Bài toán turing về trí tuệ nhân tạo năm 2024

Khi nhà toán học nổi tiếng người Anh Alan Turing tự hỏi "Liệu máy tính có thể nhận thức và tương tác như con người?" và đặt ra bài kiểm tra của mình, thì không ai trong số các đồng nghiệp của ông có thể dự đoán với độ chính xác cao khi nào chương trình máy tính sẽ vượt qua thành công cuộc đọ sức với trí tuệ con người. Theo tờ báo “The Independent”, chương trình máy tính với trí tuệ nhân tạo do các nhà khoa học Nga phát triển, là đủ thông minh để bắt chước và tương tác với con người trong một cuộc trò chuyện, và đã thuyết phục được 33% thành viên ban giám khảo gồm các chuyên gia Anh rằng, họ đang nói chuyện với một con người. Đây là một thành tích đáng kể. Để vượt qua bài kiểm tra, một chương trình máy tính chỉ cần thuyết phục được 30% số người đối thoại.

Cuộc thử nghiệm đã iến hành tại Hội Khoa học Hoàng gia London - một trong những hội khoa học lâu đời nhất trên thế giới. Chương trình máy tính do nhóm chuyên gia Nga phát triển, mô phỏng một cậu học sinh 13 tuổi Eugene Goostman từ thành phố Odessa của Ukraina. Các nhà khoa học từ một trong những trường đại học hàng đầu ở Anh - Đại học Reading, cơ sở tổ chức cuộc kiểm tra, cho biết rằng, thiếu niên nhân tạo đã thuyết phục được một phần ba thành viên ban giám khảo rằng, họ đang tương tác với con người. Bản thân Eugene Gustman cuối cùng nhận xét rằng, bài kiểm tra không có gì đặc biệt.

Các nhà khoa học Anh nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên khi chương trình máy tính vượt qua thành công bài kiểm tra này. Hai người Nga Vladimir Veselov và Eugene Demchenko - tác giả của chương trình máy tính trí tuệ nhân tạo - nói về thiếu niên kỳ diệu Zhenya (Eugene) y như cậu bé này thực sự tồn tại. Ông Vladimir Veselov, người Saint Pererburg, cho biết: "Ý tưởng chính của chúng tôi là phải cho thấy rằng, cậu bé biết khá nhiều điều, dù ở độ tuổi 13 không thể biết tất cả mọi thứ. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian để thiết kế một nhân vật giống như thật". Zhenya rất tự tin dẫn đối thoại bằng văn bản.

Theo điều kiện của bài kiểm tra Turing, chương trình máy tính phải có khả năng tương tác với một nhóm người trong vài phút. Và nếu hệ thống máy tính thuyết phục được 30% số người đối thoại rằng, họ đang nói chuyện với con người thì trí tụê nhân tạo của nó có thể được coi là tương đương với con người. Đến gần đây không có chương trình nào có thể vượt qua bài kiểm tra Turing. Trí tuệ nhân tạo do hai nhà khoa học Nga phát triển đi tiên phong trong lĩnh vực này.

Có rất nhiều điều để nói về ông, người có đóng góp lớn cho toán học, khoa học máy tính, triết học và các dòng lệnh nền tảng đầu tiên của thế giới kỹ thuật số ngày nay.

Sinh ra ở Maida Vale, London (Anh), thiên tài người Anh học tại trường nội trú Shertern. Dù nổi tiếng với đầu óc thông minh và khả năng giải quyết vấn đề, ông lại không phải là học sinh có thành tích học tập ấn tượng.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi Turing gặp tình yêu của đời mình năm 13 tuổi - Christopher Morcum - cậu bé hơn một tuổi ở trường. Morcum và Turing dành toàn bộ thời gian cùng nhau tranh luận về các vấn đề toán học và hình học. Ngay sau đó, thành tích học tập của Turing cải thiện đáng kể.

Thiên tài khoa học đồng tính

Morcum qua đời vì bệnh lao tháng 2/1930. Turing tiếp tục tin rằng Morcum vẫn còn sống trong một thế giới nào đó. Một trong những tài liệu nghiên cứu khoa học đầu tiên của Turing có tựa đề Nature of Spirits (Bản chất của các linh hồn) viết vào ngày 20/4/1933 cho rằng ông cảm nhận được sự hiện diện của người bạn thân thiết.

.jpg)Chân dung Alan Turing sẽ xuất hiện trên tờ tiền 50 bảng Anh vào năm 2021. Ảnh: Bank of England.

Ông tự hỏi tại sao chúng ta cần có cơ thể. "Tại sao chúng ta không hoặc không thể sống tự do như những linh hồn và giao tiếp bằng thần giao cách cảm. Dường như cơ thể cung cấp một cái gì đó cho tinh thần chăm sóc và sử dụng", ông viết.

Đau buồn vì mất đi mối tình đầu, Alan Turing vẫn tiếp tục phát triển sự học. Ông giành được học bổng toán tại Đại học King, Cambridge và tốt nghiệp trường này năm 1934.

Trong luận án, ông chứng minh định lý giới hạn trung tâm, một đóng góp lớn cho thống kê và xác suất, đưa ông trở thành một trong những nhà khoa học dữ liệu đầu tiên.

Hai năm sau, Turing viết bài báo được công nhận là nền tảng của khoa học máy tính có tựa đề On Computable Numbers. Trong đó, ông đưa ra giả thuyết một ngày nào đó sẽ có cỗ máy được chế tạo với khả năng tính toán bất kỳ vấn đề chỉ thông qua 2 con số 0, 1 và khoảng trống.

Sau đó, ông tạo ra các máy đơn nhiệm vụ có tên “Máy tính Turing”, hoạt động như máy điện toán và giải quyết các bài toán đã được lập trình. Ý tưởng về việc lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính sau này trở thành nền tảng cho máy vi tính hiện đại.

Bài toán turing về trí tuệ nhân tạo năm 2024
Chiếc máy tính toán tự động "Automatic Computing Engine", một trong những máy tính lưu trữ chương trình đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Mathworks.

Turing làm việc tại trường mật mã Bletchley Park Government Code and Cypher School, trụ sở bí mật của Vương quốc Anh nhằm giải mã điện tín trong Thế chiến II. Sự đóng góp của ông trong việc phá mã đã chấm dứt chiến tranh sớm hai năm và cứu sống hàng triệu người.

Ông còn làm việc để tạo ra máy “Bombe”, thiết bị cơ điện giúp các nhà mật mã học Anh giải mã hơn 4.000 điện tín của Đức mỗi ngày.

Khi những chiếc tàu ngầm kiểu U của Đức đang hoành hành trên Đại Tây Dương, Turing nghiên cứu giải mã thông tin liên lạc của hải quân Đức. Nhóm của ông đã giải mã được các thông điệp từ máy Enigma vào năm 1941, giúp các tàu Đồng minh tránh khỏi những cuộc tấn công của tàu ngầm phát xít.

Sau Thế chiến thứ hai, ông chuyển đến London. Tháng 3/1946, ông cho ra đời chiếc máy tính toán tự động "Automatic Computing Engine".

Tầm nhìn về tương lai kỹ thuật số

Mặc dù thuật ngữ "Trí thông minh nhân tạo" không được biết đến cho tới những năm 1956, tức hai năm sau khi ông qua đời, Turing đã tự hỏi mình vào năm 1950 rằng máy móc có thể suy nghĩ được không. Ông đưa ra thí nghiệm Turing nổi tiếng để kiểm tra khả năng suy nghĩ của máy móc.

Bài kiểm tra đưa 1 nam, 1 nữ cho một người thẩm vấn đoán xem ai là ai bằng cách nghiên cứu câu trả lời của họ cho một số câu hỏi nhất định. Trong thử nghiệm được gọi là "Phép thử Turing", cỗ máy sẽ thay thế người đàn ông.

"Máy tính sẽ được gọi là thông minh nếu nó có thể đánh lừa con người tin rằng nó là con người", ông kết luận.

Bài toán turing về trí tuệ nhân tạo năm 2024
Phép thử Turing được đưa ra vào năm 1950 trong bài viết "Máy tính và trí tuệ", kiểm tra khả năng đóng giả con người của máy tính. Ảnh: Analyticsindiamag.

Dù có những đóng góp lớn, Turing không may bị buộc tội vì mối quan hệ đồng tính luyến ái với chàng trai trẻ Arnold Murray. Sau khi bị kết án, Turing buộc phải lựa chọn giữa đi tù hoặc thiến hóa học. Ông chọn phương án thứ hai và được điều trị nội tiết tố bằng cách tiêm hormone estrogen tổng hợp.

Một năm sau, ông qua đời. Khám nghiệm tử thi cho thấy sự hiện diện của xyanua trong cơ thể. Phần lớn suy đoán cho rằng ông tự tử, tuy nhiên, một số người nghi ngờ Turing đã "vô tình" hít phải chất độc.

Tháng 9/2009, Nữ hoàng Elizabeth II trao cho Turing lời xin lỗi danh dự vì đã xét xử ông vì đồng tính. Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney tuyên bố Turing sẽ là gương mặt mới được in trên tờ 50 bảng vào cuối năm 2021.

Turing đã có cái nhìn thoáng qua về tương lai của nhân loại và hình dung về cuộc sống kĩ thuật số, dù ở thời ông, máy tính có thể to bằng một căn phòng.

Ông từng nói: “Một ngày nọ, các cô gái sẽ mang máy tính của họ đi dạo trong công viên và nói với nhau rằng: 'Chiếc máy tính nhỏ của tôi đã nói một điều buồn cười vào sáng nay'".