Báo cáo thị trường cổ phiếu 2022

Kính thưa Quý độc giả,

Năm 2020 có thể coi là một năm khó khăn, thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới nói riêng phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, các nước đã buộc phải áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng thông qua các gói hỗ trợ tài chính lên tới hàng nghìn tỷ USD và biện pháp cắt giảm lãi suất của hầu hết các ngân hàng trung ương các nước. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến dòng vốn quốc tế và TTCK năm 2020. Tại Việt Nam, nhiều biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kích thích tiêu dùng như giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán; cung cấp các khoản trợ cấp cho cá nhân, hộ gia đình, đẩy mạnh các chương trình đầu tư công và cắt giảm lãi suất của Chính phủ đã từng bước phát huy hiệu quả, giúp kinh tế phục hồi và thu hút các dòng vốn đầu tư vào TTCK, giúp thị trường ổn định và tăng trưởng cả về quy mô và tính thanh khoản. Tại ngày 31/12/2020, chỉ số VN-Index đạt 1103,87 điểm, tăng 14,9% so với cuối năm 2019. Thị trường cổ phiếu hiện có 1.665 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch (ĐKGD) với quy mô niêm yết, ĐKGD đạt gần 1.514 nghìn tỷ đồng, tăng 8% với cuối năm 2019. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương 84,1% GDP 2020. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết (trong đó có 454 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp) với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2019 tương đương 23% GDP. Tổng mức huy động qua phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp tăng tương đối mạnh, đạt 429.000 tỷ đồng. Thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019; thanh khoản thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh bình quân đạt 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Những kết quả của thị trường trên đây có sự đóng góp không nhỏ của VSD với vai trò là tổ chức hạ tầng duy nhất cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng khoán phái sinh trên Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) và chứng khoán của công ty đại chúng khác; các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ giao dịch chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật. Đặc biệt, mặc dù quy mô thị trường và khối lượng thanh toán giao dịch chứng khoán đều tăng, song các giao dịch đều đã được VSD phối hợp với hai SGDCK thanh toán đúng hạn, an toàn, đảm bảo cho thị trường vận hành thông suốt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp và một số TTCK lớn của thế giới như Mỹ phải 3 lần kích hoạt cơ chế ngừng giao dịch. Đây là những thành tích rất đáng ghi nhận của VSD trong năm qua. Theo đó, VSD đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, thể hiện qua các con số sau: Tính đến hết ngày 31/12/2020, đã có hơn 8 tỷ chứng khoán đăng ký mới trong năm 2020, tăng 168% so với năm 2019, nâng tổng số chứng khoán đăng ký tại VSD lên 178 tỷ chứng khoán; đã có 14,9 tỷ chứng khoán lưu ký mới trong năm 2020, tăng 31,8% so với năm 2019, nâng tổng số dư chứng khoán lưu ký tại VSD lên 100 tỷ chứng khoán (chiếm hơn 56% tổng số chứng khoán đăng ký); tổng số tài khoản lưu ký tại VSD là 2,7 triệu tài khoản, tăng 17% so với năm 2019, số lượng tài khoản đăng ký trên hệ thống bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là 171.973 tài khoản, tăng 89% so với năm 2019; tổng giá trị thanh toán toàn thị trường trong năm 2020 đạt 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2019. Đây là những kết quả hết sức ấn tượng thể hiện những nỗ lực rất đáng ghi nhận của VSD trong năm 2020, năm mà nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Với nỗ lực đồng hành và sát cánh cùng thị trường, VSD đã góp phần không nhỏ giúp TTCK nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung vượt qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất, đạt mức hồi phục trên cả kỳ vọng.

Bước sang năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục chịu nhiều tác động đa chiều từ bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, nhưng theo dự báo thị trường sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng của năm 2020. Bên cạnh tác động tiêu cực của dịch bệnh, xu hướng dịch chuyển dòng vốn quốc tế từ kênh tín dụng ngân hàng -nơi có lợi suất thấp- sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán và các tài sản có giá trị bao gồm vàng, bất động sản do tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng thông qua cắt giảm lãi suất và các gói hỗ trợ tài chính lớn của hầu hết các nước trên thế giới trong năm 2020 đã và đang được xem là những nhân tố tích cực hỗ trợ sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2021- đặc biệt khi Việt Nam tiếp tục được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng để đầu tư của khu vực  và là  một trong số rất ít nước khống chế được dịch Covid, đạt tăng trưởng dương trong năm 2020. Trong tháng 12 năm 2020, Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên trong hệ thống phân loại của MSCI sau khi Kuwait chính thức được nâng hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi. Như vậy, việc dòng vốn nước ngoài có khả năng quay trở lại vào năm 2021 với tỷ trọng cao hơn cho Việt Nam trong chỉ số MSCI FM sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán trong năm 2021. Bên cạnh đó, trên nền những thành công mà thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được trong năm 2020, đồng thời khi Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực, hệ thống công nghệ thông tin mới của toàn thị trường được triển khai sẽ tạo nền tảng pháp lý và công nghệ mới giúp nâng tầm thị trường, thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của các thành viên thị trường.


Riêng đối với VSD, năm 2021 là năm vô cùng đặc biệt – năm đánh dấu chặng đường 15 năm đi vào hoạt động của VSD và 25 năm không ngừng lớn mạnh của ngành chứng khoán Việt Nam. Trong bối cảnh đó, bước sang năm 2021, VSD chủ trương bám sát phương châm “kế thừa nền tảng, tiếp nối thành công” triển khai thực hiện chuyển đổi thành Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, nâng cao tiềm lực tài chính tăng cường vị thế của VSD trong khu vực và trên thế giới, đặt dấu ấn cho bước chuyển mình lịch sử trên chặng đường phát triển của VSD, góp phần quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững và mạnh mẽ. Qua đây, thay mặt tập thể Lãnh đạo và cán bộ chuyên viên của VSD tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng, sự chỉ đạo sát sao và hợp tác chặt chẽ của cơ quan quản lý, thành viên thị trường, các tổ chức phát hành và công chúng đầu tư đã dành cho VSD trong thời gian qua và trên chặng đường sắp tới./.

* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.

Cập nhật Ngành Bán lẻ

Quan điểm đầu tư: Do lạm phát gia tăng sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng, tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây. Tăng trưởng lợi nhuận của DGW và FRT đã đạt đỉnh vào quý 4 năm 2021, trong khi PNJ có thể đạt đỉnh vào quý 3 năm 2022. Do lạm phát vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong các quý tới, chúng tôi khuyến nghị giảm tỷ trọng đối với các cổ phiếu bán lẻ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu vẫn có thể đạt mức tăng trưởng dài hạn ổn định nhờ tăng thị phần.

Triển vọng ngành chăm sóc sức khỏe nửa cuối năm 2022 và năm 2023

Nhìn chung, ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành ít bị ảnh hưởng nhất trước sự gia tăng của chi phí, giá năng lượng và giá hàng hóa. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt năm 2020 và 2021 đã tạo mức nền so sánh thấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID. Các yếu tố khác như gói kích thích đầu tư công, các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hoặc chi phí vay tăng lên không liên quan và không tác động đáng kể đối với ngành này. Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ đạt mức đỉnh vào năm 2023 khi giá thuốc, viện phí tăng lên trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều. Sau khi đạt đỉnh, chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận của ngành có thể duy trì khá ổn định trong giai đoạn sau do sẽ không có biến động đáng kể nào xảy ra. Chúng tôi tin rằng định giá của ngành cũng sẽ khả quan nhờ sự hỗ trợ của lợi nhuận tăng trưởng tốt và cơ cấu cổ đông hợp lý trong các công ty chăm sóc sức khỏe.

Cập nhật ngành Chăn nuôi và CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC: HOSE)

Trong Q1/2022, hầu hết các công ty trong ngành đều ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan, với biên lợi nhuận thu hẹp hơn do chi phí tăng. DBC công bố doanh thu thuần tăng 13% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng giảm 98% so với cùng kỳ do biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 25,4% xuống 9,0% do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng. Mảng chăn nuôi của HPG ghi nhận lỗ trong Q1/2022, trong khi doanh thu giảm 28% so với cùng kỳ. BAF công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm lần lượt là 38% và 6% so với cùng kỳ.

DBC: Trong năm 2022, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 12,9 tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ) và 698 tỷ đồng (-16% so với cùng kỳ), vì năm 2020 và 2021 đều ghi nhận mức nền cao. Năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DBC lần lượt đạt 13,9 tỷ đồng (+9% so với cùng kỳ) và 900 tỷ đồng (+29% so với cùng kỳ). Chúng tôi giả định giá heo hơi bình quân sẽ đạt 60.400 đồng/kg trong năm 2022 và 61.600 đồng/kg trong năm 2023. Tại mức giá 26.300 đồng/cổ phiếu, DBC đang giao dịch ở mức P/E 2022 và 2023 lần lượt là 9,1x và 7,1x. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho cổ phiếu DBC là 29.900 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 13,7%), và lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN.

Cập nhật ngành Ngân hàng: Triển vọng ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm 2022

Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi: ACB, VCB

Mức định giá hiện tại của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm. Một số ngân hàng thậm chí có chỉ số P/B ở dưới 1 độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm. Tuy nhiên, mức định giá hiện nay có thể vẫn chưa phản ánh đầy đủ một số rủi ro còn lại (đặc biệt liên quan đến lĩnh vực bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp). Do đó, những ngân hàng có hoạt động cho vay thận trọng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong một thị trường đầy bất ổn như hiện nay.

Cập nhật Ngành Thép: Định giá hấp dẫn cho dài hạn, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn hiện hữu

Sau khi tăng 15% trong Q1 nhờ nhu cầu dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng kỳ. Sản lượng xuất khẩu vẫn ổn định trong quý 2/2022, nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc trong các quý tới do nhu cầu chậm lại trước lo ngại giá thép giảm và các biện pháp bảo hộ từ các thị trường xuất khẩu. Về giá, giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm khoảng 11% so với mức đỉnh vào tháng 3, trong khi giá thép HRC cũng giảm 25% so với mức đỉnh vào đầu tháng 4, theo diễn biến của giá thép thế giới.

Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép sẽ giảm trong quý 2 và quý 3 năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức đáy trong giai đoạn 2018-2019 do ít áp lực từ việc tăng công suất ngành và tỷ lệ nợ ở mức an toàn hơn.

Cập nhật Ngành Bất động sản: Hạ nhiệt trước nhiều thách thức

So với đầu năm 2022, chỉ số giá cổ phiếu ngành bất động sản đã giảm 25%, tương đương với mức giảm của chỉ số VNIndex tính đến giữa tháng 6. Theo đó, chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu bất động sản đã được chiết khấu xuống mức hấp dẫn để nắm giữ dài hạn. Tuy nhiên, với nhiều thách thức của thị trường trong thời gian tới, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với cổ phiếu ngành bất động sản, ít nhất là trong năm 2022 và cần chờ thời điểm thích hợp để giải ngân.

Chúng tôi tiếp tục ưa thích 3 cổ phiếu NLG, KDHVHM. Không chỉ có tình hình tài chính mạnh với tỷ lệ đòn bẩy tài chính hợp lý, mà các công ty này còn có khả năng đa dạng hóa nguồn vốn và huy động vốn quốc tế. Theo đó, mỗi công ty đều có vị thế tốt để tiếp tục phát triển trong bối cảnh ngành BĐS đang gặp những thách thức như hiện nay. Do đó, chúng tôi khuyến nghị quan sát cổ phiếu từ Q3/2022 trở đi khi tâm lý thị trường được kỳ vọng sẽ ổn định hơn và doanh số bán hàng tại các dự án có kết quả rõ ràng hơn.

Cập nhật Ngành Dệt may: Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn có thể chững lại do lạm phát

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may & sợi lần lượt đạt 14 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ) và 2,4 tỷ USD (+ 11% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD (+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc). Bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022 do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ trong 5T2022 do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao. Theo Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% -18% so với cùng kỳ trong 5T2022. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB (như MSH và TCM). Mặc dù chi phí vải tăng lên phù hợp với quan điểm của chúng tôi (đây), nhưng mức độ gián đoạn logistics và giá nhiên liệu tăng lên cao hơn ước tính của chúng tôi.

