngày mới đi cầu được một lần. Điều này khiến bạn lo lắng liệu có phải con bị táo bón? Vậy trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón có biểu hiện như thế nào và làm sao giúp con cải thiện tình trạng này sớm nhất?

Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón có biểu hiện như thế nào?

Trẻ trong 1 tháng tuổi được gọi là trẻ sơ sinh. Thông thường, trong giai đoạn này, trẻ có thể đi cầu 3-4 lần mỗi ngày. Thậm chí, trong một số trường hợp, trẻ có thể đi cầu ngay sau mỗi lần bú. Phân của trẻ thường mềm, có dạng hoa cà hoa cải, màu vàng hoặc hơi xanh.

Tuy nhiên, điều này thường đúng với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Còn đối với trẻ có dùng sữa ngoài thì tần suất đi cầu của trẻ ngay trong tháng đầu đời sẽ ít hơn.

Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón thường hay quấy khóc

Các bậc cha mẹ cần lưu ý, trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón khi có các biểu hiện sau:

  • Tần suất đi ngoài giảm (dưới 3 lần/ tuần)
  • Phân khô cứng, có thể chứa chất nhầy hoặc máu ở bề mặt phân
  • Trẻ thường khó chịu, quấy khóc, chán ăn, sút cân, xì hơi nặng mùi
  • Bụng trẻ bị chướng, sờ vào cứng
  • Khi đi cầu, trẻ phải rặn, thậm chí có thể khóc ré lên vì đau do nứt rách hậu môn

Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón là hiện tượng khá thường gặp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, nôn trớ, còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Hơn nữa, khi những chất độc hại trong phân không được thải ra ngoài mà tích tụ trong ruột lâu ngày thì chúng có thể bị hấp thụ lại vào máu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Việc thường xuyên phải rặn khi đi cầu có thể khiến trẻ bị sa trực tràng và nứt hậu môn, chảy máu trực tràng do phân quá rắn. Bởi vậy, ngay khi trẻ sơ sinh có biểu hiện táo bón, các bậc cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời.

Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón – Nguyên nhân do đâu?

Sử dụng sữa công thức

Trẻ uống sữa bột có thể bị táo bón

Thực tế cho thấy, những trẻ bú mẹ hầu như không bị táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa mà đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Nếu trẻ bú mẹ bị táo bón thì nguyên nhân có thể do cơ thể người mẹ bị thiếu nước nên không đủ lượng nước tiết vào sữa cho trẻ.

Đối với trường hợp trẻ uống sữa bột thì có thể do một vài thành phần protein trong sữa không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và gây táo bón.

Mất nước

Nếu trẻ bị mất nước do sốt hoặc nhiệt độ môi trường nóng thì cơ thể sẽ đáp lại bằng cách hấp thụ nhiều chất lỏng hơn từ thực phẩm mà trẻ ăn và nước uống.

Đồng thời, cơ thể cũng tăng cường hấp thụ nước từ các chất thải trong trực tràng. Tình trạng này sẽ khiến phân của trẻ bị khô, cứng và khó đào thải ra ngoài.

👉👉👉 Mẹ có biết: Một ngày trẻ uống bao nhiêu nước là đủ

Bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón là do bệnh lý như còi xương, suy giáp, phình đại tràng, giãn đại tràng, đái tháo đường… Trong một vài trường hợp, trẻ bị táo bón là do có khuyết tật bẩm sinh ở ruột non. Bên cạnh đó, có những nguyên nhân phổ biến hơn mà cha mẹ cần lưu ý như trẻ bị nứt hậu môn, mắc bệnh trĩ…

Mẹ cần làm gì để giúp con hết táo bón?

Cho trẻ bú đủ sữa

Trước hết, mẹ cần cho trẻ bú đủ sữa, tăng cường bú. Đồng thời, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình: Uống 2,5-3 lít nước hàng ngày.

Tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, rau dền, chuối, đu đủ…

Hạn chế ăn thực phẩm có tính nóng, chứa chất kích thích.

Massage trị táo bón cho trẻ

Massage giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón để con cảm thấy thoải mái và ăn uống ngon miệng hơn? Sau đây là một số cách massage mà bạn có thể áp dụng để giảm đầy hơi, tăng nhu động ruột và giúp bé dễ đi cầu:

Massage dọc theo khung đại tràng

Dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên chỗ gần với rốn của trẻ. Sau đó, ấn nhẹ rồi xoay từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện 100-200 cái mỗi lần. Duy trì thực hiện 3-4 lần trong ngày vào khoảng thời gian gian giữa các bữa ăn của trẻ.

Massage động tác đạp xe đạp

Đặt trẻ nằm trên giường rồi nắm lấy 2 cổ chân và nhẹ nhàng di chuyển 2 chân theo động tác đạp xe đạp. Nên thực hiện động tác này nhiều lần trong ngày.

Co duỗi gối

Đây là động tác rất dễ thực hiện mà lại giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thích thú. Bạn hãy nắm lấy 2 cổ chân của trẻ rồi đẩy về phía bụng, để 2 gối gập lại và giữ nguyên tư thế này trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân trẻ duỗi thẳng. Thực hiện lặp lại động tác này trong 10 phút. Mỗi ngày nên tập co duỗi gối cho trẻ 2-3 lần.

Có Khi Nào Trẻ Sơ Sinh Dưới 1 Tháng Tuổi Bị Táo Bón Không?

Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón kéo dài. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây, chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Video liên quan

Chủ đề