Bài thu hoạch sau khi đi thực tế học tập năm 2024

//sjc.ussh.vnu.edu.vn/vi/sinh-vien/san-pham-thuc-hanh/cam-nhan-cua-sinh-vien-hoc-tap-tu-mot-chuyen-di-thuc-te-13.html //sjc.ussh.vnu.edu.vn/uploads/sjc/sinh-vien/2021_11/anh-thuc-te-dep.jpg

Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông //sjc.ussh.vnu.edu.vn/uploads/sjc/logo-sjc_1.png

Trước giờ di chuyển

Đó là những ngày giữa tháng 12 năm 2017, sự háo hức mong chờ đã dâng lên trong lòng chúng tôi, những sinh viên lớp môn Ảnh báo chí do thạc sỹ Phan Văn Kiền giảng dạy. Hành trình chuyển bánh từ thành phố Hà Nội đã đưa chúng tôi đến một vùng đất tuyệt vời– nơi được mệnh danh là “ Đà Lạt của miền Bắc” – Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Một chuyến đi không chỉ đơn thuần là để lấy điểm thi cuối kỳ cho môn học, mà còn là để áp dụng phương pháp “học đi đôi với hành”, gắn liền giảng dạy lý thuyết với trải nghiệm thực tế.

Các bạn sinh viên tập chung trước giờ di chuyển

Sáng 16/12 đúng 8 giờ, tất cả các sinh viên đã tập chung ở sân nhà G háo hức cho chuyến đi đầy hứa hẹn. Với số lượng sinh viên lên đến hơn 100 người nên thầy Kiền – trưởng đoàn đã chia cả lớp ra thành ba đoàn nhỏ, di chuyển theo lịch trình khởi hành từ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đi theo hướng cao tốc Nội Bài, rẽ trái ở vòng xuyến ngã tư Vĩnh Phúc – Sóc Sơn rồi vào Phúc Yên, theo quốc lộ 2 qua Bình Xuyên và Vĩnh Yên, điểm cuối chính là thị trấn Tam Đảo xinh đẹp.

Đoàn xe số 3 đang trên hành trình di chuyển

Chuyến đi nhiều cảm xúc và trải nghiệm

Đây là chuyến đi xa đầu tiên của các bạn sinh viên trong K62 Báo chí. Hành trình kéo dài với mỗi cây số qua đi là từng nét vẽ khung cảnh hiện ra trước mắt. Những khúc rẽ quanh co, những đoạn đổ cua ngoằn ngoèo, Tam Đảo hiện ra bằng những tiếng trầm trồ ngạc nhiên, và cả những tiếng hò reo sung sướng.

Cả đoàn vừa kết thúc hành trình và đang chờ được chia phòng ngủ

Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Tam Đảo đã ôm trọn chúng tôi bằng những gì tuyệt vời nhất dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi – hai ngày một đêm. Ngay từ lúc đặt chân xuống khỏi ô tô, cảm nhận đầu tiên chính là thời tiết đặc trưng của Tam Đảo, cái lạnh “mỗi km mặc thêm một chiếc áo” được so sánh ngang với Sa Pa hay Đà Lạt. Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ, với không khí trong lành, Tam Đảo và những con người thân thiện, mến khách đối đãi chúng tôi bằng những khoảnh khắc thực sự thú vị. Ở đây, chúng tôi được thưởng thức những món ăn đặc sản của Tam Đảo như gà đồi, cá bống suối…chiêm ngưỡng một trong những biểu tượng đẹp của Tam Đảo – nhà thờ đá, cùng với những công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc của Pháp. Nó cũng chính là bối cảnh nền hoàn hảo cho những bức hình của chúng tôi… Ánh sáng thường có tiếng nói cuối cùng quyết định bức ảnh tẻ nhạt hay tuyệt vời, và thật may mắn khi chuyến đi của đoàn đến Tam Đảo vào một ngày nắng nhè nhẹ, vừa đủ đẹp để căn ánh sáng, có thể áp dụng chỉnh khẩu độ, tốc độ, iso máy ảnh phù hợp hơn,…