Cập nhật Ngành Bảo hiểm

Nhìn chung, chúng tôi duy trì quan điểm rằng Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài của thị trường bảo hiểm. Điều chúng tôi thấy còn thiếu ở đây là một giải pháp để cải thiện cấu trúc tổng thể của thị trường, do lợi nhuận hiện tại không được phân bổ hợp lý trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành. Trong khi các công ty môi giới bảo hiểm được hưởng biên lợi nhuận cao vào thời điểm hiện tại, các công ty kinh doanh bảo hiểm đang phải chịu gánh nặng với việc giải quyết bài toán quản lý chi phí (từ định phí bảo hiểm, cấp đơn, chi phí bán hàng, hoa hồng cho đến việc quản lý hợp đồng & quản lý bồi thường cũng như tránh trục lợi bảo hiểm) và khả năng sinh lời ở mức thấp.

Cập nhật Ngành Khu Công nghiệp: Giảm thủ tục pháp lý thành lập Khu Công nghiệp

KHUYẾN NGHỊ

BCM: Chúng tôi đánh giá tích cực BCM với vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp với diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê đạt 454.3 ha. Đồng thời, diện tích đất thương phẩm lên đến 1.250 ha tại Thành phố mới Bình Dương và các khu dân cư Bàu Bàng, Mỹ Phước kỳ vọng thanh khoản được cải thiện và lợi nhuận duy trì mức cao hơn 43% kể từ năm 2022 khi áp dụng khung giá đất mới tại Bình Dương cho giai đoạn 2020-2024. Liên doanh VSIP, Warburg Pincus dự báo đem lại lợi nhuận tích cực nhờ nhu cầu thuê đất và nhà xưởng phục hồi trở lại từ 2022. BCM hiện đang giao dịch với P/E và P/B 2022 lần lượt đạt 16,5x và 3,4x, chúng tôi điều chỉnh mức giá mục tiêu là 80.800 đồng/cp do giá tăng tại khu dân cư và khu công nghiệp kể từ năm 2022 và khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BCM.

IDC: IDC đang giao dịch tại PE 2022 lần lượt là 10,1x và PB là 3,1x. Chúng tôi nâng khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 1 năm là 70.300 đồng/CP- với giả định rằng giá thuê tại KCN Hựu Thạnh từ 120 USD/m2/chu kỳ thuê lên mức 130 USD/m2/chu kỳ thuê cho năm 2021 và Phú Mỹ II từ 100 USD/m2/chu kỳ thuê lên 125 USD/m2/chu kỳ thuê, bổ sung khu công nghiệp mới quy hoạch và 90 ha đất khu dân cư vào mô hình định giá. Chúng tôi đánh giá tích cực IDC với vị thế là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất 875 ha, trong đó có 367,8 ha đất đã đầu tư hạ tầng sẵn sàng cho thuê, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Đồng thời, KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của IDC trong 3-5 năm tới.

Cập nhật Ngành Dược: Lợi nhuận tăng tích cực và ít bị ảnh hưởng hơn từ rủi ro lạm phát là cơ hội đầu tư hấp dẫn

Hoạt động kinh doanh dược phẩm ít chịu ảnh hưởng hơn trong môi trường lạm phát cao, với chi phí đầu vào ổn định so với các ngành khác. Vì cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm thuốc cuối cùng tương đối phân mảnh, chi phí sản xuất của ngành dược phẩm sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát. Với nhu cầu thuốc ổn định qua các năm và mức định giá ổn định do cơ cấu cổ đông cô đặc và nhu cầu M&A thường xuyên trong ngành, ngành dược là cơ hội phòng thủ tốt trong thời điểm thị trường có nhiều biến động.

Cập nhật Ngành Ngân Hàng: Đại hội cổ đông & cập nhật nhanh KQKD Q1/2022

Mùa ĐHCĐ đã kết thúc, hầu hết các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu đều có quan điểm tích cực cho cả năm 2022. Kế hoạch tăng trưởng LNTT bình quân ở mức + 31% so với cùng kỳ, trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào hạn mức do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt như thường lệ. Tuy nhiên, VCB và MBB có thể có lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, do hai ngân hàng này có kế hoạch tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng “0 đồng”.

