Báo cáo quyết toán hải quan thông tư 39 năm 2024

luôn là vấn đề muôn thuở tại các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Nhiều mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam, sau đó xuất khẩu ra thế giới: điện thoại, linh kiện điện tử, sắt thép, gỗ, giày dép… Hầu hết đều được sản xuất bởi nhà máy chế xuất, hoặc sản xuất xuất khẩu hay gia công hàng hóa này.

Mặc dù đây là loại hình sản xuất phục vụ xuất khẩu ngày càng phổ biến và Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay đang lan rộng đã tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam giao thương hàng hoá, nhưng từ đó số lượng thủ tục, giấy tờ nói chung và lĩnh vực hải quan ngày một lớn khiến các doanh nghiệp gặp vô vàn khó khăn khi phải làm quyết toán hải quan.

Hiểu được điều đó nên TACA muốn cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về Báo cáo quyết toán hải quan tại ngay bài viết dưới đây:

Báo cáo quyết toán hải quan là bảng báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu do đơn vị hải quan quản lý, đây là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất. Theo đó doanh nghiệp phải đối chiếu lượng nguyên nhập khẩu với thành phẩm xuất khẩu thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Báo cáo quyết toán hải quan thường được được dùng với nhiều thuật ngữ tiếng anh như: Customs yearly report, gọi tắt là customs report, declaration customs report hay settlement Customs report.

BCQT bao gồm ba (03) mẫu sau:

— Mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL nếu doanh nghiệp nộp bản giấy (hoặc Mẫu số 25 nếu doanh nghiệp nộp qua hệ thống hải quan điện tử): là BCQT về tình hình xuất – nhập – tồn kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất/gia công hàng hóa xuất khẩu;

— Tỷ lệ hao hụt bất thường dẫn đến định mức thực tế không chính xác

— Các chênh lệch không giải trình được trong việc sử dụng thực tế nguyên vật liệu nhập khẩu/ thành phẩm xuất khẩu giữa sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan và BCQT.

So sánh báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán hải quan

Báo cáo quyết toán hải quan có thời hạn nộp là chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính và Báo cáo tài chính cũng thế, tuy nhiên: Đây là hai loại báo cáo khác nhau của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có thể phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai loại báo cáo này.

Doanh nghiệp sẽ nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan thuế, còn Báo cáo quyết toán hải quan thì sẽ nộp cho cơ quan Hải quan.

Thông thường, doanh nghiệp nào cũng phải làm báo cáo tài chính, trong khi đó, báo cáo quyết toán hải quan chỉ yêu cầu đối với các loại hình doanh nghiệp miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu như doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất.

Người ta có thể hiểu, Báo cáo tài chính là hạch toán các vấn đề liên quan đến tiền, tình hình tài chính của đơn vị. Trên BCTC sẽ thể hiện tình hình các tài sản, nguồn vốn, các khoản nợ phải thu, phải trả, thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm nữa, BCTC còn được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

\>>> Xem thêm: Báo cáo tài chính trong kinh doanh

Trong khi Báo cáo quyết toán thì liên quan nhiều đến hàng hóa, lượng nhập khẩu, chủ yếu là nguyên vật liệu. Trong đó, hồ sơ cơ bản gồm: Báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu và vật tư nhập khẩu, Báo cáo tình hình hàng hóa xuất khẩu và Định mức thực tế, với Nơi nộp là: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu/ Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.

Những doanh nghiệp nào cần làm báo cáo quyết toán hải quan?

Những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất là những doanh nghiệp được miễn thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu, trong đó doanh nghiệp cần đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với các thành phẩm xuất khẩu dựa trên định mức tiêu hao của nguyên vật liệu đó. Do vậy, Báo cáo quyết toán hải quan là mẫu báo cáo mà các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải thực hiện và đẩy lên cơ quan hải quan.

Cụ thể, Lập báo cáo quyết toán là thủ tục nhất thiết phải có đối với ba loại hình doanh nghiệp sau:

  • Loại hình gia công: Quyết toán 1 năm tài chính
  • Loại hình sản xuất xuất khẩu: Không có đề nghị hoàn thuế, không thu thuế, trừ trường hợp đã hoàn thuế/ không thu thuế theo thông tư 16120/BTC-TCHQ
  • Doanh nghiệp chế xuất (gồm gia công và SXXK)

Những quy định về báo cáo quyết toán hải quan mới nhất

Các vấn đề về báo cáo quyết toán hải quan được quy định cụ thể tại Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

  • Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan: Căn cứ theo mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:

“Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.”

\>>>Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết

  • Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán: Căn cứ theo điểm b mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:

“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

  • Mức xử phạt chậm nộp báo cáo quyết toán hải quan: Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu là cá nhân thì mức phạt tiền bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

– Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không nộp báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình sử dụng hàng hóa miễn thuế đúng thời hạn quy định;”

– Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:

  1. a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;”

\>>>Xem thêm: Mức Phạt Chậm Nộp Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan [UPDATE MỚI NHẤT]

Cách làm báo cáo quyết toán hải quan

Cách làm báo cáo quyết toán hải quan có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tích hợp số liệu từ các bộ phận liên quan

  • Số liệu từ bộ phận quản lý kho, quản lý sản xuất số liệu kiểm kê, phiếu xuất nhập khẩu
  • Số liệu từ bộ phận kể toán. Số liệu tính chi phi sản xuất, hóa đơn chi phí gia công, các chi phí khác theo giá gốc NVL và thành phẩm)…..
  • Số liệu từ bộ phận xuất nhập khẩu số liệu theo tờ khai, định mức ( tử bộ phận kỹ thuật).