Đây chính là cơ hội kiểm chứng, cụ thể hóa kiến thức đã học từ giảng đường vào thực tiễn, cơ hội trau dồi lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp cho chúng tôi. Ảnh báo chí là một môn học không đơn thuần chỉ là hệ thống lý thuyết, bởi vậy thực hành càng trở nên quan trọng. Những kiến thức và kỹ năng mà thầy Kiền đã truyền đạt từ kỹ thuật chụp ảnh, tạo hình, tư duy ảnh, áp dụng các quy tắc tạo bố cục như quy tắc một phần ba, quy tắc đường dẫn, quy tắc đóng khung, quy tắc cân bằng các yếu tố, cách chọn góc ảnh… được chúng tôi áp dụng một cách triệt để vào thực tế.

Bạn Hà Thanh Tùng – K62 Báo chí – đang tác nghiệp

Chuyến đi gặt hái những trái quả ngọt ngào:

Với chủ đề “Chuyển Động”, mỗi sinh viên sẽ chỉ được chọn và nộp cho thầy một ảnh duy nhất để chấm làm điểm thi cuối kỳ môn ảnh báo chí. Sau buổi chiều thực hành bấm máy, mọi “chuyển động” của Tam Đảo xinh đẹp đã được thu lại trong rất nhiều bức ảnh. Và trong buổi tối này, các bạn sinh viên đã có một đêm sinh hoạt tập thể vô cùng náo động.

Đêm Tam Đảo

Tất cả đều hòa mình vào màn đêm lấp lánh của Tam Đảo, cùng nắm tay nhau hát hò, nhảy múa, tập thể lớp cũng trở nên gắn kết lạ thường

Đốt lửa trại và cùng nhau hát

Buổi sinh hoạt tập thể còn là công tác Tổng kết môn học của thầy Kiền. Sau tổng kết, hầu hết ảnh đều được thầy đánh giá cao và đạt điểm khá giỏi trở lên. Trong đó có 27 bức ảnh đạt điểm 10, đặc biệt, như lời hứa ban đầu, thầy đã chọn ra những bức ảnh xuất sắc nhất để trao giải, bao gồm 3 giải khuyến khích, 1 giải ba, 1 giải nhì và 1 giải nhất.

Bức ảnh đoạt giải khuyến khích của bạn Hoàng Duy Chương

Bức ảnh đoạt giải Khuyến khích của bạn Lê Thị Nga

Bằng những kiến thức mà thầy chỉ bảo trong suốt học phần qua, các bạn đã thực sự nỗ lực và tập chung hết các kỹ năng vào những bức ảnh của mình

Bức ảnh đoạt giải Ba của bạn Bùi Thị Kim Ngân

Bức ảnh đoạt giải Nhì của bạn Vũ Thị Huệ

Và Nhất thuộc về bức ảnh của bạn Phạm Thị Yến, được thầy đánh giá rất cao

Môn Ảnh báo chí sau 15 tuần học đã kết thúc thật hoàn hảo, trong niềm vui và những trải nghiệm quý báu của mỗi sinh viên…

Cùng sưởi lửa

Nhãn

Sáng hôm sau, đoàn khởi hành về Hà Nội lúc 9 giờ 30 phút, nhưng vẫn đủ thời gian cho chúng tôi xuống chợ thị trấn mua những món quà nhỏ lưu niệm, thăm thú vài vòng trước khi ra về. Hai ngày một đêm thực tế trôi qua thật nhanh, nhưng khoảng thời gian ấy như một sợi dây đã gắn kết chúng tôi lại với nhau như một gia đình nhỏ. Với hình thức học theo tín chỉ, đôi khi khó có thể gặp nhau, nhưng qua chuyến đi này, chúng tôi hiểu hơn về tính cách, tình cảm của mỗi người. Chúng tôi đã có những giây phút được quây quần bên nhau hát hò, chụp những tấm ảnh lưu niệm lưu giữ lại những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi trẻ.

Nói về chuyến đi, thầy Kiền chia sẻ, đây là một chuyến đi thiết thực, các bạn sinh viên K62 Báo chí là một trong những khóa sinh viên có chùm ảnh mà thầy ưng ý nhất, chuyến đi là công sức ấp ủ bấy lâu và thực sự rất thành công.

Chủ đề