KQKD Q1/2022 hầu hết đều phù hợp hoặc vượt kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ, ngoại trừ trường hợp của OCB. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là kết quả này chỉ phản ánh hoạt động trong Q1 và chưa phản ánh đầy đủ tác động của những động thái siết hoạt động cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gần đây. Chúng tôi cho rằng rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn cho đến khi tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi ưu tiên các cổ phiếu có chất lượng tài sản tốt với tỷ trọng cho vay bất động sản và/hoặc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp (như ACB và VCB).

Cập nhật Ngành Điện: Mở cửa kinh tế trở lại thúc đẩy tiêu thụ điện và giá CGM

Mở cửa kinh tế trở lại giúp tiêu thụ điện toàn quốc tăng; cùng với việc thiếu cung than tạm thời tiếp tục đẩy giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng.

Giá trung bình trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) tăng +37% so với cùng kỳ trong Q1/2022 và qua đó có thể giúp lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện tránh khỏi tăng trưởng âm (VD: NT2, POW, HND).

Tiêu thu điện toàn quốc Q1/2022 đạt 63 tỷ kwh và tăng +7,8% so với cùng kỳ (so với năm 2021 là +4%) trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong Q1 là 5,03% so với cùng kỳ. Do kinh tế mở cửa trở lại, chúng tôi ước tính tiêu thụ điện năm 2022 hồi phục & tăng +9,2% so với cùng kỳ.

Rủi ro khi giá cả nhiên liệu đầu vào tiếp tục tăng. Nếu giá nhiên liệu đầu vào (bao gồm dầu khí và than nhiệt) tiếp tục tăng và duy trì mức cao có thể khiến lạm phát tăng trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy yếu. Qua đó có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng GDP của Việt Nam (từ 6,8%-7,2%YoY còn khoảng 5%-6%YoY), và tiêu thụ điện (từ 9.2%YoY còn 7%YoY).

Cập nhật Ngành Ngân hàng: Nhóm ngân hàng TMCP tăng trưởng ổn định trong Q1/2022

Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận Q1/2022 bình quân của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ đạt từ một con số đến hai chữ số thấp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tương đối thấp so với cùng kỳ này phần lớn là do hai ngân hàng CTG (chưa tính đến banca) và VCB có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021. Theo quan điểm của chúng tôi, nhìn chung các ngân hàng còn lại vẫn có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tương đối tốt.

Cập nhật Ngành Phân bón: Giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3

Chúng tôi cho rằng, việc nối lại giao thương giữa Nga và các nước Châu Âu sẽ mất nhiều thời gian sau khi xung đột giữa Nga-Ukraine hạ nhiệt. Do đó, giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và tạo ra cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục. Chúng tôi nâng ước tính lợi nhuận cho DCM lên 2.684 tỷ đồng (+40% YoY) và DPM lên 3.976 tỷ đồng (+25% YoY) năm 2022. Giá mục tiêu cho cổ phiếu DCM là 51.800 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời là 22,2% (trong đó 5,6% tỷ suất cổ tức). Giá mục tiêu cho DPM là 71.200 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời là 13,1% (trong đó 5,3% tỷ suất cổ tức). Rủi ro: chính phủ có thể can thiệp vào công tác điều hành giá phân bón trong bối cảnh giá gạo thấp và tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu.

Cập nhật Ngành Du lịch: Cổ phiếu nào hưởng lợi khi ngành Du lịch mở cửa trở lại từ 15/03?

Theo SSI Research, ngành Du lịch mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và cải thiện lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực (i) Du lịch, lữ hành; (ii) Lưu trú du lịch (ví dụ: khách sạn, resort,..); (iii) Vận tải du lịch.

Chúng tôi lưu ý rằng, sẽ cần thời gian để việc mở cửa trở lại ngành du lịch phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên với đặc tính phản ánh kỳ vọng của thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu thường sẽ có xu hướng phản ứng trước so với diễn biến của lợi nhuận.