Bảng cân đối tài khoản ( bảng cân đối số phát sinh ) là gì?

Bảng cân đối tài khoản là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó phản ánh tổng quát tình hình tăng, giảm tài sản, nguồn vốn trong kỳ báo cáo từ đầu năm đến cuối kỳ của mỗi doanh nghiệp. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới để biết cách lập bảng cân đối tài khoản chi tiết, chính xác nhất nhé!

Xem thêm:

  • FOB là gì trong xuất nhập khẩu và được tính như thế nào?
  • Đáo hạn là gì? Các phương thức, lãi suất, thời gian đáo hạn
  • Tổng hợp các thông tin tài chính, chứng khoán cần phải nắm rõ

I. Bảng cân đối tài khoản là gì?

Bảng cân đối tài khoản ( bảng cân đối số phát sinh ) là gì?

Bảng cân đối tài khoản hay còn được gọi là bảng cân đối phát sinh. Bảng được lập ra nhằm mục đích kiểm tra, đối chiếu số liệu được ghi trong sổ sách, chứng từ giúp kiểm soát tính chính xác của số liệu trước khi lập bảng cân đối kế toán cũng như các nghiệp vụ kinh tế khác.

Bảng cân đối tài khoản sẽ là phụ biểu của báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế, phản ánh tổng quát số hiệu có đầu năm, số phát sinh tăng giảm trong năm, nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặt khác, bảng cân đối tài khoản sẽ giúp các nhà quản trị có mức đánh giá chính xác về thực trạng hiện tại của doanh nghiệp qua số dư đầu và số dư tại thời điểm lập mà không có số phát sinh thêm.

II. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản

Bảng cân đối tài khoản ( bảng cân đối số phát sinh ) là gì?
Bảng cân đối tài khoản yêu cầu sự cẩn thận của kế toán
  • Bảng cân đối phát sinh sẽ bao gồm 8 mục, cụ thể như sau:

1. Số hiệu tài khoản: ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2 doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.

2. Tên tài khoản: ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng.

3, 4. Số dư đầu năm: Phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư có theo từng tài khoản. Số liệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký.

5, 6. Số phát sinh trong năm: Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên có của từng tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.

7, 8. Số dư đầu năm: dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo.

Số liệu ghi được tính theo công thức sau:

Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm.

  • Mẫu bảng cân đối tài khoản:

Bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200

Bảng cân đối tài khoản ( bảng cân đối số phát sinh ) là gì?
Bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133

Lưu ý:

  • Tổng phát sinh bên Có phải bằng tổng phát sinh bên Nợ.
  • Tổng phát sinh Có trên nhật ký chung phải bằng (cân đối) với tổng phát sinh Có trên cân đối phát sinh.
  • Tổng phát sinh Nợ trên nhật ký chung phải bằng tổng phát sinh Nợ trên cân đối phát sinh.

III. Bảng cân đối tài khoản mất cân đối

Bảng cân đối tài khoản ( bảng cân đối số phát sinh ) là gì?
Kê khai bảng cân đối tài chính doanh nghiệp rất dễ có sai sót dẫn đến mất cân bằng

Kê khai bảng cân đối tài chính doanh nghiệp do kế toán tính toán kỹ càng trước khi điền. Tuy nhiên, do hoạt động của doanh nghiệp chi tiêu nhiều, hóa đơn lớn nên dù tính toán nhiều lần nhưng trong một số trường hợp, bảng cân đối không cân.

1. Lý do bảng cân đối không cân

Mất cân đối bảng tài khoản xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:

  • Sai sót tại phần định khoản
  • Kế toán nhập sai hàng tồn kho
  • Quỹ tiền mặt của doanh nghiệp bị âm

2. Cách xử lý

Tùy thuộc vào trường hợp, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối, chúng ta sẽ có hướng giải quyết cụ thể.

  • Sai sót tại phần định khoản: kế toán kiểm tra cẩn thận lại từng định khoản để chỉnh sửa.
  • Kế toán nhập sai hàng tồn kho: đối chiếu bảng xuất nhập tồn, kiểm tra lại thật kỹ lưỡng phương pháp tính giá xuất kho, ghi nhận giá vốn, kiểm tra hàng trước khi xuất có phiếu nhập kho không sau đó chỉnh sửa cho đúng.
  • Quỹ tiền mặt của doanh nghiệp bị âm: tìm kiếm lại quỹ tiền âm do đâu, trường hợp không tìm được nguyên nhân kế toán cần nhanh chóng giải quyết bằng phương án vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung quỹ hoặc thu hồi công nợ bổ sung vào quỹ.

Trong trường hợp nguyên nhân sai sót do phân bổ chi phí trả trước, khấu hao thì kế toán cần tiến hành thực hiện bút toán phân bổ cho phù hợp.

Trên đây là những hướng dẫn bổ ích về bảng cân đối tài khoản cũng như cách lập bảng đơn giản Nhà Đất Mới gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hoàn thành công việc của mình tốt nhất và không có sai sót.

Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: nhadatmoi.net

5/5 - (5 votes)

Nguyen Oanh

Trước đó: NPV là gì? Công thức và ý nghĩa của NPV đối với doanh nghiệp
Kế tiếp: Cagr là gì? Hướng dẫn cách tính tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm