Bán hàng theo hệ thống là gì

Sự bùng nổ công nghệ hiện đại, hình thức kinh doanh online trở thành xu hướng của thời đại. Nhờ internet, bạn có thể xây dựng cho bản thân mình một hệ thống bán hàng online. Cùng Tenten tìm hiểu cách xây dựng hệ thống bán hàng online chỉ 1 người.

Bài viết này dành cho các chủ Shop mới, chưa có nhiều kinh phí để đầu tư thuê đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp.

Giới thiệu khái quát về cách xây dựng hệ thống bán hàng online chỉ 1 người 

Khái niệm hệ thống bán hàng online là gì?

Xây dựng hệ thống bán hàng online là gì?

Hệ thống kinh doanh online là hình thức bán hàng trên mạng xã hội và các kênh online. Người bán, chủ shop quảng bá sản phẩm trên Facebook, zalo, website, youtube,… Bạn có thể hoàn thành tất cả các khâu của quy trình bán hàng chỉ với 1 người. Giảm thiểu tối đa chi phí thuê nhân sự cho từng kênh.

Xây dựng hệ thống bán hàng online là xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp. Chủ shop sắp xếp nội dung, thiết kế kênh bán hàng cũng như quản lý cách vận hành kinh doanh.

Tại sao cần phải xây dựng hệ thống bán hàng online? 

Tại sao cần phải xây dựng hệ thống bán hàng online

Việc xây dựng hệ thống bán hàng online là phù hợp với quy luật phát triển và xu thế của thời đại. Hệ thống kinh doanh online giúp cho chủ shop có thể mở rộng tìm kiếm khách hàng, gia tăng doanh số trên không gian mạng. Nó giúp chủ doanh nghiệp sinh lời mà tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng và nhân công. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho shop trên thị trường. 

Kinh doanh online cũng là cách để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu

Mặt khác, kinh doanh online cũng là cách để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. Tạo chỗ đứng cho thương hiệu ở thị trường. Trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, mua bán online là cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng online

Bạn đang mong muốn phát triển hệ thống kinh doanh online? Nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu các bước xây dựng hệ thống bán hàng online.

Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng online

Bước 1: Xác định phân khúc khách hàng hướng đến

Khách hàng là chủ thể quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Xác định khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Khi xác định phân khúc khách hàng hướng đến, bạn có thể dựa theo các tiêu chí như: số lần truy cập website, thời gian online, …

Nhờ đó, bạn xác định nhu cầu khách hàng và tập trung đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Bước 2: Hướng dẫn cách tạo website đơn giản

Website và content là nền tảng marketing online

Trong xây dựng kênh bán hàng online, Web bán hàng và content là những công cụ hữu hiệu để tiếp thị sản phẩm đến khách hàng. Từ đó, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Content là bài viết mô tả, giới thiệu sản phẩm. Đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Website là cách bố trí content để làm nổi bật nội dung, chủ đề của doanh nghiệp. 

Bước 3: Tiếp thị sản phẩm qua các kênh online

Bạn có thể sử dụng các bài content chuẩn SEO trang web của mình. Đồng thời, chạy quảng cáo trên Facebook, quảng cáo Google, Video content… để tiếp cận các khách hàng mới của mình. Ngoài ra, làm blogger cũng là một cách hay để marketing sản phẩm.

Hướng dẫn cách tạo blog bằng wordpress cực nhanh mà không hề tốn kém.

Lưu ý:

khách hàng thích nhận được những giá trị miễn phí từ bạn. Vì vậy, song song với quá trình PR cho các sản phẩm để bán hàng, bạn nên chia sẻ các kiến thức nhiều hơn. Cho đi giá trị để nhận được nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng.

Đừng quên, đăng ký tên miền và hosting – nền tảng mà mọi website cần có cho trang web của mình bạn nhé. Tenten đang có chương trình mua Gen Hosting x10 lần tốc độ xử lý ổ SSD thông thường chỉ với ≈ 2K/ngày tặng miễn phí tên miền trọn đời.

Bước 4: Tích cực tương tác với khách hàng

Khi có lượng khách hàng truy cập website, bài đăng quảng cáo. Bạn nên tích cực tương tác với khách hàng bằng cách nhắn tin, gọi điện. Thu thập thông tin khách hàng đặc biệt là những thông tin người mua quan tâm.

Ngoài ra bạn nên chọn cho mình một tên miền dễ nhớ để người dùng dễ dang tìm kiếm cũng như chia sẻ trang web của bạn.

Bước 5: Đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh

Giá cả và chất lượng là 2 tiêu chí quan tâm hàng đầu của khách hàng. Sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh sẽ giúp bạn dễ tìm và giữ khách hàng ở lại với mình. Đa số người mua đều lên google tham khảo giá. Nếu sản phẩm của bạn có giá thành thấp hơn của đối thủ thì sẽ thu hút khách hàng quan tâm hơn. Đồng thời, các chương trình ưu đãi, khuyến mãi là chính sách marketing thu hút khách hàng có hiệu quả. 

