Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm gì

Tìm hiểu: BHXH tự nguyện là gì? Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ? 5 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nội dung chính:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là chế độ BHXH được nhà nước bảo hộ và do cơ quan BHXH thực hiện. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện sau khi qua đời thì người thân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất 1 lần.

Về mức đóng BHXH tự nguyện: Khoản 2 Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do người tham gia tự lựa chọn. Trong đó: Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở.

Khi tham gia BHXH tự nguyện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo bằng 30%, cận nghèo là 25%, đối tượng khác là 10% (tính theo mức chuẩn hộ nghèo nông thôn).

Mức đóng thấp nhất:

* Hộ nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 99.000 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 231.000 đồng/tháng.

* Hộ cận nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 82.500 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 247.500 đồng/tháng.

* Người tham gia không thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo: 330.000 đồng/tháng, trong đó: Nhà nước hỗ trợ đóng: 33.000 đồng/tháng; Người tham gia đóng: 297.000 đồng/tháng; Mức đóng cao nhất: 6.523.000 đồng/tháng.

4 hình thức đóng BHXH tự nguyện

Về hình thức đóng BHXH tự nguyện, người tham gia có thể lựa chọn các hình thức đóng như sau:

- Hằng tháng, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong tháng.

- 3 tháng một lần, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong 3 tháng.

- 6 tháng một lần, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong 4 tháng đầu tiên.

- 12 tháng một lần, đóng tiền bất kỳ ngày nào trong 7 tháng đầu tiên.

Theo đó, ông có thể lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập bản thân.

Để tham gia BHXH tự nguyện, ông có thể liên hệ với Đại lý thu (Bưu điện, Viettel hoặc UBND xã, phường, thị trấn…) hoặc có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công (hướng dẫn chi tiết theo đường link https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi.aspx?CateID=168&ItemID=20011).

5 quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện

Khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

* Được hưởng lương hưu.

- Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu hằng tháng khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

- Đủ tuổi nghỉ hưu trong năm 2023:

Nam: Đủ 60 tuổi 9 tháng. Sau đó, mỗi năm tăng thêm 3 tháng. Tuổi nghỉ hưu với lao động nam sẽ đạt 62 tuổi vào năm 2028.

Nữ: Đủ 56 tuổi. Sau đó, mỗi năm tăng thêm 4 tháng. Tuổi nghỉ hưu với lao động nữ sẽ đạt 60 tuổi vào năm 2035.

- Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (tối đa 10 năm) để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

* Hưởng trợ cấp BHXH một lần khi:

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có dưới 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH.

- Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.

- Sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần.

- Ra nước ngoài để định cư.

* Hưởng chế độ tử tuất.

- Trợ cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người tham gia BHXH tự nguyện chết (hiện tại được hưởng là: 14.900.000 đồng).

Những người sau đây khi chết thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng:

+ Người có thời gian tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 60 tháng (5 năm) trở lên.

+ Người tham gia BHXH tự nguyện nhưng đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng (1 năm) trở lên.

+ Người đang hưởng lương hưu.

- Trợ cấp tuất một lần: Số tiền thực nhận căn cứ vào số tiền đóng và số tháng đóng BHXH.

* Được cấp thẻ BHYT.

Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được cấp thẻ BHYT trong suốt quá trình hưởng lương hưu với mức hưởng đến 95%.

* Được Nhà nước điều chỉnh lương hưu tăng lên phù hợp với mức giá tiêu dùng.

Trong thời gian đóng mà không tiếp tục tham gia nữa, nếu có yêu cầu, sẽ được hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH tự nguyện. Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH trước 2014.

- 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với những người tham gia BHXH từ 2014 trở đi.

Trường hợp thời gian đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm thì hưởng mức bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc khác nhau như thế nào?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người tham gia sẽ được hưởng 5 chế độ nghỉ sau: Khi ốm đau, khi mang thai, khi gặp tai nạn hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu trí, tử tuất. Còn nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì người tham gia chỉ nhận được 2 chế độ là nghỉ hưu trí và tử tuất.

Bảo hiểm tự nguyện được hưởng bao nhiêu phần trăm?

Hiện nay, Nhà nước đang hỗ trợ cho những người tham gia BHXH tự nguyện tối thiểu là 10%; những người tham gia là người thuộc hộ cận nghèo thì sẽ được hỗ trợ 25%; những người thuộc diện người nghèo được ở hỗ trợ cao hơn, ở mức 30%.

Tham gia bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Mức lương 6 triệu đồng bảo hiểm bao nhiêu?

Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội = 10,5% x 6,5 triệu đồng = 682.550 đồng/tháng. Cách tính này chỉ áp dụng trong trường hợp 6,5 triệu đồng đó là mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác thuộc diện tính đóng bảo hiểm xã hội).