Bao nhiêu tuổi thì sụn động

Ngoài gen di truyền, chiều cao chịu tác động bởi 3 yếu tố quan trọng là giấc ngủ, dinh dưỡng và vận động. Chúng ta thường được khuyên rằng, cần tối ưu trọn vẹn cả 3 yếu tố trên mới có thể phát triển hết tiềm năng. Tuy nhiên, lời khuyên này chỉ hiệu quả nếu cơ thể bạn còn khả năng phát triển chiều cao. Vậy nên, việc xác định các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao là vô cùng quan trọng và để hiểu rõ hơn về các biểu hiện này, hãy tham khảo những thông tin bổ ích được cung cấp trong bài viết sau đây của Debametulam

Contents

Tại sao cơ thể ngừng tăng chiều cao?

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao, chúng ta hãy cùng nghiên cứu tại sao đến một độ tuổi nhất định, cơ thể sẽ không còn cao lên được nữa?

Quá trình sụn bồi đắp thành xương và giúp xương phát triển dài ra gọi là tiến trình cốt hóa sụn. Các điểm cốt hóa ở đầu xương có chứa đĩa sụn tăng trưởng là nơi diễn ra tiến trình cốt hóa. Khi một đứa trẻ lớn lên, chiều cao tăng lên phần lớn nhờ quá trình phát triển chiều dài của xương. Sự tăng trưởng diễn ra suốt thời thơ ấu và tăng tốc trong giai đoạn dậy thì. Đây cũng là thời điểm cuối cùng cơ thể còn có khả năng tăng chiều cao vượt trội.

Bao nhiêu tuổi thì sụn động
Cốt hóa sụn là tiến trình giúp cơ thể phát triển chiều cao (Ảnh: Internet)

Khi tiến trình cốt hóa xương kết thúc, sụn tăng trưởng đóng lại bởi đã hóa xương hoàn toàn. Đây chính là lúc cơ thể ngừng phát triển chiều cao. Để xác định tốc độ đóng của đĩa sụn tăng trưởng, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ tiến hành chụp phim X-Quang để quan sát các điểm cốt hóa. Phim chụp X-Quang là cách xác định khả năng phát triển chiều cao chính xác nhất ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dự đoán thông qua 5 dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao sau đây.

Dấu hiệu 1: Chiều cao tăng rất chậm

Dậy thì là cơ hội cuối cùng để cơ thể cải thiện chiều cao. Điều này đồng nghĩa với việc, khi cơ thể đã gần kết thúc độ tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ tăng rất chậm. Tại thời điểm này, đĩa sụn tăng trưởng đã dần cốt hóa hoàn toàn. Khi xem phim chụp X-Quang, tổ chức sụn tại đó gần như đã hóa xương toàn bộ. Vì vậy, nếu đã tối ưu các yếu tố dinh dưỡng, giấc ngủ và vận động trong suốt 1 năm dài nhưng chiều cao của bạn chỉ tăng nhẹ dưới 1cm hoặc không thay đổi thì chiều cao của bạn đã bước vào giai đoạn ngừng phát triển

Bao nhiêu tuổi thì sụn động
Phim chụp X-Quang đĩa sụn tăng trưởng đóng (bên trái) và đĩa sụn tăng trưởng còn mở (bên phải) (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu 2: Size giày không thay đổi

Sự phát triển kích cỡ bàn chân thường tỉ lệ thuận với sự phát triển của xương dài. Chân là phần quan trọng nâng đỡ cơ thể để di chuyển, vận động… Vậy nên, nếu phần thân trên phát triển thêm chiều cao cũng đòi hỏi phần chân cần mở rộng thêm kích thước để chống đỡ cho cơ thể. Nếu nhận thấy size giày bạn không còn thay đổi trong suốt thời gian dài, chiều cao của bạn cũng đang chững lại và sẽ ngừng phát triển.

Bao nhiêu tuổi thì sụn động
Bàn chân ngừng phát triển thêm kích thước là dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu 3: Ổn định các đặc điểm sinh lý

Tuổi dậy thì là giai đoạn cuối cùng cơ thể còn khả năng tăng tốc phát triển chiều cao. Ở độ tuổi này, cơ thể cũng thay đổi đáng kể các đặc điểm tâm lí và sinh lý. Những nội tiết tố trong cơ thể bỗng dưng tăng vọt nên dễ dẫn đến các biểu hiện rối loạn sinh lý có thể kể đến như: rối loạn kinh nguyệt, da mặt xuất hiện mụn nội tiết…

Nếu các hiện tượng rối loạn dần biết mất, kinh nguyệt của bạn dần đều lại, da mặt trở nên láng mịn hơn… Những biểu hiện ổn định này thường đánh dấu thời điểm thời điểm chiều cao phát triển chậm dần rồi ngừng hẳn.

Tuổi dậy thì là thời điểm cơ thể phát triển và thay đổi để trở nên hoàn thiện như một người trưởng thành. Chiều cao ở người thường sẽ phát triển vượt trội ở đầu giai đoạn dậy thì. Kéo dài trong 2-3 năm và sau đó tăng rất chậm rồi dần ngừng hẳn. Tuy nhiên, độ tuổi dậy thì cũng như các đặc điểm sinh lý có những khác biệt nhất định ở 2 giới. Những dấu hiệu ngừng cao cụ thể ở phái nữ và phái nam thường được biểu hiện như sau:

Dấu hiệu ngừng tăng chiều cao ở nữ

Nữ giới có quá trình phát triển thể trạng và thời điểm dậy thì sớm hơn so với nam giới. Tuổi dậy thì của bé gái được đánh dấu bằng biểu hiện bắt đầu phát triển ngực, tiếp sau đó là sự hoàn thiện của các tuyến lông và cột mốc quan trọng nhất chính là chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Bao nhiêu tuổi thì sụn động
Đường cong phát triển chiều cao và cân nặng của nữ (Ảnh: Internet)

Thông thường, các bé gái sẽ bắt đầu dậy thì từ khoảng 8 đến 13 tuổi và chiều cao sẽ phát triển đáng kể ở giai đoạn 10 đến 14 tuổi. Sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, chiều cao của phái nữ thường tăng rất ít. Vì vậy, chiều cao của nữ khoảng 14 hoặc 15 tuổi thông thường sẽ bằng đúng chiều cao của họ khi trưởng thành. Một số trường hợp dậy thì trễ sẽ có độ tuổi phát triển chiều cao trễ hơn. Giai đoạn từ 15 đến 20 tuổi, chiều cao của nữ giới thường ít khi thay đổi, hoặc nếu có thì cải thiện rất ít.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu tuổi dậy thì đã kết thúc thường tương đồng với việc ngừng phát triển chiều cao ở nữ. Các biểu hiện đó có thể kể đến như:

  • Ngực phát triển hoàn toàn: Các dấu hiệu đau nhức và ngứa râm ran dần biến mất. Kích thước bầu ngực phát triển tối đa, săn chắc và đầy đặn hơn.
  • Các tuyến lông phát triển đầy đủ: Các vùng lông mu, lông dưới cánh tay… từ lông tơ sẽ được thay thế hoàn toàn bằng lông cứng.
  • Cơ quan sinh dục phát triển đầy đủ
  • Hông nở rộng, đùi và mông đạt đến kích thước của người trưởng thành

Dấu hiệu ngừng tăng chiều cao ở nam giới

Với nam giới, quá trình phát triển chiều cao thường xảy ra chậm hơn so với phái nữ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các bạn nam tuổi dậy thì thường diễn ra vượt bậc hơn so với bạn gái. Theo thông tin của NHS (National Health Service), độ tuổi phát triển chiều cao vượt bậc của nam giới thường kết thúc ở tuổi 16. Sau đó, sẽ tăng nhẹ vài cm trong những năm kế tiếp và ngừng hẳn.

Độ tuổi dậy thì trung bình ở nam giới thường chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm dậy thì sớm hơn (sớm hơn nhóm còn lại, không đề cập đến biểu hiện dậy thì sớm): Bắt đầu dậy thì từ khoảng 11 đến 12 tuổi.
  • Nhóm dậy thì trễ hơn: Bắt đầu dậy thì từ khoảng 13 đến 14 tuổi
Bao nhiêu tuổi thì sụn động
Đường cong phát triển chiều cao và cân nặng của nam (Ảnh: Internet)

Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao của các bạn nam thường sẽ đạt khoảng 92% so với chiều cao ở tuổi trưởng thành. Dựa vào các dữ liệu của biểu đồ tăng trưởng cho thấy, hầu hết các chàng trai thường tăng chiều cao rất ít sau 18 tuổi. Một số ít trường hợp có thể phát triển ở độ tuổi đầu 20. 

Bên cạnh đó, các dấu hiệu tuổi dậy thì đã kết thúc thường tương đồng với việc ngừng phát triển chiều cao ở nam. Các biểu hiện đó có thể kể đến như: 

  • Bộ phận sinh dục phát triển kích thước như người trưởng thành
  • Lông mu phát triển và phát triển ở khu vực có dương vật và đùi trong
  • Lông ở tay, chân… cùng râu ở khu vực mép, hàm phát triển đầy đủ

Thông qua các dấu hiệu đã đề cập trong bài viết, nếu bạn gặp phải hầu hết các dấu hiệu đã kể trên. Cơ thể của bạn đã phát triển hoàn thiện và chững lại quá trình phát triển chiều cao. Thông thường, độ tuổi trung bình cốt hóa sụn tăng trưởng là 20 tuổi. Vì vậy, chiều cao thường sẽ ngừng phát triển khi bạn đã tròn 20. Vẫn có một số ít trường hợp có thể phát triển chiều cao sau độ tuổi này. Tuy nhiên, tốc độ cũng như khả năng tăng trưởng ở giai đoạn sau 20 tuổi rất thấp.

Việc chăm sóc dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao và chăm sóc chất lượng giấc ngủ cần được tối ưu trong suốt những năm đầu tuổi dậy thì đến hết 20 tuổi. Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao đã được đề cập trong bài viết, những giải pháp tối ưu hay thậm chí là sử dụng các liệu trình bổ sung gần như sẽ không phát huy tác dụng. Với những lời quảng cáo có cánh của các loại thực phẩm bổ sung có khả năng tăng chiều cao đến 30 tuổi, bạn hãy cân nhắc kĩ trước khi sử dụng nhé