Bao nhiêu trường học an toàn đã được xây dựng năm 2024

Chiều 17-10, báo cáo tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết: Thành ủy, HĐND, UBND thành phố luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo; mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 80-85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia, và thực hiện đầu tư cải tạo, xây mới trường học là chỉ tiêu quan trọng tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII.

Bao nhiêu trường học an toàn đã được xây dựng năm 2024
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Viết Thành

UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 31-8-2022 về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2022-2025 và chỉ đạo giao kế hoạch thực hiện từng năm. Đến nay, toàn thành phố có 1.632 trường đạt chuẩn trên tổng số 2.244 trường, đạt tỷ lệ 72,7%. Trong đó: Mầm non đạt 71,9%; tiểu học 68,3%; trung học cơ sở 80,1%; trung học phổ thông 66,9%.

Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại như: Thiếu quỹ đất xây dựng, mở rộng trường học trong các quận nội đô và một số vùng tập trung đông dân cư (tại các khu đô thị, khu công nghiệp...); các quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia theo tiêu chí ngày càng cao (tăng quy định về điều kiện diện tích đất/học sinh, tăng số phòng học bộ môn/trường) dẫn đến nhiều bất công trong công tác xây dựng mới và công nhận lại trường chuẩn quốc gia của thành phố.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 5-4-2012 của HĐND thành phố, UBND thành phố đã cụ thể hóa tại Quyết định số 3074/QĐ-UBND ngày 12-7-2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục; Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12-7-2012 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sau 10 năm thực hiện quy hoạch, đến nay đã có 1.362 trường học được xây mới và cải tạo nâng cấp. Đã cơ bản đáp ứng tiêu chí tối thiểu mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở; khu vực có 3-5 vạn dân có 1 trường trung học phổ thông công lập. Năm 2012, toàn thành phố có 962 trường chuẩn quốc gia; đến nay, toàn thành phố đã có 1.632 trường chuẩn quốc gia (thêm 670 trường mới).

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn 35 phường thuộc 8 quận thiếu 43 trường học (không đạt chỉ tiêu tối thiểu của Quy hoạch mạng lưới), tập trung chủ yếu tại 4 quận nội đô. Một số phường, xã khu vực ngoài đê (thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ...) bị giới hạn về mật độ xây dựng, tầng cao theo quy định của Luật Đê điều. Quy hoạch mạng lưới trường học không theo kịp được tốc độ gia tăng dân số; tình trạng thiếu trường, lớp học, số học sinh tăng cao dẫn đến nhiều trường không giữ được chuẩn quốc gia.

Lãnh đạo UBND thành phố đã trực tiếp kiểm tra giám sát để giải quyết kịp thời khó khăn tại một số địa bàn có nhiều bức xúc. Tại buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố với quận Hoàng Mai, đã cho phép bổ sung mới 4 ô đất xây dựng trường học công lập do Tổng công ty HUD bàn giao; tại quận Cầu Giấy đã tổ chức họp rà soát, cho phép quận đề xuất bổ sung một số ô đất trường học chậm triển khai để xem xét thu hồi giao quận đầu tư trường công lập; giao Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát cập nhật bổ sung xây dựng trường học trong Quy hoạch Thủ đô, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Để thực hiện kế hoạch đầu tư công của thành phố thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-HĐND về đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND để triển khai thực hiện; đã trình Thành ủy, HĐND thành phố quyết nghị kế hoạch và cập nhật Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để đầu tư xây dựng trường học. Thành phố dự kiến ngân sách 20.526 tỷ đồng thực hiện 648 dự án trường học.

Đến hết tháng 9-2023, đã có 599/648 dự án (92,4%) được phê duyệt chủ trương đầu tư; 489 dự án đã phê duyệt quyết định đầu tư; 421 dự án đã khởi công thực hiện; 144 dự án đã hoàn thành; dự kiến năm 2023 hoàn thành thêm 194 dự án.

Ngoài thực hiện kế hoạch đầu tư thuộc Nghị quyết số 02/NQ-HĐND, thành phố đã bố trí nguồn vốn hỗ trợ cấp huyện đầu tư các dự án trường học thuộc Chương trình mục tiêu nông thôn mới và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với tổng số kinh phí hơn 1.200 tỷ đồng thực hiện 57 dự án.

Ngân sách cấp huyện đã dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn để thực hiện các dự án trường học: Dự kiến 37.783,6 tỷ đồng thực hiện 1.172 dự án. Giai đoạn 2021-2023 đã bố trí 15.203,3 tỷ đồng, đầu tư xây dựng và hoàn thành 387 dự án.

Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ, ngày càng gia tăng các vụ việc không chỉ bắt nạt, bạo hành trực tiếp, mà cả trên môi trường số. Bên cạnh đó, tội phạm mại dâm, HIV/ AIDS và tệ nạn xã hội trong trường học cũng rất đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Sáng 31.12, Cơ quan Thường trực Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực tổ chức hội thảo chuyên đề “Phòng chống bạo lực học đường, tội phạm mại dâm, HIV/ AIDS và tệ nạn xã hội trong trường học”, theo hình thức tập trung tại Hà Nội kêt hợp trực tuyến tại các điểm cầu.

Tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người. Nhiều quy định bảo vệ trẻ em đã được xây dựng. Ngành giáo dục cũng đã luôn quan tâm đến việc xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý, nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh… Tuy nhiên, bạo lực học đường là một trong những vấn nạn vẫn tồn tại ở các nhà trường, mức độ gia tăng ngày càng cao, với hàng nghìn vụ học sinh đánh nhau mỗi năm.

Bên cạnh đó, theo đại diện Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, những năm gần đây, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em, đặc biệt là bạo lực tình dục, bạo lực học đường, bạo lực gia đình… mặc dù được kiềm chế song luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng và có diễn biến phức tạp. Tội phạm xâm hại, đặc biệt xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi vào nhiều gia đình, nhà trường, bệnh viện, thậm chí cả trung tâm bảo trợ trẻ em; nhiều vụ cha xâm hại con, ông, cậu, chú xâm hại cháu; giáo viên, nhân viên nhà trường xâm hại học sinh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra, các hành vi mua bán trẻ em, mang thai hộ vì mục đích thương mại đã để lại hậu quả lâu dài và rất khó khắc phục đối với các em cũng như cộng đồng xã hội.

Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong lứa tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có chiều hướng phức tạp không những ở đô thị mà đã xuất hiện nhiều tại địa bàn miền núi, nông thôn… Đáng lo ngại là nhiều vụ phạm tội do người chưa thành niên gây ra có phương thức thủ đoạn manh động, tàn nhẫn, tinh vi không kém các vụ do người đã trưởng thành gây ra…

Nhiều ý kiến nhận định, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa, hội nhập, giao thoa văn hóa và sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng internet đã làm biến đổi không nhỏ lối sống của đại bộ phận dân cư, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, do giáo dục tại một số gia đình chưa lành mạnh, chưa có phương pháp, tình trạng bạo hành trong gia đình, sự thiếu quan tâm phối hợp với nhà trường trong việc theo dõi chăm sóc con cái đã tác động tới quá trình hình thành nhân cách của học sinh, làm cho các em có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, dễ vi phạm pháp luật.

Nhiều thầy cô, nhà nghiên cứu cho rằng, vai trò của giáo dục học đường vô cùng quan trọng trong phòng chống bạo lực học đường, tội phạm mại dâm, HIV/ AIDS và tệ nạn xã hội trong trường học. Trong đó, chú trọng xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh nhằm giáo dục một thế hệ trẻ lành mạnh; tạo môi trường cho học sinh tự rèn luyện, tự phát triển, có nhận thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho học sinh, sinh viên; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội…

Đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng: Thời gian qua, bên cạnh dạy chữ, giáo dục cũng chú trọng dạy người, và có sự chuyển mình mạnh mẽ. Phòng chống bạo lực trong học đường thời gian qua đã thực hiện khá tốt, tuy nhiên, việc phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội trong phòng chống bạo lực ngoài nhà trường còn hạn chế, cần coi trọng quan tâm hơn thời gian tới.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ kiến thức, kỹ năng trong vấn đề phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn trong trường học để truyền tải, trợ giúp học sinh, sinh viên; thời gian tới, cần đẩy mạnh giáo dục lối sống, khơi dậy khát vọng cống hiến trong học sinh, sinh viên, truyên truyền động viên khen thưởng người tốt việc tốt để dẹp đi cái xấu…