Bao lâu thì nâng bậc lương

Quyết định tuyển dụng và xếp lương có nội dung: "Ngày công tác kể từ 15/6/2020, thời gian thực hiện chế độ tập sự 12 tháng và được hưởng 85% mức lương với ngạch chuyên viên, mã số 01.003, bậc 1/9, hệ số 2,34 và thời gian tập sự được tính kể từ ngày 15/6/2020".

Ngày 15/6/2021, ông Khang hoàn thành chế độ tập sự và có báo cáo kết quả tập sự. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 nên các khóa học bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên không được tổ chức. Vì vậy, ông chưa có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch. Đơn vị thông báo không thể ban hành quyết định bổ nhiệm ngạch cho ông vì ông chưa có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, không đủ điều kiện bổ nhiệm ngạch.

Ông Khang vẫn tiếp tục hưởng 85% mức lương ngạch chuyên viên, mã số 01.003, bậc 1/9, hệ số 2,34 từ ngày 16/6/2021 đến ngày có quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức.

Tháng 9/2021, ông Khang đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Học viện Cán bộ TPHCM, kinh phí tự túc, thời gian học từ ngày 28/10/2021 đến ngày 4/3/2022.

Ngày 23/5/2022, ông nộp bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cho đơn vị công tác (chứng chỉ được ký ngày 9/5/2022 nhưng đến ngày 21/5/2022 đơn vị giảng dạy mới phát chứng chỉ).

Ngày 28/6/2022, đơn vị công tác của ông Khang ban hành quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương đối với công chức với các nội dung như sau: "Ngạch chuyên viên, mã số 01.003, bậc 1, hệ số 2,34, được hưởng 100% lương kể từ ngày 16/6/2021 và mốc thời gian nâng bậc lương lần sau được tính từ ngày 15/6/2022".

Ông Khang hỏi, vậy mốc thời gian nâng bậc lương lần sau sẽ được tính từ ngày 16/6/2021 hay ngày 15/6/2022 là đúng?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Các trường hợp thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để làm căn cứ tính hoặc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại Điểm b, Điểm c, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và được bổ sung tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ.

Việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở TPHCM thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố. Vì vậy, đề nghị ông liên hệ với cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức của TPHCM (Sở Nội vụ) để được giải đáp.

Chinhphu.vn


Chuyển ngạch lương khi có bằng đại học? Chu kỳ nâng bậc lương khi hưởng lương bằng đại học được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Luật Minh Gia xin được tư vấn thông qua câu hỏi sau:

Câu hỏi:

Kính gửi Công ty tư vấn Luật Minh Gia! Em hiện đang là công chức công tác trong cơ quan nhà nước được 3 năm, tuy nhiên trước đây em hưởng lương là hệ số cao đẳng. Bây giờ thì em có bằng đại học và tháng 11/2021, em tới kỳ nâng lương. Vậy cho em hỏi khi em hưởng lương bằng đại học thì chu kỳ nâng bậc lương của em trước đây vẫn được tính hay là khi hưởng bằng đại học là phải quay lại từ đầu. Tháng 11/2021, em có được nâng lương theo bậc lương đại học hay không? Rất mong nhận sự hồi đáp.Trân trọng!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Về thời hạn nâng bậc lương, trong trường hợp này của bạn là trường hợp đối với các ngạch có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên (đại học) và chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch, quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT- BNV năm 2013 quy định như sau:

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, ếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Như vậy, khi bạn được xếp ngạch mới thì tính thời gian bạn giữ bậc lương là thời gian giữ bậc lương trong một ngạch đó. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch công chức theo trình độ đại học được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức theo trình độ đại học mà không bị tính lại từ đầu.