Bước 6: Giao hàng tận tình

Bạn nên ký kết hợp đồng với các bên cung cấp dịch vụ vận chuyển. Đảm bảo mức chi phí vận chuyển sản phẩm đến khách hàng rẻ nhất. Đồng thời, xây dựng chính sách miễn phí vận chuyển từ bao nhiêu tiền hoặc sản phẩm. Kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. 

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng

Tìm kiếm khách hàng đã khó nhưng giữ chân khách hàng trong xây dựng hệ thống bán hàng online còn khó hơn. Đảm bảo các chính sách hậu mãi giúp khách hàng tin tưởng. Nâng cao uy tín và vị thế của bạn trên thương trường. Từ đó, tìm kiếm và mở rộng đối tượng khách hàng.  

Tổng kết xây dựng kênh bán hàng online

Trên đây, là các bước hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng online. Nếu đang tìm hướng phát triển kinh doanh online, hãy đến với chúng tôi hoặc liên hệ qua website: //tenten.vn/vi để được hỗ trợ.

Hệ thống quản lý bán hàng chiếm vai trò khá quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn là thước đo, là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để hiểu rõ hơn về bộ phận này, mời các bạn cùng tham khảo mô tả hệ thống quản lý bán hàng trong doanh nghiệp dưới đây.

Hệ thống quản lý bán hàng là gì?

Hệ thống quản lý bán hàng còn được biết đến là hàng loạt những công việc được người phụ trách mảng này làm đi làm lại trong một khoảng thời gian dài nhất định. Đó có thể là nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng, hoặc gián tiếp qua email, fax, điện thoại, mạng xã hội (zalo, facebook…),…

Hệ thống quản lý bán hàng được ứng dụng chủ yếu bằng phần mềm

Hiện nay, hệ thống quản lý bán hàng chủ yếu được ứng dụng từ những phần mềm quản lý bán hàng. Điều này, giúp doanh nghiệp kiểm soát , quản lý lượng hàng hóa một cách chặt chẽ. Việc quản lý của hệ thống sẽ được thể hiện cụ thể qua các khâu: nhập hàng, quản lý đơn hàng, quản lý kho hàng, quản lý nhân viên, chăm sóc khách hàng,…

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì các phần mềm quản lý trở thành công cụ hữu ích hơn bao giờ hết cho hoạt động quản lý bán hàng.

Hệ thống quản lý bán hàng là một phương thức để chủ doanh nghiệp có thể giám sát được hoạt động bán hàng của nhân viên. Đồng thời, xem xét tính trung thực của nhân viên bán hàng.

Sau khi làm hết những việc liên quan đến đơn hàng và xử lý đơn hàng thì người bán hàng và người phụ trách phải tổng hợp đầy đủ thông tin.Sau đó, gửi lên phòng phụ trách kinh doanh của doanh nghiệp

Những yêu cầu đối với hệ quản lý thông tin bán hàng:

  • Tiếp nhận các đơn đặt hàng, đặt cọc cho tất cả các đơn đó
  • Tiếp nhận và lưu lại các hóa đơn bán hàng
  • Lưu sổ và làm phiếu bảo hành cho đơn hàng
  • Kiểm kê tiền bán hàng, tiền nợ
  • Theo dõi tình trạng hàng hóa trong kho
  • In báo cáo hàng ngày để trình Ban giám đốc.

Hệ thống quản lý bán hàng theo chuỗi

Nếu là một cửa hàng nhỏ thì hoạt động quản lý sẽ không có gì phức tạp mà vô cùng đơn giản. Nhưng nếu là một cửa hàng lớn thì đơn vị sẽ khó mà quản lý được hệ thống bán hàng chuỗi. Dưới đây là các hoạt động quản lý hệ thống bán hàng chuỗi hiệu quả:

Người quản lý cần đồng bộ tất cả các quy trình giữa các chi nhánh. Bao gồm: số lượng nhập, số lượng xuất ra, hàng tồn kho,… Hoạt động này, sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng quản lý các cửa hàng.

Nhà quản lý kiểm tra hàng nhập kho mỗi ngày

Người quản lý sẽ tổng hợp doanh số bán hàng của cả chuỗi, từ đó nhận định doanh thu hàng ngày. Đồng thời, xem xét những nguyên nhân khiến cho doanh thu của một số cửa hàng bị giảm sút hoặc biến động không ngừng trong một số thời điểm nhất định..

Những người được phân quyền sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao và thực hiện chúng một cách tốt nhất. Với cách này, ban lãnh đạo có thể dễ dàng quản lý hệ thống thông qua báo cáo của cấp dưới.

Theo khảo sát mới nhất, thì hình thức này hiện được áp dụng khá phổ biến tại các cửa hàng. Theo đó, những cửa hàng trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm cho các công việc do cấp trên giao phó, chỉ đạo.

Hệ thống quản lý bán hàng theo chuỗi

Qua bài viết này, hẳn bạn đã hiểu và biết được mô tả hệ thống quản lý bán hàng là như thế nào? Để hoạt động quản lý bán hàng được diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý nhân sự kết hợp cùng phần mềm quản lý bán hàng. Hai phần mềm này sẽ hỗ trợ qua lại, đảm bảo doanh nghiệp kiểm soát tình hình kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Video liên quan

Chủ đề