Bản thân em cẩn làm gì trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

LOGOTuần 25 – Tiết 24Bài 17LOGOBài cũCâu 1 công dân có nghĩa vụ như thế nào đối với tài sản của người khác?- Có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu-Khi vay mượn phải trả đầy đủ đúng hẹn, phải giữ gìn cẩn thận nếu làm hư hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thườngLOGOHs trường Trần Quốc Toản lao động giúp địa phương. Hai em Quý và Hoàng đã đào được 1 hộp sắt, trong đó có những đồng tiền đúc bằng vàng. 2 bạn đã nộp toàn bộ cho trường trước sự chứng kiến của các bạn và cô giáo chủ nhiệm -Số tiền vàng đó thuộc quyền sở hữu của ai?- Số tiền đó dược sử dụng như thế nào?Để hiểu rõ hơn vấn đề này các em học bài hôm nayTình huốngLOGOI – Đặt vấn đềTrên đường đến trường Lan thấy một người đang đốt rừng làm rẫy. Đến lớp Lan kể cho các bạn nghe. Có bạn đã trách Lan thiếu tinh thần trách nhiệm không biết bảo vệ rừng – tài sản quý của Nhà nước. Nhưng Lan nghĩ đấy là trách nhiệm của những người được giao quản lý tài sản và các cấp chính quyền, chỉ các cán bộ kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân mới có quyền can thiệp và sử lý những việc đó.LOGOI – Đặt vấn đềở trường hợp Lan em sẽ xử lý như thế nào?-Ý kiến của bạn Lan đúng. Vì rừng là tài sản của nhà nước, giao cho kiểm lâm, ủy ban nhân dân quản lí.các cơ quan này có trách nhiệm xử lí-Em sẽ báo cho các cơ quan có thẩm quyền can thiệpQua tình huống trên em rút ra được bài học gì?- Bản thân em phải có trách nhiệm với tài sản nhà nước LOGOI. Đặt vấn đềEm hãy kể tên một số tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết?Tài sản nhà nước gồm: lợi ích công cộng:Đất đai Đường xáRừng núi Cầu cốngSông hồ Bệnh viện Nguồn nước Trường họcTài nguyên trong lòng đấtLOGOII - Nội dung bài học1. Khái niệmTài sản Nhà nước gồm:Đất đai rừng núi, sông hồ, nguồn tài nguyên, biển, thềm lục địa, vùng trời, vốn tài sản cố định do nhà nước xây dựng.Tài sản Nhà nước: Thuộc quyền sở hữu toàn dân.Lợi ích công cộng: Lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.Tài sản Nhà nước bao gồm những loại gì? Tài sản Nhà nước thuộc quyền sở hữu của ai?LOGOII - Nội dung bài học2. Tầm quan trọngTài sản Nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng gì đối với xã hội ?Là cơ sở vật chất để xã hội phát triển nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.LOGOQuan sát 2 bức tranh em co suy nghĩ gì về tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?LOGOCâu hỏi thảo luận nhómTình huống: Trên đường đi học Lâm phát hiện thấy có mấy người đang cưa trộm cây trong rừng. Họ đe dọa Lâm không được nói cho ai biết, nếu không sẽ biết tay Theo em Lâm nên làm gì trong tình huống đó vì sao?Kết luận: khi phát hiện thấy tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bị đe dọa chúng ta phải có hành động phù hợp để bảo vệ hoặc tìm cách báo ngay cho những người có trách nhiệm can thiệpLOGOII - Nội dung bài học3. Nghĩa vụ của công dânTôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.Không được xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.Khi được giao quản lý tài sản của Nhà nước, phải bảo quản giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng tiết kiệm điện nước, đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên, không tham ô lãng phí.Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ?LOGOII - Nội dung bài học4. Nhà nước quản lí tài sản như thế nào?Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật.Tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tông trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.Nhà nước quản lí tài sản và lợi ích công cộng theo phương thức nào?LOGOBài 1 (SGK – 49).Giờ ra chơi các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B?III – Bài tậpTL: Hùng và các bạn nam lớp 8B không biết bảo vệ tài sản của trường, không nhận ra sai lầm của mình để đền bù cho trường mà bỏ chạy.LOGODặn dòVề nhà học nội dung bài học Làm bài tập số 2 (sgk. tr 49), chuẩn bị trước bài 18

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

4. Công dân có nghĩa vụ như thế nào trong việc tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng ? Liên hệ bản thân.

Các câu hỏi tương tự

D. Hoạt động vận dụng

1. Nhận diện bản thân

  • Em hãy kể những việc làm tốt và chưa tốt của em trong việc tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước
  • Nêu những giải pháp để khắc phục những việc làm chưa tốt của bản thân

Những việc làm tốtNhững việc làm chưa tốt
  • Mượn sách của bạn giữ gìn cẩn thận, không làm quăn mép
  • Nhặt được ví trả lại cho bà cụ đánh rơi
  • Bảo vệ, giữ gìn trường, lớp sạch sẽ
  • Bảo vệ bàn ghế sạch sẽ, không dùng bút mực ghi lên bàn
  • Trêu đùa quá chớn làm rách áo của bạn
  • Làm dây mực vào vở ghi của bạn
  • Sử dụng đồ của bạn mà chưa xin phép.

=> Giải pháp để khắc phục những việc làm chưa tốt của bản thân là cố gắng học tập, vui chơi lành mạnh, đọc và hiểu những quy định của Pháp luật để nắm rõ luật và thực hiện đúng việc tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước.


Câu 3: Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?


Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách:

  • Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
  • Không được xâm phạm đến tài sản của Nhà nước.
  • Khi được giao quản lý tài sản của Nhà nước, phải bảo quản giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô lãng phí.
  • Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...
  • Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...).


Trắc nghiệm công dân 8 bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, nghĩa vụ học sinh tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước, câu 3 bài 17 sgk công dân 8.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Trả lời Gợi ý Bài 17 trang 47 sgk GDCD 8

Trả lời:

– Ý kiến của Lan là đúng, vì rừng là tài sản Quốc gia, Nhà nước giao cho kiểm lâm, Ủy ban nhân dân quản lý, vì thế các cơ quan này mới quyền can thiệp và xử lý những việc đó.

– Ở trường hợp đó em sẽ báo tới các cơ quan có thẩm quyền đê kịp thời can thiệp

Trả lời:

– Có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước;

– Bảo vệ lợi ích công cộng;

– Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng;

– Tiết kiệm;

– Tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

– Đấu tranh với hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.

Trả lời:

– Đất đai;

– Rừng núi;

– Sông hồ;

– Nguồn nước;

– Tài nguyên trong lòng đất;

– Khu du lịch;

– Mỏ dầu dưới thềm lục địa;

– Nhà xưởng;

– Tư liệu sản xuất của hợp tác xã.

Lời giải:

Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.

Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.

Hỏi :

a) Việc làm của ông Tám đúng ở điểm nào, sai ở điểm nào, vì sao ?

b) Người quản lí tài sản nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì đối với tài sản được giao ?

Lời giải:

a) Điểm đúng của ông Tám: giữ gìn cẩn thận, thường xuyên lau chùi, bảo quản tài sản được giao.

– Điểm chưa đúng của ông Tám:

     + Sử dụng tài sản được Nhà nước giao quản lý vào mục đích bất hợp pháp (In thu nhỏ tài liệu cho thí sinh dễ mang vào phòng thi).

     + Sử dụng tài sản được Nhà nước giao vào mục đích kiếm lời cho cá nhân.

b) Người quản lý tài sản Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm:

     + Bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.

     + Không xâm phạm (lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước).

Lời giải:

Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện qua các việc làm sau:

– Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt…

– Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm…).

– Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;

– Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;

– Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Lời giải:

– Nhà nước thực hiện quản lý tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân (tài sản Nhà nước).

– Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng.