Bao nhiêu tuổi thì có nhũ hoa năm 2024

- Ngày nay dậy thì sớm ở trẻ em ngày càng phổ biến và tuổi dậy thì có khuynh hướng sớm hơn so với thế hệ ông bà, cha mẹ trước đây. Mức độ ảnh hưởng của dậy thì tùy thuộc vào tuổi khởi phát dậy thì, mức độ phát triển các cơ quan sinh dục thứ phát (kích thước, kinh nguyệt...) và tùy điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội, môi trường sống của trẻ và gia đình.

Đặc biệt, có một tỉ lệ nhỏ trẻ có biểu hiện dậy thì sớm liên quan đến bệnh lý, cần có sự kiểm tra theo dõi và can thiệp phù hợp.

* Các biểu hiện để nhận biết trẻ dậy thì sớm là gì, thưa ông?

- Trẻ được xem là dậy thì sớm nếu xuất hiện đặc tính sinh dục thứ phát (vú, huyết trắng, kinh nguyệt, lông mu, lông nách, tinh hoàn, dương vật...) trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Từ lúc xuất hiện triệu chứng dậy thì cho đến lúc các đặc tính sinh dục thứ phát hiện diện đầy đủ, ở nữ từ 10,5 - 11 tuổi, ở nam từ 11,5 - 12 tuổi và thường gặp ở bé gái, gấp 5 lần bé trai, ở thành thị hơn nông thôn.

Hiện nay dậy thì được chia làm 2 nhóm chính gồm dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại vi. Trong đó, dậy thì sớm trung ương phát sinh do sự bài tiết quá mức hormon sinh dục từ trên não (hạ đồi - tuyến yên). Đây là nhóm thường gặp nhất, có nguyên nhân đa số là vô căn, tức không có nguyên nhân thực thể gây ra dậy thì sớm, đặc biệt ở bé gái.

Còn đối với dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn và thường liên quan đến bướu buồng trứng, tinh hoàn, thượng thận...

* Cha mẹ phải làm sao khi "đứa con bé bỏng" của mình mới chỉ 7-8 tuổi, thậm chí 6 tuổi có biểu hiện sinh lý như người lớn?

- Tôi thấy dường như đa số các bậc cha mẹ đều có tâm lý khá nặng nề, họ "không chịu tin" và "không thể chấp nhận" chuyện đó là sự thật. Đặc biệt với người cha, khi con gái dậy thì sớm, đồng nghĩa việc họ không còn được chăm sóc yêu thương như lúc trước. Với một số người, đây là... cú sốc tâm lý.

Như trường hợp bé gái sinh năm 2012 (tức mới chỉ 7 tuổi) đang được điều trị tại bệnh viện, tôi thấy rõ tâm lý bối rối của cha mẹ bé. Khi phát hiện núm vú bé có dấu hiệu nhú lên, họ tỏ ra ngại ngùng, không dám chia sẻ, cố giấu mọi người. Không chỉ cha mẹ, bản thân đứa bé này rất hoang mang trước sự thay đổi của cơ thể, nếu không được ai ở cạnh bên hướng dẫn.

Không phải lúc nào cũng dùng thuốc

* Nhiều bậc cha mẹ có con dậy thì sớm cho biết họ rất hoang mang không biết nên đưa con đi can thiệp hay là để "thuận tự nhiên"?

- Điều trị dậy thì sớm là cả một quá trình dài hạn và muốn điều trị phải làm tâm lý cho chính cha mẹ bé, để họ hiểu dậy thì là một quá trình tất yếu. Một giải pháp tối ưu hiện nay là chích thuốc - loại thuốc có tác dụng làm chậm lại quá trình dậy thì, chờ cho đến lúc bé đủ tuổi dậy thì cho "đúng quy trình".

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý là chỉ khi xác định được bé rơi vào nhóm dậy thì sớm trung ương, ở mức độ tiến triển nhanh hoặc rối loạn tâm lý xã hội đáng kể ở trẻ mới sử dụng loại thuốc làm chậm quá trình dậy thì này, chứ không phải tất cả các trường hợp dậy thì sớm trung ương đều cần điều trị.

Ngoài ra, quyết định điều trị còn tùy thuộc vào tuổi, tốc độ tiến triển dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao và ước lượng chiều cao cuối cùng. Thực tế hiện nay không ít trường hợp chính gia đình của các bé quyết định không can thiệp điều trị mà muốn để trẻ phát triển "thuận tự nhiên".

* Ngoài việc tiếp cận với thế giới mạng, trẻ em lứa tuổi dậy thì thường hay tò mò, khám phá bản thân?

- Dậy thì sớm ở trẻ ngày càng phổ biến và là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu trẻ dậy thì quá sớm sẽ có những tác động, ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý và thể chất của trẻ và gia đình. Đặc biệt, bé gái dậy thì sớm dễ bị lạm dụng tình dục do trẻ chưa có khả năng nhận thức được sự thay đổi của cơ thể để tự bảo vệ mình.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay, theo tôi, là gia đình, nhà trường, xã hội hãy trang bị cho bé các kiến thức về giới tính. Hãy dành thời gian bên trẻ, thủ thỉ với trẻ đâu là những giới hạn mà những người xung quanh được phép và không được đụng chạm vào các bộ phận cơ thể của mình. Đó mới là điều giúp ích cho trẻ tốt nhất, thay vì cứ để cho trẻ phát triển một cách tự nhiên.

"Cháy" cả thuốc trị dậy thì sớm

Liên quan đến việc hết thuốc Triptorelin điều trị cho trẻ dậy thì sớm khiến nhiều phụ huynh lo lắng, BS Võ Quốc Bảo - phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 - cho biết do nhu cầu khám và điều trị dậy thì sớm tăng đột biến nên hiện nay có tình trạng hết thuốc Triptorelin cả diện BHYT lẫn diện điều trị theo yêu cầu.

Để đảm bảo công tác điều trị, vừa qua khoa dược của bệnh viện phải tạm ứng 200 lọ thuốc loại nói trên của một công ty dược để có thuốc điều trị cho các bé. Để "gỡ khó" cùng bệnh viện, người nhà bệnh nhân đóng tạm ứng số tiền mua thuốc, sau đó về địa phương để nhận lại tiền thanh toán từ BHYT.

Sự phát triển của vú (Breast development) còn được gọi là sự phát triển của bộ ngực là một quá trình sinh học phức tạp ở động vật linh trưởng diễn ra trong suốt cuộc đời của cá thể giống cái (ở người là phụ nữ). Sự phát triển của bộ vú diễn ra qua nhiều giai đoạn, bao gồm phát triển trước khi sinh ra, giai đoạn dậy thì và thời kỳ mang thai. Ở tuổi mãn kinh, sự phát triển của vú không còn và vú bị teo đi. Sự phát triển của vú dẫn đến các cấu trúc nổi bật và phát triển trên ngực được gọi là bầu vú ở các loài linh trưởng có vai trò chủ yếu như các tuyến vú. Quá trình này được thực hiện qua trung gian của nhiều loại hormone (và các yếu tố tăng trưởng), trong đó quan trọng nhất bao gồm estrogen (hooc môn sinh dục nữ), progesterone, prolactin và hormone tăng trưởng.

Sự phát triển của vú phụ nữ trong thời kỳ dậy thì là do các hormone sinh dục, chủ yếu là estrogen. Hormone này đã được chứng minh gây ra sự phát triển giống phụ nữ, làm vú to ra ở nam, gọi là hiện tượng nữ hóa. Hormone này còn được dùng trong các ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Một số điều kiện được biết đã gây ra sự phát triển bất thường ở vú trong thời kỳ dậy thì. Vú phát triển quá mức (virginal breast hypertrophy) là tình trạng liên quan đến sự phát triển quá mức của vú trong thời kỳ dậy thì, và trong một số trường hợp vú tiếp tục phát triển sau tuổi dậy thì. Vú kém phát triển (hypoplasia) là tình trạng một hoặc cả hai bên vú đều không phát triển trong thời kỳ dậy thì. Hình dạng giống quả cầu của vú đã làm giảm sự mất nhiệt, bởi vì nhiệt độ cao là một điều kiện cần có để sản xuất sữa.

Thay đổi[sửa | sửa mã nguồn]

Bao nhiêu tuổi thì có nhũ hoa năm 2024
Ngực phát triển ở giai đoạn dậy thì

Khi bước vào tuổi dậy thì ở nữ, ngực sẽ bắt đầu phát triển do lượng hormone trong cơ thể trẻ nữ thay đổi và hệ nội tiết sản sinh ồ ạt hormone giới tính. Các bé gái thường phát triển ngực vào giai đoạn 11-12 tuổi, tuy nhiên có một số bé lại bắt đầu phát triển ngực khi chỉ mới 7-8 tuổi hoặc đến tận 15 tuổi. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào khoảng 8-12 tuổi, núm vú chỉ bắt đầu nhú lên, xuất hiện quầng tròn màu hồng. Quá trình này diễn ra trong thời gian khá dài; giai đoạn tiếp theo là vào khoảng 13 tuổi. Vòng ngực của trẻ sẽ nhô cao và phát triển dần thành bầu ngực, quầng tròn màu hồng sẽ phát triển rộng ra và nhạy cảm hơn. Khi trẻ 14 tuổi, ngực được nâng cao hơn một chút và quầng tròn màu hồng sẽ được mở ra tiếp, những núm vú và bầu vú sẽ nhú lên rõ ràng hơn trên khuôn ngực của bé gái, giai đoạn tiếp theo, là khoảng thời gian trẻ 15-16 tuổi, ngực tăng kích cỡ rõ rệt nhất và trẻ bắt đầu cảm thấy đau nhức ở vùng ngực. Giai đoạn 16-18 tuổi thì bộ ngực phát triển tối đa và toàn diện.

Tiết sữa[sửa | sửa mã nguồn]

Khi sinh con (đẻ con), hoóc môn estrogen và progesterone nhanh chóng giảm xuống mức rất thấp với mức progesterone không thể phát hiện được. Ngược lại, mức prolactin vẫn tăng. Vì estrogen và progesterone ngăn chặn quá trình tạo sữa do prolactin gây ra bằng cách ức chế sự biểu hiện của thụ thể prolactin (PRLR) trong mô vú, sự vắng mặt đột ngột của chúng dẫn đến việc prolactin bắt đầu sản xuất sữa và tiết sữa. Bên trong ngực của mỗi người phụ nữ có những túi rất nhỏ, gọi là các nang sữa. Sau khi sinh con, hormone được tiết ra từ cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cho các nang này để sản xuất ra sữa. Sự biểu hiện của PRLR trong mô vú có thể tăng gấp 20 lần khi nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống khi sinh con.

Khi trẻ bú sữa mẹ, prolactin và oxytocin tương ứng được tiết ra và làm trung gian cho việc sản xuất và thải sữa. Sữa mẹ được tạo ra nhờ phản xạ tiết sữa hay còn gọi là phản xạ Prolactin. Prolactin ức chế sự tiết LH và FSH, do đó dẫn đến lượng estrogen và progesterone tiếp tục thấp, và xảy ra tình trạng vô kinh tạm thời (không có chu kỳ kinh nguyệt). Càng cho em bé bú nhiều, Prolactin và Oxytocin càng được sinh ra nhiều và từ đó kích thích tạo ra sữa cho nhu cầu của em bé. Trong trường hợp không cho con bú thường xuyên, liên tục, khiến nồng độ prolactin cao, nồng độ prolactin sẽ nhanh chóng giảm xuống, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tiếp tục và do đó mức estrogen và progesterone bình thường sẽ trở lại, và việc tiết sữa sẽ chấm dứt (nghĩa là cho đến khi sinh đẻ tiếp theo cho đến khi gây ra tiết sữa (ví dụ, với một biểu mô tế bào), diễn ra).

Nguy cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Bao nhiêu tuổi thì có nhũ hoa năm 2024
Bộ ngực của một con hắc tinh tinh cái và đứa con của nó

Một số yếu tố về hình thái vú rõ ràng có liên quan đếnung thư vú. Nhiều dạng đa hình này cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển ung thư vú, cho thấy mối liên hệ tích cực tiềm ẩn giữa kích thước vú và nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, ngược lại, một số đa hình cho thấy mối liên quan tiêu cực giữa kích thước vú và nguy cơ ung thư vú. Trong mọi trường hợp, một phân tích tổng hợp kết luận rằng kích thước vú và nguy cơ ung thư vú thực sự có liên quan quan trọng với nhau. Mức độ IGF-1 lưu hành có liên quan tích cực đến thể tích vú ở phụ nữ.

Mặc dù kích thước vú có tính di truyền vừa phải, nhưng mối quan hệ giữa kích thước vú và ung thư là không chắc chắn. Các biến thể di truyền ảnh hưởng đến kích thước bộ ngực vẫn chưa được xác định. Thông qua các nghiên cứu về mối liên kết trên toàn bộ bộ gen, một loạt các đa hình di truyền có liên quan đến kích thước bộ ngực. Một số trong số này bao gồm rs7816345 gần ZNF703; rs4849887 và rs17625845 INHBB (ức chế βB); rs12173570 gần ESR1 (ERα); rs7089814 trong ZNF365; rs12371778 gần PTHLH (hormone giống hormone tuyến cận giáp); rs62314947 gần AREG (amphiregulin); cũng như rs10086016 ở 8p11,23 (ở trạng thái mất cân bằng liên kết hoàn toàn với rs7816345) và rs5995871 ở 22q13 (chứa gen MKL1, được tìm thấy để điều chỉnh hoạt động phiên mã của ERα).

Ngoài ra, sự vắng mặt của alen 19 lặp lại phổ biến trong gen IGF1 cũng có liên quan tích cực đến thể tích vú ở phụ nữ, cũng như với mức IGF-1 cao trong khi sử dụng thuốc tránh thai và làm giảm sự suy giảm bình thường liên quan đến tuổi ở nồng độ IGF-1 ở phụ nữ. Có sự khác biệt lớn về tỷ lệ phổ biến của alen 19 lặp lại IGF1 giữa các nhóm dân tộc và sự vắng mặt của nó đã được báo cáo là cao nhất ở phụ nữ Mỹ gốc Phi. Các biến thể di truyền trong AR có liên quan đến cả thể tích vú (cũng như chỉ số khối cơ thể). Biểu hiện COX-2 có liên quan tích cực với thể tích vú và tình trạng viêm ở mô vú, cũng như nguy cơ và tiên lượng ung thư vú.

Đến bao nhiêu tuổi thì vòng 1 ngừng phát triển?

Có thể nói, gần như tới độ khoảng 17 tới 18 tuổi, ngực của bạn sẽ đạt tới độ phát triển tối đa. Mặc dù vậy, nhiều trường hợp do tác động tốt của việc ăn uống hay luyện tập mà tới hơn 20 tuổi, thậm chí có người đến 25 tuổi vẫn có dấu hiệu của sự phát triển vòng một.

Tuổi dậy thì của bé gái là bao nhiêu?

Bình thường, giai đoạn dậy thì ở bé gái sẽ bắt đầu trong độ tuổi khoảng từ 9-13 tuổi. Tuy nhiên, nếu quá trình này xảy ra sớm hơn, trước khi trẻ 8 tuổi, trẻ có thể bị dậy thì sớm. Tỷ lệ trẻ bị dậy thì sớm ở bé gái cao hơn so với bé trai. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ tăng cao hơn ở những trẻ bị thừa cân, ăn uống thừa chất.

Bé gái bao nhiêu tuổi có trái trâm?

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thanh Bình, bé gái dậy thì sớm là trước năm 8 tuổi bé có “trái tràm” ở ngực, “nhổ giò” - tức là cao lên, sau đó có nổi mụn ở mặt, có mồ hôi cơ thể, có lông nách, lông bộ phận sinh dục. Trung bình từ lúc bắt đầu có các dấu hiệu trên cho tới lúc bé gái có kinh nguyệt là khoảng 2 - 3 năm.