Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Khu di tích toạ lạc ở vị trí đắc địa phong thuỷ, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Với địa thế có sơn thuỷ hữu tình đã tạo nên mạch đất thiêng cho vùng đất nơi đây.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Tường bằng đất dẫn lối vào chùa Bổ Đà vẫn còn giữ nguyên được nét cổ kính, độc đáo riêng có.


Trải qua thời gian với những thăng trầm của lịch sử di tích đã nhiều tu bổ tôn tạo song ngôi chùa vẫn giữ được những giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. 

Khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính, đó là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Trải qua thăng trầm của lịch sử, những giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật đặc sắc tại chùa Bổ Đà vẫn giữ được vẹn nguyên.


Chùa Cao - một ngôi chùa mang đầy dấu ấn huyền thoại

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Chùa Cao - ngôi chùa được nhiều gia đình hiếm muộn lui tới cầu con.


Truyền thuyết kể lại rằng: Vào thời Lý ở trang Tiên Lát dưới chân núi Bổ Đà có một gia đình tiều phu nghèo, sống rất hiền lành tốt bụng được mọi người quý mến. Hiềm một nỗi hai vợ chồng đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa con nào. Một hôm, người chồng lên núi kiếm củi bỗng gặp một gốc thông già, ông giơ rìu bổ nhát thứ nhất thì trong gốc thông già bung ra một đồng tiền vàng. Sau đó ông nhắm mắt lại bổ liền một mạch và thu được 32 đồng tiền vàng.

Ông bà đã cầu khẩn rằng: Nhược bằng Đức Phật Quan Âm ban cho chúng con một mụn con thì chúng sẽ lập chùa và tạc tượng để thờ. Quả nhiên điều đó được ứng nghiệm, đến kỳ người vợ sinh hạ một bé trai.

Để tỏ lòng biết ơn với Phật Bà Quan Âm vợ chồng tiều phu đã lập một gian chùa bằng đất và tạc một pho tượng Quan Âm để hương khói thờ phụng. Ngày tháng trôi qua người dân đến đây cầu khẩn với tấm lòng thành tâm đều được Đức Phật Quan Âm ban phước.

Giá trị độc đáo chùa Cao thể hiện ở ý nghĩa tên gọi Bổ Đà bắt nguồn từ Phổ Đà trong phiên âm Hán Việt có nghĩa là Phật, Bụt trong tiếng Phạn; không giống những ngôi chùa khác là thờ nhiều tượng, từ trước đến nay Chùa Cao chỉ thờ một pho tượng duy nhất đó là tượng Quan Âm Tống Tử; điểm độc đáo nữa là chùa có nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Cao vì chùa toạ lạc trên độ cao của núi Phượng Hoàng, chùa Quán Âm, chùa Ông Bổ bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian, chùa Bổ Đà là lấy theo dãy núi Bổ Đà hùng vĩ. 

Am Tam Đức

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Am Tam Đức


Trước đây chỉ có 3 gian nhỏ bằng gỗ. Đến thời Lê Dụ Tông, Phạm Kim Hưng sau khi vân du đến đây nghe các cao tăng giảng đạo trên Chùa Cao và sau khi mộ đạo ông đã ở am Tam Đức để xuống học Phật tu đạo. Qua thời gian di tích đã bị phá huỷ trong kháng chiến Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Những năm gần đây nhân dân và nhà chùa đã hưng công xây dựng lại am Tam Đức trên nền đất cũ theo bố cục kiến trúc hình chữ Nhất ngang gồm 5 gian, 3 gian giữa xây kiểu chồng diêm bằng gỗ lim. Giá trị đặc sắc của am Tam Đức thể hiện ở ý nghĩa tên gọi: Am Tam Đức gồm 3 đức là Ân Đức, Đoạn Đức và Tri Đức (Tri đức hay còn gọi là quán đức nó có nghĩa là, người tu hành cần phải dùng trí huệ quán sát các pháp.

Vườn Tháp – Nét đặc biệt hiếm có ở các ngôi chùa

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Vườn tháp chùa Bổ Đà.

Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni phật tử của thiền phái Lâm Tế trong cả nước.

Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp mà chúng ta nhìn thấy đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc.

Ngoài giá trị về văn hoá vật thể, chùa Bổ Đà là nơi sinh hoạt văn hoá, tôn giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa thờ Thạch linh thần tướng tại Ao Miếu cùng các ngôi đền xung quanh biểu hiện sâu sắc trong lễ hội truyền thống. Đây là lễ hội có quy mô rộng lớn thu hút được nhiều làng, xã cùng tham gia, được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 đến hết ngày 18/2 âm lịch.

Ngoài những như thức rước, tế, dâng hương cúng Phật trang trọng nhân dân còn tổ chức nhiều hoạt động diễn xướng dân gian và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền bên bờ Bắc Sông Cầu. Điểm nhấn nổi bật là Liên hoan hát quan họ. Với những giá trị tiêu biểu, năm 1992 chùa Bổ Đà được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Bộ Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà - bảo vật quốc gia

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà - bảo vật quốc gia.

Mộc bản được lưu giữ tại chùa Bổ Đà do các vị thiền sư phái Lâm Tế san khắc thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) và các giai đoạn sau này. Tiêu biểu có các bộ kinh: Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yết Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy… Đến nay, mộc bản vẫn còn khá nguyên vẹn với gần hai nghìn bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn.

Những ván kinh khổ lớn còn in, khắc sớ, điệp dùng để thực hiện các nghi lễ trong nhà chùa. Trên những tấm mộc bản đó, người xưa đã để lại dấu ấn qua nội dung, đường nét, họa tiết, hình khối điêu luyện và tinh xảo, phản ánh những tư tưởng triết lý sâu xa của đạo Phật nói chung và dòng thiền Lâm Tế nói riêng.

Nổi bật trong số đó là hình khắc Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị La Hán…

Tình Lê

Bài tiếp: Hương án chùa Khám Lạng - bảo vật quốc gia

Bắc Giang, một vùng đất giàu truyền thống lịch sử, anh hùng cách mạng cùng với những nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng. Hàng năm, Bắc Giang là nơi tổ chức rất nhiều những lễ hội đền, chùa, hội hát, hội chợ… vô cùng thú vị mà du khách không nên bỏ lỡ. Bên cạnh những hoạt động vui chơi, du khách nên di chuyển về vùng đất Việt Yên, nơi ấy có một ngôi chùa cổ mang tên chùa Bổ Đà. Hãy cùng chúng tôi khám phá về ngôi chùa cổ linh thiêng nổi tiếng của vùng đất Bắc Giang.

1. Chùa Bổ Đà nằm ở đâu?

Chùa Bổ Đà có tên gọi khác là Tứ Ân tự, chùa là một trong những di tích lịch sử thuộc chân núi Phượng Hoàng.

Chùa Bổ Đà có địa chỉ thuộc thôn Thượng Lát – xã Tiên Sơn – huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang. Nơi đây được mệnh danh là một trong những trung tâm phật giáo của thiền phái Trúc lâm Tam tổ.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Toàn cảnh kiến trúc chùa Bổ Đà Bắc Giang

2. Đường đi đến chùa Bổ Đà Việt Yên

Từ thành phố Bắc Giang xuống chùa Bổ Đà Việt Yên mất khoảng 40 phút chạy xe, vào khoảng hơn 20km.

Có rất nhiều đường để di chuyển đến chùa Bổ Đà, dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 3 con đường để đi từ thành phố Bắc Giang xuống chùa.

Từ thành phố Bắc Giang – đi theo ĐT 295 – ĐT 298 khu vực thị trấn Nếnh – đường 269 khoảng 5,6 cây số sẽ nhìn thấy biển của chùa Bổ Đà.

Từ thành phố Bắc Giang – đi theo DDT 295 – thị trấn Bích Động – tiếp tục đi đến đường lên chùa Bổ Đà tại Tiên Sơn.

Từ thành phố Bắc Giang – theo hướng Tây Nam lên Xương Giang theo hướng đi Hùng Vương – đường Hùng Vương – Quốc Lộ 37 – thị trấn Nếnh – ĐT 298.

Tiếp tục men theo đường 269 sẽ lên đến đường dẫn vào chùa Bổ Đà.

🌟🌟🌟 XEM THÊM VỀ: Chùa Phúc Khánh

3. Lịch sử và truyền thuyết hình thành chùa Bổ Đà

Chùa Bổ Đà theo như những dấu vết lịch sử để lại, chùa được hình thành vào khoảng thế kỷ 11 dưới thời nhà Lý.

Cụ Phạm Kim Hưng, một trong những vị quan dưới thời nhà Lê sau khi từ chức đã đến chùa Bổ Đà để tu hành.

Trong quá trình tu hành cụ đã tiến hành tu sửa lại tòa nhà chánh điện, khu thiêu hương, tiền đường, cho dựng thêm những cột đá, cột gỗ và xây thêm vài gian nhà.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Cổng vào chùa Bổ Đà Bắc Giang

Đến thời Lê Trung Hưng, vị vua thứ 11 Lê Dụ Tông đã cho xây dựng lại toàn bộ ngôi chùa.

Dưới thời của vua Lê Hiển Tông, vị sư tổ Ngô Tuệ Không, sau khi từ quan cũng đến chùa Bổ Đà để làm nơi tu hành.

Trong quá trình tu hành ngài tiếp tục cho sử sang và cho xây thêm các gian nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim lợp mái ngói.

Đến thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Bổ Đà không chỉ là một chốn đền chùa tâm linh mà còn là căn cứ bí mật hoạt động cách mạng của các chiến sĩ.

Do thời gian cùng với những thăng trầm của lịch sử, chùa không còn giữ được dáng vẻ như xưa.

Đến năm 2007, bộ văn hóa thông tin đã cho đầu tư xây dựng lại toàn bộ khu di tích chùa Bổ Đà trở lên khang trang hơn.

💠💠💠 KHÁM PHÁ: Chùa Linh Quang

4. Truyền thuyết hình thành chùa Bổ Đà

Theo như truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có một cặp vợ chồng tiều phu nghèo, họ lấy nhau đã nhiều năm mà chưa có con.

Thấy vậy, phật Quán Thế Âm thương tình đã cho họ một người con. Một ngày nọ, trong khi người chồng đang đốn củi ở phía trên đỉnh núi thì tìm ra 32 đồng tiền vàng.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Các dãy nhà của chùa Bổ Đà Việt Yên

Người tiều phu đến hỏi một cao tăng được giải thích đó là ứng hiện của phật Quán Thế Âm. Người tiều phu liền khẩn cầu xin 1 đứa con trai, nếu thành hiện thực ông sẽ dựng chùa thờ.

Sau khi điều ước linh nghiệm, ông liền xây dựng chùa để thờ phật. Từ đó, mọi người qua lại thường hay thắp nhang linh ứng và gọi là chùa Quan Âm hay chùa Bổ Đà.

⚠️⚠️⚠️ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Hương Tích

5. Kiến trúc chùa Bổ Đà Việt Yên

Toàn bộ kiến trúc của chùa được xây dựng trên mảnh đất rất hơn 50.000 mét vuông được phân chia thành 3 khu.

Khu vườn chùa với diện tích khoảng 30.000 mét vuông, khu vực chính giữa chùa với khoảng 13.000 mét vuông và khu vườn tháp có diện tích trên 7.000 mét vuông.

Những dãy nhà của chùa Bổ Đề được xây dựng thành 100 gian liên kết với nhau.

Tất cả các gian nhà được xây dựng bằng các vật liệu như: gạch đất nung, ngói, tiểu sành, đất.. tạo nên nét cổ kính, dân gian đậm chất kiến trúc của những miền quê đồng bằng Bắc bộ.

Khu vực cổng vào của chùa được lát bằng đá muối với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Kiến trúc của cổng chùa được xây dựng theo hơi hướng kiến trúc của triều Nguyễn với chiếc gác chuông.

Điểm tạo nên nét đặc sắc của khu vực cổng chùa Bồ Đề chính là bức tường được xây bằng gạch và đất.

Do thời gian, rêu phong mọc lên tạo cho chúng ta nét gần gũi, trầm mặc giống như ở các vùng làng quê xưa.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Khu mộ tháp chùa Bổ Đà

Đi từ khu cổng chùa vào đến bên trong khuôn viên, du khách sẽ nhìn thấy khu nhà bếp được xây dựng làm 4 gian bao quanh là tường gạch và mái ngói đỏ bám đầy rêu phong.

Từ khu nhà bếp, chúng ta có thể nhìn thấy khu nhà 7 gian, đây chính là nhà Tòa soạn được xây dựng với những cột kèo chìm mái ngói vô cùng giản dị và thân thuộc.

🔱🔱🔱 TÌM HIỂU THÊM: Chùa Diên Hựu

Được xây dựng ngay phía đằng sau của nhà Tòa soạn được xây dựng với kiến trúc gồm 7 gian nhà.

Nhà tiền đường được xây dựng với kiến trúc 5 gian được xây dựng bằng gạch, cột chống bằng gỗ cùng với mái ngói cổ.

Khu vực nhà in kinh được xây dựng theo kiểu mái 2 tầng với kiến trúc vô cùng độc đáo.

Bên cạnh các khu nhà trên, trong chùa còn có khu nhà Trai và khu nhà Pháp cũng được xây dựng theo lối kiến trúc các nhà gian cùng mái ngói đỏ.

Được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ đinh, phần hậu của tòa Tam Bảo được xây dựng thành 5 gian.

Bậc thềm được xây dựng cao hơn các tòa khác và được lát bằng những phiến đá màu xanh kích thước khác nhau.

Bên trong tòa Tam bảo là nơi thờ các bức tượng phật vô cùng linh thiêng.

Tiếp tục tham quan chùa, du khách sẽ đến với khu nhà khách là nơi chùa dùng để tiếp đón các tăng ni – phật tử cùng du khách từ nơi khác đến.

Bên cạnh đó chùa còn có khu nhà Ga là nơi để thi hài và làm ma chay cho các vị sư đã khuất của chùa.

Vườn tháp lớn nhất tại Việt Nam: khu vườn tháp được xây dựng với gần 100 ngôi tháp xếp thành hàng tạo nên nét kiến trúc vô cùng độc đáo.

Khu vực vườn tháp là nơi chôn cất tro cốt của các tăng ni – sư thầy ở trong chùa.

Chùa Bổ Đà được xây dựng khi nào
Hội chùa Bổ Đà Bắc Giang

Ngoài kiến trúc độc đáo, chùa Bổ Đà còn là nơi lưu trữ rất nhiều những di vật có giá trị lịch sử.

Đặc biệt phải kể đến bộ ván kinh Phật cổ nhất tại Việt Nam được khắc hoàn toàn trên gỗ. Tổng cộng có khoảng gần 2.000 tấm mộc bản được chùa lưu giữ rất cẩn thận.

👉👉👉 KHÁM PHÁ: Kiến Trúc khu di tích chùa Trầm

6. Lễ hội chùa Bổ Đà Bắc Giang

Lễ hội chùa Bổ Đà Bắc Giang được tổ chức hàng năm trong 3 ngày từ 16 – 18 tháng 2 âm lịch, thu hút được rất nhiều khách du lịch cùng các tăng ni – phật tử.

Trong những ngày lễ hội diễn ra, toàn bộ khu vực núi Bổ Đà rợp cờ hoa, cùng tiếng trống rộn ràng phục vụ cho hội rước.

Tham gia hội chùa Bổ Đà, du khách sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động phật giáo cùng các hoạt động vui chơi. Cùng với đó được thưởng thức những làn điệu dân gian vô cùng thú vị.