Bao lâu thì hình thành tim thai

Thai nhi mấy tuần có tim thai là thắc mắc của không ít bà bầu bởi đây là một trong những dấu mốc quan trọng đầu tiên chứng minh sự xuất hiện của một sinh linh bé nhỏ. Vậy thì thai nhi bao nhiêu tuần sẽ có tim thai và tim thai thế nào là bình thường, bất thường!

1. Bà bầu có biết thai nhi mấy tuần thì có tim thai

Thông thường tim thai sẽ thường xuất hiện ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Nhưng cũng có trường hợp do phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của bà bầu và sự phát triển của phôi thai mà tim thai xuất hiện ở tuần 7-8 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng.

Tuần thứ 11 tim thai bắt đầu đập nhẹ và gần như hoàn thiện khi đến tuần thứ 12. Tim thai đập rõ hơn khi bước sang tuần thứ 14. Sang tuần thai thứ 16 tim đã có thể bơm máu khoảng 24 lít/ngày và số lượng này có thể sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát của thai nhi.

Đến tuần thứ 20, mẹ có thể cảm nhận được nhịp đập tim thai rất mạnh mẽ, nhịp tim thai càng to và rõ là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.

Bao lâu thì hình thành tim thai

Mấy tuần có tim thai? Thông thường tim thai sẽ thường xuất hiện ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ

Nếu sau 12 tuần thai siêu âm mà vẫn không thấy có tim thai thì cần phải xét nghiệm nồng độ HCG xem bạn có thực sự mang thai hoặc thai có gặp phải vấn đề gì không để từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp

Nếu trường hợp siêu âm không có tim thai do sảy thai, đây là điều thực sự mất mát. Gia đình, bạn bè cần và bản thân mẹ cần chuẩn bị vững tâm lý, luôn ở bên động viên mẹ và các mẹ hãy nhớ rằng bạn đã cố gắng hết sức.

2. Nhịp tim thai như thế nào được cho là bình thường?

Ngoài thắc mắc mấy tuần có tim thai thì câu hỏi nhịp tim thai thế nào là bình thường, thế nào là bất thường cũng được hầu hết các mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Theo chuyên gia, nhịp đập của tim thai được đánh giá là khỏe mạnh, phát triển bình thường sẽ dao động trong khoảng 120 – 160 nhịp/ phút. Khi bé chuyển động, đạp vào bụng mẹ, nhịp tim có thể lên tới 180 nhịp/phút. Nếu trường hợp tim thai đập vượt quá 180 nhịp/phút, thì cần đưa bà bầu đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời vì rất có thể đây là dấu hiệu nguy hiểm của thai nhi. Chính vì vậy siêu âm tim thai là việc rất cần thiết trong thai kỳ, không chỉ ở giai đoạn đầu mà trong suốt quá trình mang thai của bà bầu.

3. Mục đích của việc siêu âm tim thai là gì?

Phương pháp siêu âm tim thai là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi như: nhịp tim, chức năng tim, các dị tật tim bẩm sinh. Các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo nên sử dụng phương pháp này để chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện sớm những bất thường và dị tật ở tim, giúp can thiệp kịp thời và có hướng điều trị ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ở tuần thứ 6 -8 của thai kỳ đã bắt đầu xuất hiện tim thai, vì vậy thời điểm này các mẹ không nên bỏ qua để siêu âm tim thai. Khi ở giai đoạn đầu bắt đầu xuất hiện tim thai, tim của thai nhi tiếp tục phân chia và phát triển, chưa có hình dáng các buồng tim cụ thể. Đến cuối cùng van tim và 4 buồng tim mới hình thành. Chính vì thế,  tim thai phát triển tương đối hoàn chỉnh, nhịp tim đập rõ và mạnh vào tuần 20 của thai kỳ.

Để phát hiện tim bẩm sinh ngay từ sớm, việc sử dụng phương pháp siêu âm tim thai là điều vô cùng cần thiết. Được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện để chẩn đoán bệnh tim sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà bầu đều có thể thực hiện việc siêu âm tim thai.

Bao lâu thì hình thành tim thai

Siêu âm tim thai giúp phát hiện sớm những bất thường và dị tật ở tim

4. Siêu âm tim thai dành cho những đối tượng như thế nào?

Theo các bác sĩ khuyến cáo những đối tượng sau, cần thực hiện siêu âm tim thai ngay từ khi bắt đầu đánh giá được hình thái của tim thai

– Những bà bầu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về tim mạch.

