Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

Chia phần nhân đậu xanh làm 3 phần với 3 kích thước từ lớn tới nhỏ.

Tạo 1 lỗ hổng ở giữa 2 phần nhân lớn. Đối với viên nhân lớn nhất, bạn cho vào 5gr bột trà xanh, viên nhân thứ 2 thì cho vào 5gr bột cacao. Dùng tay nhào đến khi nhân hòa quyện với phần bột khô.

Dùng dao chia mỗi viên nhân thành 6 phần bằng nhau rồi vo tròn.

Kế tiếp, miết dẹt phần nhân cacao, cho viên nhân đậu xanh vào rồi túm kín lại và vo tròn.

Tiếp theo, miết dẹt nhân trà xanh, cho viên nhân cacao đậu xanh ban nảy vào giữa rồi túm kín lại, vo tròn là hoàn tất. Làm tương tự như trên đến khi hết số nhân còn lại.

Mách nhỏ: Để nhân không bị khô, bạn nhớ bọc kín lại bằng màng bọc thực phẩm sau khi tạo hình xong nhé!

Nguyên liệu:

100 g đậu xanh, 100g bột nếp rang, 30g bột bánh dẻo,150ml nước đường làm bánh dẻo, 500ml nước, 50g đường, 60 ml nước cốt dừa, 30ml dầu ăn, 20g dừa khô, 1,5ml dầu hương bưởi, một chút muối.

Dụng cụ:

Khuôn bánh trung thu

Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa
Bánh dẻo nhân đậu xanh sữa dừa. Ảnh minh họa

Cách làm:

Bước 1: Đậu xanh ngâm nở ít nhất 4 tiếng. Vo sạch rồi cho vào nồi. Cho 500 ml nước và một chút muối rồi bật bếp lên đun sôi từ từ.

Khi nồi nước nấu đậu xanh bắt đầu sôi thì lấy thìa vớt bọt, vặn lửa nhỏ liu riu. Ninh khoảng 10 -15 phút cho tới khi đậu xanh nát chín là được.

Lưu ý: Không cho đường vào bước này vì đường sẽ làm cho đậu xanh lâu chín hơn.

Bước 2: Cho đậu xanh đã chín vào máy xay sinh tố. Cho nước cốt dừa vào rồi bật máy xay cho tới khi nhuyễn hết.

Đổ đậu hỗn hợp đậu xanh ra chảo (nên sử dụng chảo không dính). Cho đường, bột bánh dẻo vào rồi lấy phới lồng đánh đều khi hỗn hợp còn nguội.

Bước 3: Cho hỗn hợp lên bếp bắt đầu sên ở lửa vừa. Khi thấy hỗn hợp đậu xanh nóng thì cho thêm dầu ăn và từ từ hạ lửa nhỏ. Tiếp đến cho dừa khô vào. Việc sên đậu xanh đòi hỏi tính kiên trì vì bạn sẽ phải đứng đảo liên tục để nước từ từ bốc hơi.

Bước 4: Đợi nhân đậu xanh nguội rồi vo thành từng viên 50g.

Bước 5: Cho bột dẻo, nước đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi vào một cái tô và trộn đều, sau đó dùng mạng bọc thực phẩm bọc hỗn hợp bột lại và cho bột nghỉ 30 phút.

Sau thời gian bột nghỉ, nặn bột thành một hình ống dài và cắt thành viên nhỏ theo định lượng là 70 gram. Tiếp theo cán bột thành hình tròn. Cho viên nhân vào rồi nặn bánh tròn. Phủ 1 lớp bột mỏng vào khuôn, sau đó nhấn khuôn bánh tạo hình. Dùng lực hơi mạnh, bánh sẽ trông sắc nét hình hoa văn hơn.

Năm nay tớ cũng nhen nhóm làm bánh trung thu nhưng để vượt qua được chính bản thân mình, tớ quyết định đến với bánh dẻo trước hết vì nhiều lí do. Thứ nhất, tớ có 2 gói bột bánh dẻo mua sẵn từ rất lâu vì một lần đi Atlanta thấy nên mua về. Bột bánh dẻo là bột nếp rang (roasted sweet rice). Về cơ bản thì bột đã được rang nổ rồi xay thành bột rất mịn và đã chín. Làm bánh dẻo rất đơn giản, chỉ cần trộn lượng nước đường vừa đủ là đã có vỏ bánh dẻo rồi. Tuy nhiên, bột này không tự làm được nên chỉ sẽ lại là khó khăn nếu ai không có nguyên liệu bột nếp rang. Thứ hai, thời gian mày mò cũng chưa nhiều nên tớ quyết định tự cho bản thân cơ hội tìm hiểu từ từ để “debug” – gỡ rối từng bước hihi… Vì đun nước đường bánh dẻo khá là đơn giản, bước đầu tiên hoàn thành coi như 1/3 cái bánh được hoàn thành ;) Đun nước đường bánh nướng phức tạp hơn một chút và đòi hỏi thời gian để bánh nướng lên màu đẹp. Tớ tin biết cách “debug” thì làm cũng quá khó. Thứ ba, khi nhớ về bánh trung thu có lẽ tớ lại nhớ bánh dẻo hơn bánh nướng dù lúc bé tớ có vẻ thích ăn bánh nướng nhiều hơn. Số là ở bên này khi bán bánh trung thu không hiểu sao họ cũng chỉ toàn bán bánh nướng. Bán cả hộp 4 cái là 4 cái bánh nướng luôn. Tớ nghĩ một phần bánh dẻo bảo quản để lâu khó hơn. Chính vì vậy, nếu bán cả tháng thì họ sẽ bán bánh nướng. Từ khi qua Mỹ tới giờ tớ chưa được ăn lại bánh dẻo lần nào cả. Ngần đấy lí do đã là qúa đủ cho tớ hay bất cứ ai giống tớ thử tìm hiểu và làm bánh dẻo rồi nhỉ ;)

Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

Bánh dẻo thương nhớ :X

Nói tiếp chuyện làm bánh dẻo, ở bài trước tớ đã có công thức và cách đun nước đường. Như vậy 1/3 công đoạn làm bánh đã được hoàn thành. Bây giờ 1/3 công đoạn tiếp theo là làm nhân và 1/3 công đoạn cuối cùng là trộn bộn và đóng bánh là bánh dẻo được hoàn thành. Về nhân bánh dẻo tớ làm nhân bánh dẻo đậu xanh sữa dừa vì theo sở thích và cũng là do điều kiện. Nếu ai đó muốn ăn bớt ngọt nữa thì có thể thêm vào nhân một lòng đỏ trứng muối. Tất tần cách làm trứng muối và sơ chế đều ở đây: https://candycancook.com/2015/10/cach-muoi-xu-ly-va-bao-quan-trung-muoi/. Tớ rất thích bánh đậu xanh hoa quả nhỏ xinh (Khanoom Look Choup) của Thái nên tớ sử dụng công thức tương tự để làm nhân bánh dẻo: https://candycancook.com/2014/05/banh-hoa-qua-bang-dau-xanh-khanoom-look-choup/

Về vỏ bánh, 1/3 cuối cùng của chiếc bánh dẻo, như đã nói ở trên vỏ bánh được làm từ bột nếp rang đã chín, vì thế không cần nấu hay nướng hay làm bất cứ gì cả. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại bột khác, bột khi mình mua về phụ thuộc vào cách sản xuất, điều kiện bảo quản nên sẽ có độ ẩm khác nhau. Vì vậy, công thức làm bánh nào cũng chỉ mang tính tham khảo thôi cả nhà ạ. Quan trọng, khi trộn bột bạn phải biết dừng lại một chút, để bột nghỉ khoảng 30 phút, xem độ thấm hút nước của nó thế nào. Vì cách đun nước đường cũng khác nhau, loại đường sử dụng cũng khác nhau nên bánh có thể ra màu rất trắng hoặc hơi ngà ngà một chút. Tất cả đều không đáng lo, quan trọng khi thưởng thức bạn thấy thoả mãn với chiếc bánh của mình là được. Khi viết công thức này tớ cũng đo lường khá kĩ càng nhưng sau khi làm xong lượng bột dư mỗi lần đều khác đi ít nhiều ;).

Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

Bánh dẻo ngon ngon trắng ngần thật hấp dẫn

Thêm một chút về khuôn bánh dẻo. Tớ sử dụng khuôn lò xo ấn loại 100 gram. Tớ thấy làm bánh dạng nhỏ cho bánh dẻo ăn sẽ đỡ ngán và mỗi lần ăn sẽ gọn gàng hơn. Tránh tiếp xúc tay nhiều thì bánh sẽ bảo quản được lâu ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, khi tớ chia nhân và vỏ làm bánh vào khuôn 100 gram thì thấy bánh không đầy khuôn (không hiểu sao hay do khuôn ghi không chính xác). Vì vậy tớ làm bánh 120 gram bao gồm 50 gram nhân và 70 gram vỏ. Bánh dẻo truyền thống thì vỏ nhiều hơn nhân, thông thường tỉ lệ là 2 vỏ 1 nhân. Ví dụ: nhân bạn làm là 40 gr, thì vỏ là 80 gr. Tuy nhiên, bánh dẻo homemade thì cứ theo sở thích bạn làm là được, không cần phải quá cầu kì chính xác quá.

a. Nhân đậu xanh sữa dừa: cho khoảng 6 viên nhân, mỗi viên 50 gram

b. Vỏ bánh dẻo: cho khoảng 4 cái bánh, mỗi bánh 70 gram vỏ

c. Dụng cụ cần:

  • Khuôn bánh trung thu loại 100 – 120 gram

a. Nhân đậu xanh sữa dừa:

  • Đậu xanh ngâm nở ít nhất 4 tiếng. Vo sạch rồi cho vào nồi. Cho 2 cup nước (500 ml) và một chút xíu muối rồi bật bếp lên đun sôi từ từ.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Đậu xanh ngâm nở rồi cho nước và muối vào nấu chín

  • Khi nồi nước nấu đậu xanh bắt đầu sôi thì lấy thìa vớt bọt. Rồi vặn lửa nhỏ liu riu. Ninh khoảng 10 -15’ cho tới khi đậu xanh nát chín là được. Lưu ý: Không cho đường vào bước này vì đường sẽ làm cho đậu xanh lâu chín hơn.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Vớt bọt rồi đậy vung đun liu riu cho tới khi đậu xanh chín

  • Cho đậu xanh đã chín vào máy xay sinh tố. Cho nước cốt dừa (hoặc nước lọc) vào rồi bật máy xay cho tới khi nhuyễn hết.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Xay nhuyễn đậu xanh

  • Đổ đậu hỗn hợp đậu xanh ra chảo (nên sử dụng chảo không dính). Nêm đường, bột bánh dẻo vào rồi lấy phới lồng đánh đều khi hỗn hợp còn nguội.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Cho hỗn hợp đậu xanh vào chảo cùng đường, bột

  • Sau đó bật bếp bắt đầu sên ở lửa vừa. Khi thấy hỗn hợp đậu xanh nóng rồi thì cho thêm dầu ăn và từ từ hạ lửa ở lửa nhỏ. Cho dừa khô vào (nếu sử dụng). Sên đậu xanh đòi hỏi tính kiên trì vì bạn sẽ phải đứng đảo liên tục để nước từ từ bốc hơi. Thời gian sên đậu xanh tới lúc được có thể lên tới 45’ – 60’. Khi đậu xanh được là lúc bạn lấy một chút ra thử và nhấc lên không bị rơi, thành một viên là được.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Sên từ từ rồi cho dầu ăn và dừa khô vào

  • Để nhân đậu xanh nguội rồi cân lượng 50 gram và viên lại thành viên tròn. Nếu không sử dụng ngay thì có thể cất tủ lạnh bảo quản. Nếu bảo quản trên ngăn đá có thể bảo quản cả tuần, bảo quản ngăn mát được vài ngày.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Cân rồi nặn thành viên nhân đậu xanh

b. Vỏ bánh dẻo:

  • Cân đo nước đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi vào một cái bát. Cân đo bột ra một cái bát riêng.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Cân đo các nguyên liệu vỏ bánh dẻo

  • Từ từ múc từng thìa bột trộn vào hỗn hợp nước đường. Trộn được khoảng ½ bột thì dừng lại và đảo bột kĩ. Sau đó chỉ cho bột rất từ từ vào. Tới chừng khoảng ¾ bột thì dừng. Lúc này bột đã bắt đầu đóng vón nhưng trông vẫn có vẻ ướt.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Từ từ trộn bột vào hỗn hợp nước đường

  • Rải một lớp bột áo dày xuống mặt thớt. Sau đó đổ hỗn hợp bột lên. Rắc lên bề mặt bột một lớp dày nữa rồi áo bột vào tay và dùng lòng bàn tay miết bột. Gập bột lại và làm vài lần rồi nặn bột thành một cục. Nếu thay bột ướt thì rắc thêm chút bột lên. Nhưng bột lúc này chưa cần phải dẻo cứng ngay mà hãy bọc bột lại và để bột nghỉ ít nhất 30’.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Cho bột ra thớt rồi nhào nhẹ và để bột nghỉ

  • Sau khi bột nghỉ, lấy bột ra nhào lại bằng cách miết bột bằng lòng tay. Lúc này nếu bột đạt thì bột sẽ dính rất ít (nếu bột hoàn toàn không dính thì có thể sẽ hơi khô). Nặn bột thành một hình ống dài và cắt thành viên nhỏ theo định lượng là 70 gram. Để các viên bột không khô thì nhớ che bột lại bằng giấy bọc. Để khoảng 5’ nếu thấy bột không bị thay đổi hình dạng nữa là bột đã đạt hoàn toàn.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Chia bột rồi để bột nghỉ thêm 5′

  • Cán bột thành hình tròn, cán phần mép mỏng hơn phần giữa. Khi cán thì mặt dưới tiếp xúc với thớt sẽ đều mịn, đấy là bề mặt bánh sẽ được in khuôn. Áo một lớp bột nhẹ vào khuôn để bánh dễ long ra. Cho viên nhân vào rồi nặn bánh tròn và nhớ phần nào là phần in khuôn để đặt bánh vào phần in cho đẹp.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Nặn bánh rồi đóng bánh

  • Về khuôn lò xo có một lưu ý nhỏ là khi cho khuôn in bánh vào thì bạn phải lựa để đúng nấc xoáy lại cho chắc, in bánh mới đẹp. Cho bánh vào khuôn rồi ấn khuôn thật chắc, từ từ nhấc khuôn lên là bánh sẽ rơi ra dễ ràng. Nếu bánh bị dính một chút thì nên gõ nhẹ khuôn, bánh sẽ từ từ rơi ra.

    Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

    Ta đa, bánh vừa đóng xong rất đẹp

Ta đa, vậy là ta đã có một chiếc bánh dẻo tự làm theo đúng ý mình. Với tớ công đoạn hồi hộp nhất là chờ bánh được. Nếu ăn thử ngay bánh khi vừa đóng xong thì cũng ngon nhưng nó chưa được gọi là bánh dẻo lắm vì bánh dẻo cũng cần thời gian để mọi thứ được hoà quện dù không nướng bánh. Phần nhân bánh sẽ thấm vào phần vỏ làm cho vỏ thơm mềm hơn. Bánh để khoảng nửa ngày là thấy đổi màu sang màu đục là bánh đạt thành công.

Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

Bảnh dẻo dần chuyển sang màu đục khi đã thấm đường và nhân

Về tổng thể của chiếc bánh dẻo tớ làm so với bản thân thì tớ vẫn thấy ngọt nhưng so với bánh dẻo truyền thống thì đã bớt ngọt đi ít nhiều. Nếu ai có thêm một lòng đỏ trứng muối thì sẽ thật tuyệt vời vì đó sẽ là một bản hoà ca của ngọt và mặn ;) Thêm tách trà nóng nhâm nhi thì còn gì tuyệt vời hơn nữa cả nhà nhỉ.

Bánh trung thu nhân đậu xanh dừa

Nhâm nhi tách trà cùng một miếng bánh dẻo thơm ngọt

Vỏ bánh dẻo thơm mềm và đương nhiên là rất dẻo, thơm nức mùi hương hoa bưởi cùng với phần nhân đậu xanh béo béo của sữa dừa. Tất cả tạo nên một hương vị khó quên mà bao lâu này tớ vẫn mơ ước được thưởng thức. Điều vẫn thích nhất là khi tự làm bánh dẻo bạn thích ăn nhiều hay ít vỏ hoàn toàn có thể tuỳ cơ ước lượng được. Tuy nhiên, bánh dẻo tự làm không hề có chất bảo quản, lại không quá ngọt và tự làm bằng tay (>_<) nên rất dễ hỏng. Bánh tớ để trong nhiệt độ phòng khoảng được 3 ngày khi thời tiết chỗ tớ khá ẩm và nấm mốc. Chính vì vậy, tớ thường chỉ làm vỏ bánh ít để ăn vừa đủ. Khi nào muốn ăn bánh dẻo thì giờ đã biết cách làm và khá là đơn giản nên sẽ làm thôi ;)

Chúc cả nhà thành công và thật may mắn nhé!

Tóm tắt cách làm tại kênh youtube của Candy Can Cook:

a. Nhân đậu xanh sữa dừa:

  • Đậu xanh ngâm nở ít nhất 4 tiếng. Vo sạch rồi cho vào nồi. Cho 2 cup nước (500 ml) và một chút xíu muối rồi bật bếp lên đun sôi từ từ.
  • Khi nồi nước nấu đậu xanh bắt đầu sôi thì lấy thìa vớt bọt. Rồi vặn lửa nhỏ liu riu. Ninh khoảng 10 -15’ cho tới khi đậu xanh nát chín là được. Lưu ý: Không cho đường vào bước này vì đường sẽ làm cho đậu xanh lâu chín hơn.
  • Cho đậu xanh đã chín vào máy xay sinh tố. Cho nước cốt dừa (hoặc nước lọc) vào rồi bật máy xay cho tới khi nhuyễn hết.
  • Đổ đậu hỗn hợp đậu xanh ra chảo (nên sử dụng chảo không dính). Nêm đường, bột bánh dẻo vào rồi lấy phới lồng đánh đều khi hỗn hợp còn nguội.
  • Sau đó bật bếp bắt đầu sên ở lửa vừa. Khi thấy hỗn hợp đậu xanh nóng rồi thì cho thêm dầu ăn và từ từ hạ lửa ở lửa nhỏ. Cho dừa khô vào (nếu sử dụng). Sên đậu xanh đòi hỏi tính kiên trì vì bạn sẽ phải đứng đảo liên tục để nước từ từ bốc hơi. Thời gian sên đậu xanh tới lúc được có thể lên tới 45’ – 60’. Khi đậu xanh được là lúc bạn lấy một chút ra thử và nhấc lên không bị rơi, thành một viên là được.
  • Để nhân đậu xanh nguội rồi cân lượng 50 gram và viên lại thành viên tròn. Nếu không sử dụng ngay thì có thể cất tủ lạnh bảo quản. Nếu bảo quản trên ngăn đá có thể bảo quản cả tuần, bảo quản ngăn mát được vài ngày.

b. Vỏ bánh dẻo:

  • Cân đo nước đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi vào một cái bát. Cân đo bột ra một cái bát riêng.
  • Từ từ múc từng thìa bột trộn vào hỗn hợp nước đường. Trộn được khoảng ½ bột thì dừng lại và đảo bột kĩ. Sau đó chỉ cho bột rất từ từ vào. Tới chừng khoảng ¾ bột thì dừng. Lúc này bột đã bắt đầu đóng vón nhưng trông vẫn có vẻ ướt.
  • Rải một lớp bột áo dày xuống mặt thớt. Sau đó đổ hỗn hợp bột lên. Rắc lên bề mặt bột một lớp dày nữa rồi áo bột vào tay và dùng lòng bàn tay miết bột. Gập bột lại và làm vài lần rồi nặn bột thành một cục. Nếu thay bột ướt thì rắc thêm chút bột lên. Nhưng bột lúc này chưa cần phải dẻo cứng ngay mà hãy bọc bột lại và để bột nghỉ ít nhất 30’.
  • Sau khi bột nghỉ, lấy bột ra nhào lại bằng cách miết bột bằng lòng tay. Lúc này nếu bột đạt thì bột sẽ dính rất ít (nếu bột hoàn toàn không dính thì có thể sẽ hơi khô). Nặn bột thành một hình ống dài và cắt thành viên nhỏ theo định lượng là 70 gram. Để các viên bột không khô thì nhớ che bột lại bằng giấy bọc. Để khoảng 5’ nếu thấy bột không bị thay đổi hình dạng nữa là bột đã đạt hoàn toàn.
  • Cán bột thành hình tròn, cán phần mép mỏng hơn phần giữa. Khi cán thì mặt dưới tiếp xúc với thớt sẽ đều mịn, đấy là bề mặt bánh sẽ được in khuôn. Áo một lớp bột nhẹ vào khuôn để bánh dễ long ra. Cho viên nhân vào rồi nặn bánh tròn và nhớ phần nào là phần in khuôn để đặt bánh vào phần in cho đẹp.
  • Về khuôn lò xo có một lưu ý nhỏ là khi cho khuôn in bánh vào thì bạn phải lựa để đúng nấc xoáy lại cho chắc, in bánh mới đẹp. Cho bánh vào khuôn rồi ấn khuôn thật chắc, từ từ nhấc khuôn lên là bánh sẽ rơi ra dễ ràng. Nếu bánh bị dính một chút thì nên gõ nhẹ khuôn, bánh sẽ từ từ rơi ra.

Bánh dẻo truyền thống thì vỏ nhiều hơn nhân, thông thường tỉ lệ là 2 vỏ 1 nhân. Ví dụ: nhân bạn làm là 40 gr, thì vỏ là 80 gr. Tuy nhiên, bánh dẻo homemade thì cứ theo sở thích bạn làm là được.