Bước 2: Bộ phận xuất nhập khẩu tập hợp số liệu và lập bảng BCQT

  • Tập hợp số liệu đã thu thập, lập bảng thống kê NVL, thành phẩm.
  • Tinh tổng NVL, thành phẩm để xác định số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ lập báo cáo quyết toán

7 loại hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị để lập báo cáo quyết toán:

  1. Các chứng từ ngoại thương liên quan đến NVL, nhập khẩu ( HĐ IVC, PKL)
  2. Các bảng định mức điều chỉnh định mức
  3. Các tờ khai Hải quan, nhập khẩu, xuất khẩu
  4. Phiếu nhập, xuất kho đối với toàn bộ NVL, sản phẩm có liên quan trong kỳ báo cáo
  5. Các chứng từ liên quan đến phế liệu, phế thải
  6. Báo cáo tài chính, các khoản hạch toán chi tiết liên quan đến các số liệu báo cáo
  7. Chứng từ chứng minh việc xử lý NVL dư thừa sau khi kết thúc năm tài chính ( ví dụ hình thức bàn tái xuất)

\>>>Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất

Cách kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan

Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán

  • BCQT của tổ chức, cá nhân lần đầu nộp.
  • BCQT có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan.
  • Kiểm tra sau hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở doanh nghiệp.
  • Kiểm tra BCQT trên cơ sở áp dụng quản lý rủi.

Thông thường, nếu kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan, bạn có thể thực hiện kiểm tra các nội dung sau:

– Kiểm tra về định mức:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khai hải quan không có trách nhiệm phải kê khai định mức sản phẩm với cơ quan hải quan, tuy nhiên có trách nhiệm xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt đối với từng mã sản phẩm. Lưu trữ và xuất trình định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư….Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

Đồng thời, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

– Kiểm tra về tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp, sẽ xuất hiện 3 trường hợp:

  • Không có chênh lệch: Doanh nghiệp kê khai hải quan phù hợp với số liệu thực tế, số liệu kế toán tại doanh nghiệp.
  • Chênh lệch thừa về lượng tồn kho giữa doanh nghiệp và số liệu đã kê khai hải quan: Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp lớn hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng cao hơn định mức thực tế sản xuất; doanh nghiệp có hành vi xuất khống; đưa tờ khai xuất khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai nhập khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thừa so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung.
  • Chênh lệch thiếu về lượng tồn kho giữa doanh nghiệp và số liệu đã kê khai hải quan:

Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp nhỏ hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp bán, tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu nhưng không khai báo hải quan; doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng thấp hơn định mức thực tế sản xuất; đưa tờ khai nhập khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai xuất khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thiếu so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung, khai báo xuất khẩu trên tờ khai ít hơn thực tế xuất kho tại doanh nghiệp…

Khi phát sinh lượng chênh lệch thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lượng chênh lệch thiếu này có hay không phải do doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ nội địa trực tiếp đối với nguyên liệu, vật liệu hay tiêu thụ các sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu. Nội dung này có thể bị xử lý theo hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

\>>> Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan doanh nghiệp cần biết

Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan TACA

Với kinh nghiệm gần 20 năm tư vấn kiểm tra hải quan và dịch vụ lập báo cáo quyết toán Hải quan cho nhiều doanh nghiệp, Đội ngũ chuyên gia TACA chúng tôi thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, gia công, chế xuất trong việc lập Báo cáo Quyết toán Hải quan.Đồng hành cùng Dịch vụ Báo cáo quyết toán của TACA, Doanh nghiệp sẽ:

Được đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm của chúng tôi hướng dẫn chi tiết cách thức chọn lựa số liệu, lập báo cáo quyết toán.

– Được tư vấn phương pháp cân đối số liệu chênh lệch giữa bộ phận kho – kế toán – mua hàng – xuất nhập khẩu.

– Được chúng tôi đưa ra các giải pháp cụ thể, hiệu quả cho việc quản lý số liệu nội bộ phục vụ hoạt động báo cáo quyết toán, quản trị nội bộ Doanh nghiệp lâu dài dựa trên việc phân tích quy trình, hoạt động sản xuất thực tế của quý Doanh nghiệp.

– Quan trọng hơn hết, TACA chúng tôi còn đồng hành, hỗ trợ cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình doanh nghiệp làm việc với hải quan sau thông quan,…

– Là chỗ dựa tin cậy, người bạn đồng hành mọi lúc, mọi nơi của quý doanh nghiệp khi cần tư vấn về nghiệp vụ khai báo hải quan, hạch toán kế toán, hạch toán báo cáo quyết toán, xử lý các vấn đề trong nghiệp vụ liên quan đến khai báo hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu …

Quý doanh nghiệp nếu đang vướng mắc liên quan đến việc kiểm tra hải quan, Báo cáo quyết toán hải quan xin vui lòng liên hệ ngay với TACA để được đội ngũ chuyên gia về dịch vụ tư vấn và xử lý nhanh nhất.

Để được báo giá Dịch vụ Báo cáo quyết toán hải quan xin vui lòng liên hệ với TACA qua Hotline CSKH: 0982 518 586