– Sản phụ mắc các bệnh tự miễn trong thời kỳ mang thai.

– Bà bầu sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi như: thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm….

– Những thai nhi thụ tinh nhân tạo

– Bà bầu được phát hiện có các dấu hiệu bất thường khi siêu âm thai định kỳ.

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai cho bà bầu trong một số trường hợp như sau:

– Phát hiện tim thai bị loạn nhịp.

– Phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của tim

– Phát hiện ra những dấu hiệu thường của nhiễm sắc thể.

Bao lâu thì hình thành tim thai

Không phải tất cả các bà bầu đều có thể thực hiện việc siêu âm tim thai

5. Thực phẩm nào là tốt cho sự phát triển tim của thai nhi?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành, phát triển hệ thống tim mạch của thai nhi. Trong giai đoạn mang bầu, thai nhi cần đủ lượng axit béo omega- 3, cùng với các vitamin, khoáng chất thiết yếu để cơ thể phát triển đúng cách.

Bao lâu thì hình thành tim thai

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành, phát triển hệ thống tim mạch của thai nhi

Ngay ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và phốt pho – có thể trợ giúp hình thành các mô tim của thai nhi. Sự hình thành, phát triển của hệ thống tim mạch ở thai nhi phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Các chuyên gia sản khoa thường khuyến cáo nên tránh một số chất và thực phẩm như cà phê, thức ăn mặn, đồ ăn chứa hàm lượng cholesterol cao.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Mấy tuần có tim thai?”, hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ các mẹ đã hiểu rõ hơn về tim thai ở những tuần đầu của thai kỳ cũng như nắm được rõ về các thực phẩm tốt cho tim thai. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế đề được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tâm lý chủ quan và gặp phải những hậu quả đáng tiếc.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi theo tuần là một trong những trải nghiệm khó quên của mẹ bầu, nhất là những mẹ đang có thai lần đầu tiên. Và trong chặng đường 9 tháng 10, thời điểm xuất hiện tim thai có nhiều ý nghĩa với mẹ bầu. Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tim thai, mẹ bầu nhé!

Sự phát triển của thai nhi theo tuần: quá trình hình thành tim thai

• Ngay từ ngày thứ 16 sau khi thụ thai (thụ tinh), phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim đã xuất hiện và tim phôi thai bắt đầu đập vào ngày 22 – 23 và khoảng ngày 27 – 28, dòng tuần hoàn phôi thai cũng làm đúng chức năng của tim dù hình dáng vẫn chưa hình thành.

• Đến cuối tháng đầu tiên, phôi thai sẽ dài thêm khoảng 1 cm, đồng thời tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện.

• Đến tuần thai thứ 5, phôi đã hình thành rất nhiều tế bào và có một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim. Đây chính là dấu mốc quan trọng về sự xuất hiện tim thai – minh chứng rõ rệt về một sức sống mạnh mẽ!

• Đến tuần thứ 7 của phôi thai, tim thai nhi sẽ lớn dần và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim trái và phải, bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng ở tuần thai thứ 11.

• Ở khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện và bắt đầu đập mạnh mẽ hơn ở tuần 14.

• Ngay từ tuần thứ 6-7 thai kỳ, mẹ bầu đã có thể nghe được tim thai của con yêu qua thiết bị siêu âm, còn đến tuần thứ 20 trở đi, mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là đã nghe được tim thai rồi đấy. Nhịp đập càng to và nghe càng dễ chứng tỏ bé cưng đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Bao lâu thì hình thành tim thai

Nhịp tim thai thế nào là bình thường?

Mẹ cần quan tâm tới nhịp tim thai đập nhanh hay chậm, vì đây cũng là cách báo hiệu sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Khi ở cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh và đảm nhiệm chức năng bình thường, có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng cũng có thể tăng đến 180 lần/phút nếu bé cựa quậy nhiều.

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn nhưng nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút thì mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay vì đây là dấu hiệu bất thường.

Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm, có thể xảy ra vì lưu thông máu kém, có thể mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc thai nhi dị tật. Vậy nên, mẹ cần thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy tim thai bất thường để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về tim thai trong quá trình tìm hiểu sự phát triển thai nhi theo tuần. Hãy tranh thủ ghi lại trong nhật ký mang thai những cảm xúc tuyệt vời khi cảm nhận được sự chuyển động đầu tiên của bé yêu mẹ nhé!