Báo cáo công tác xã hội trong trường học

BÁO CÁO THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC 2021 – 2022

        Thực hiện Công văn số 110/PGDĐT về việc tổ chức Kỷ niệm Ngày Công tác xã hội Việt Nam năm 2022 của Phòng GDĐT Hưng Hà ngày 24/3/2022, trường THCS Thống Nhất đã thực hiện các hoạt động sau:

1. Công tác tuyên truyền:

Nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò, đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề cá nhận, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần đảm bảo thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân, Nhà trường, Liên đội qua mạng xã hội (trang Facebook của trường, trên nhóm zalo của CBGVNV và nhóm zalo các lớp học) đã tuyên truyền các nội dung sau:

- Tuyên truyền phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030;

- Tuyên truyền phổ biến Quyết định số 112/QĐ- TTg ngày 22 /01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030,

- Tuyên truyền phổ biến Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 13/4/2021 của UBND Tỉnh Thái Bình thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

- Tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày Công tác xã hội Việt Nam và Công tác xã hội trong trường học (có bài đăng trên mạng Voffice của Phòng GDĐT Hưng Hà)

2. Hoạt động quyên góp, ủng hộ:

Trong thời gian qua, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, tinh thần yêu thương, tương trợ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau; thu hút sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh của đơn vị tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội.

- Quyên góp ủng hộ Quỹ Nhân đạo: 5.600.000đ

- Ủng hộ Quỹ người nghèo: 6.300.000

- Giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn: Tổng số tiền thưởng, học bổng và quà Tết học sinh nhà trường nhận được là 32.182.000 đồng dành cho 48 học sinh trong dịp Tết cổ truyền dân tộc năm 2022.

+ Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nhà trường đã tổ chức khen thưởng các em học sinh đạt kết quả xuất sắc của các lớp trong bài kiểm tra giữa học kỳ 2 (tổng số tiền khen thưởng là 650.000 đồng)

+  Hội CTĐ huyện Hưng Hà trao 13 suất học bổng từ Quỹ EDF dành cho học sinh nghèo hiếu học  giá trị 18.890.000 đồng (mỗi suất trị giá 1.530.000đồng)

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Phòng GDĐT Hưng Hà trao 02 suất quà dành cho học sinh vượt khó học tốt (mỗi suất gồm 01 túi quà và 200.000 đồng);

+ Công đoàn nhà trường, BCH Hội PHHS, BPT Đội trao quà Tết cho 28 học sinh các lớp có hoàn cảnh khó khăn (tổng mỗi suất là 310.000 đồng: gồm 01 túi quà trị giá 110.000 đồng và 200.000 đồng tiền mặt từ Quỹ Heo tiết kiệm của học sinh; từ sự quan tâm, hỗ trợ của Hội PHHS và các thầy cô giáo trong Công đoàn nhà trường)

+ 01 nhà hảo tâm là thân nhân của cô giáo Phạm Thị lan trao quà cho 05 học sinh (mỗi suất 200.000 đồng).

+ Ngoài ra, Công  đoàn nhà trường còn hỗ trợ 1.500.000 đồng tổ chức tất niên cho học sinh tại lớp; một số học sinh còn nhận được sự quan tâm, chia sẻ trực tiếp của các giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn các lớp.

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

3. Phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường:

- Tổ chức họp PHHS trực tuyến vào đầu năm học và dầu học kỳ 2 để thống nhất các nhiệm vụ năm học.

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

- Kết hợp cùng Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động thiết thực cho đội viên trưởng thành, ra quân hưởng ứng Tết trồng cây năm 2022:

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

- Kết hợp với Công an địa phương, Trạm y tế xã, Hội PHHS tổ chức các chuyên đề giáo dục sức khỏe, ứng xử, giao tiếp học đường, kỹ năng sử dụng mạng xã hội ý thức tham gia giao thông… cho học sinh:

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin Covid, thực hiện PCDB đảm bảo an toàn trường lớp:

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

Báo cáo công tác xã hội trong trường học

            Trên đây là nội dung (và hình ảnh) báo cáo các hoạt động thực hiện “Công tác xã hội Việt Nam” trong trường THCS Thống Nhất năm học 2021 – 2022.

Thống Nhất, ngày 29 tháng 3 năm 2022

Công tác xã hội được coi là ngành khoa học khá mới ở Việt Nam, do vậy công tác xã hội trường học được hình thành và phát triển dần dần với sự tác động của ngành khoa học này đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và với các đối tượng khác nhau, tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác xã hội trường học được phát triển hơn cả ở miền Nam.

Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo về công tác xã hội tiên phong trong cả nước khi mở mã ngành đào tạo công tác xã hội học đường. Trong quá trình hình thành, để thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội học đường trường Đại học Mở đã triển khai dự án thí điểm công tác xã hội học đường tại hai trường Chu Văn An (Quận1) và Hưng Phú (Quận 8) từ năm 1999-2001. Tại mỗi trường học này, có một nữ nhân viên công tác xã hội làm việc thường xuyên với học sinh để giải quyết các vấn đề liên quan đến học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình. Các em học sinh ở các trường học này có thể đến các trung tâm công tác xã hội đặt trong trường gặp nhân viên công tác xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ – các nhân viên công tác xã hội sẽ sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp công tác xã hội phù hợp để giải quyết vấn đề của học sinh đạt hiệu quả.

Có thể thấy rằng từ những ngày đầu triển khai, mặc dù nguồn nhân lực còn hạn chế, đối tượng mà nhân viên công tác xã hội tiếp cận trong trường học chỉ là học sinh nhưng kết quả của dự án thí điểm công tác xã hội học đường đã được đánh giá thành công, đã cải thiện được mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô giáo và các vấn đề cá nhân của học sinh.

Từ thành công của dự án thí điểm trên, tổ chức SCS (tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển)  đã phối hợp với ngành dân số gia đình và trẻ em thành phố Hồ Chí Minh xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình và Gò Vấp và đã cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác xã hội học đường hiện nay.

Và đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong việc quan tâm đẩy mạnh mô hình tư vấn học đường. Các trường và các tổ chức tham vấn học đường coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh hạ nhiệt những vấn đề thuộc khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội.

Ở các địa phương khác trong cả nước cũng thực hiện mô hình này ở trường dưới hình thức có các trung tâm tư vấn học đường hay tham vấn học đường.Có thể thấy rằng so với mạng lưới công tác xã hội thế giới, đặc biệt là nhìn từ mô hình công tác xã hội Mỹ, chúng ta có thể nhận ra mô hình của Việt Nam chưa thật sự là công tác xã hội trong trường học – Bởi chúng ta chỉ mới chú trọng mảng tư vấn hay tham vấn học đường. Trong khi đó nhân viên công tác xã hội học đường là những người được huấn luyện đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em, học sinh và gia đình cũng như các thầy cô giáo của các em ở trong trường học.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi công tác xã hội là ngành mới đang được quan tâm và phát triển, đã có hơn 40 trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước được mở mã ngành đào tạo Công tác xã hội – có thể thấy rõ rằng đội ngũ nhân viên công tác xã hội đang được bổ sung và lớn mạnh, mạng lưới công tác xã hội chuyên nghiệp đang hình thành trên khắp cả nước. Và thiết nghĩ, để nghề công tác xã hội trong trường học được phát triển hơn đòi hỏi dự quan tâm của các nhà quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà.