Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước

Con tôi đang học THCS. Xin hỏi con tôi có được làm Căn cước công dân gắn chíp không, thủ tục thế nào? Bạn đọc có email [email protected] gửi câu hỏi nhờ Báo Lao Động tư vấn.

Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước
Người dân làm thủ tục Căn cước công dân gắn chíp tại Quận Tân Bình, TPHCM. Ảnh: Nam Dương

Về vấn đề này, Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết:

Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Điều 26. Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Như vậy, nếu con bạn từ đủ 14 tuổi trở lên thì đủ điều kiện về độ tuổi được cấp Căn cước công dân gắn chíp.

(Chinhphu.vn) - Đối với công dân là trẻ em dưới 6 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh.

Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước

Đề xuất trên được đưa ra trong dự thảo Luật căn cước công dân (sửa đổi) vừa được Bộ Công an đăng tải để lấy ý kiến đóng góp.

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm 07 Chương, 45 Điều quy định về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; quản lý, sử dụng thẻ căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong đó, về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, dự thảo Luật đã sửa đổi bổ sung theo hướng quy định tách riêng trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân công dân dưới 14 tuổi và công dân từ đủ 14 tuổi trở lên để phù hợp với phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật.

Theo đó, đối với công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, trình tự, thủ tục cấp cơ bản không thay đổi; đối với công dân là trẻ em dưới 06 tuổi nhưng chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện cấp thẻ căn cước công dân đồng thời khi đăng ký khai sinh.

Trường hợp công dân là trẻ em đã đăng ký khai sinh thì cha, mẹ hoặc người giám hộ đến cơ quan quản lý căn cước và thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân theo quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 24 cho trẻ em (trẻ em dưới 06 tuổi thì không thu nhận thông tin sinh trắc học).

Trường hợp công dân là trẻ em đủ 06 tuổi trở lên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải đưa trẻ em đó đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận ảnh khuôn mặt khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân.

Điểm a, c, d, đ Điều 24 dự thảo Luật Căn cước công dân quy định: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại Điều 15 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước công dân.

Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân phải xuất trình các giấy tờ hợp pháp để thực hiện thủ tục cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tiếp đó, kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân. Cán bộ tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.

Trả thẻ căn cước công dân theo địa điểm trong giấy hẹn. Trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác, cơ quan quản lý căn cước trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Căn cước công dân là loại giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng, được sử dụng trong hầu hết các giao dịch và thủ tục hành chính tại Việt Nam. Vậy bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân?

Độ tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân

Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định rõ:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Như vậy, từ đủ 14 tuổi là người dân được làm thẻ Căn cước công dân. Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, khi làm Căn cước công dân lần đầu, người dân sẽ không phải nộp lệ phí cấp.

Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân, Thẻ Căn cước công dân chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cước công dân cấp lần đầu có hiệu lực đến khi đủ 25 tuổi thì phải đi làm lại. Tương tự, các lần sau sẽ phải làm lại vào năm đủ 40 tuổi, 60 tuổi.

Trường hợp Căn cước công dân được cấp/đổi/cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi như trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Luật Căn cước công dân không có yêu cầu bắt buộc phải làm Căn cước ngay khi 14 tuổi. Tuy nhiên, người đủ tuổi làm Căn cước công dân nên sắp xếp thời gian sớm nhất để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Bao nhiêu tuổi thì làm thẻ căn cước
Bao nhiêu tuổi được làm Căn cước công dân? (Ảnh minh họa)

Đủ tuổi nhưng không làm Căn cước công dân có bị phạt hay bị bắt?

Làm Căn cước công dân khi đủ tuổi vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Bởi lẽ, Căn cước công dân là loại giấy tờ chứng minh nhân thân quan trọng, được sử dụng trong hầu hết các giao dịch và thủ tục hành chính tại Việt Nam.

Để quản lý việc sử dụng Căn cước công dân, Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;
  1. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân…

Theo quy định trên, khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền nhưng không có Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, người bị kiểm tra có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

Thông thường, các trường hợp bị kiểm tra Căn cước công dân chỉ xảy ra khi có hành vi vi phạm pháp luật hay nghi ngờ vi phạm.

Ngoài ra, một số người cho rằng, khi bị kiểm tra Căn cước công dân nhưng không có thì sẽ bị “bắt” - tạm giữ hành chính. Đây là nhận định chủ quan và không chính xác.

Theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP, chỉ có 05 trường hợp bị tạm giữ hành chính là:

- Trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự, gây thương tích cho người khác.

- Trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

- Trường hợp thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng/cơ sở giáo dục bắt buộc/cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Trường hợp vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Trường hợp xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Như vậy, ngoài các trường hợp nêu trên, người không mang Căn cước công dân sẽ không bị tạm giữ hành chính mà công an chỉ mời về để xác minh nhân thân.

Bao nhiêu tuổi thì được cấp thẻ Căn cước công dân?

Cử tri kiến nghị, theo quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (công dân đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân).

Bao nhiêu tuổi làm CCCD 2023?

Tính đến năm 2023 thì những người sinh vào các năm 1998, 1983 và 1963 đã lần lượt trở thành công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Như vậy, những người thuộc các năm sinh trên bắt buộc phải đổi thẻ CCCD mới (tức CCCD gắn chip) trong năm 2023.

14 tuổi làm Căn cước công dân cần những gì?

Khi đi làm căn cước công dân, cần mang đủ những giấy tờ sau: - Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (nếu chưa bị thu hồi sổ). - Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ căn cước công dân yêu cầu xuất trình). - Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.

CCCD hết hạn thì làm lại ở đâu?

Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về việc tiếp nhận nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: - Công dân trực tiếp đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.