Bài tập về nhiễm sắc thể lớp 9

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHUYÊN ĐỀ : </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ </b>


<b>ĐỘT BIẾN CHO HỌC SINH LỚP 9</b>



<i><b>Tác giả chuyên đề: Hà Thị Minh Huệ</b></i><i><b>Chức vụ : Giáo viên</b></i>


<i><b>Đơn vị công tác : Trường THCS Vĩnh Tường.</b></i>


<i><b> Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh phúc</b></i><i><b>Đối tượng : Học sinh lớp 9</b></i>


<i><b>Số tiết : 15 tiết </b></i>


<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>I. Lý do chọn chuyên đề: </b>

Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thìdạng bài tập về đột biến là một đề tài hay và khó đối với học sinh. Dạng bài tậpnày có trong các đề thi học sinh giỏi các cấp, đặc biệt kiến thức phần biến dị cácem sẽ phải gặp lại ở lớp 12 và chương trình thi đại học.


Qua một số năm tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG sinh học 9 tôi nhậnthấy bài tập về đột biến là những dạng bài tập có trong đề thi HSG tỉnh, đề thivào chuyên Vĩnh Phúc, đề thi GVG tỉnh. Mặt khác dạng bài tập này khá khó vàHS dễ bị nhầm lẫn vì vậy tơi muốn viết chuyên đề này để tổng hợp lại nội dungcụ thể, thiết thực, gần với khả năng tiếp thu của học sinh THCS và để phục vụgiảng dạy HSG của bản thân. Trong chuyên đề này do thời gian có hạn tôi chỉmới đề cập đến một số dạng bài tập thường gặp trong các đề thi của huyện, củatỉnh, đề thi vào trường chuyên Vĩnh Phúc chứ không đi sâu nhiều dạng vì vốnhiểu biết cịn hạn chế.


<b>II. Phạm vi và mục đích của chuyên đề:</b><b>1. Phạm vi của chuyên đề:</b>


- Một số dạng bài tập về đột biến trong chương trình sinh học 9. - Áp dụng với đối tượng HS giỏi môn sinh học lớp 9.


2. Mục đích chuyên đề:


- Trao đổi với đồng nghiệp một số dạng bài tập về đột biến NST trongchương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

</div>

<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NỘI DUNG</b>

<b>I. Hệ thống các dạng bài tập của chuyên đề.</b>- Dạng bài tập về đột biến gen.

- Dạng bài tập về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.


- Dạng bài tập về cách xác định bộ NST trong tế bào sinh ra qua q trìnhngun phân, giảm phân khơng bình thường


- Dạng bài tập về cách xác định tỉ lệ giao tử sinh ra qua q trình giảm phânkhơng bình thường


- Dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể.


- Dạng bài tập tổng hợp đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST- Dạng bài tập tổng hợp đột biến gen và đột biến số lượng NST



<b>II. Hệ thống các phương pháp để giải các dạng bài tập trong chuyên đề.</b>- Phương pháp giảng giải.


- Phương pháp vấn đáp.- Phương pháp thảo luận.- Phương pháp thực hành.


<b>III. Các bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa.</b>


<b>Dạng bài tập về đột biến gen.</b>

<b>* Những kiến thức liên quan để giải bài tập về đột biến gen.</b>- Những kiến thức về ADN.

- Kĩ năng giải bài tập về ADN.


- Kiến thức về đột biến gen, các dạng đột biến gen.- Hậu quả của đột biến gen.


<b>* Bài tập</b>


<b> Bài 1. Số liên kết Hiđrô của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:</b>- Mất 1 cặp nuclêôtit.


- Thêm 1 cặp nuclêôtit .


- Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp Nuclêôtit khác.<b>Hướng dẫn giải.</b> Số liên kết H sẽ thay đổi trong các trường hợp:* Mất cặp Nu: - Mất cặp A-T: Số liên kết H giảm 2 - Mất cặp G- X: Số liên kết H giảm 3* Thêm 1 cặp nuclêôtit:


- Cặp nuclêôtit được thêm là cặp A - T thì số liên kết H tăng thêm 2 - Cặp nuclêơtit được thêm là cặp G - X thì số liên kết H tăng thêm 3 * Thay thế:


- Cặp A- T thay thế bằng cặp T- A hay cặp X- G thay bằng cặp G- X: Sốliên kết H không đổi.

</div>

<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bài 2. Gen B có 3000 nuclêơtit, trong đó ađênin (A) chiếm tỷ lệ 20%. Gen B đột</b>biến làm xuất hiện gen b. Khi gen b tự nhân đơi bình thường 2 lần, đã lấy từ môitrường nội bào 8994 nuclêôtit.


Tính số nuclêơtit từng loại của gen trước và sau khi đột biến.<b>Hướng dẫn giải.</b>


- Số nu từng loại của gen B: A = T = 600 (nu); G = X = 900 (nu)- Số nu gen b: (22<sub>-1). Nb = 8994 → Nb = 2998</sub>


- So với gen B gen b giảm 2 nu. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nu, có thể xảy ra1 trong 2 trường hợp:


+ Mất cặp A-T thì: A = T = 599 (nu); G = X = 900 (nu) + Mất cặp G-X thì: A = T = 600 (nu); G = X = 899 (nu)


<i><b>Bài 3. Gen B có chiều dài 0,51m bị đột biến thành gen b. Gen b có chiều dài hơn</b></i>gen B là 3,4 A0<sub>.</sub>


a. Xác định dạng đột biến và cho biết tên gọi cụ thể của dạng đột biến nói trên.b. Tính khối lượng phân tử của gen đột biến? Biết khối lượng phân tử trung bìnhcủa 1 nuclêơtit là 300 ĐVC.


<b>Hướng dẫn giải.</b>a. Dạng đột biến:


- Chiều dài tăng thêm 3,4 A0<sub>  tương ứng 1 cặp nuclêôtit.</sub> - Chiều dài gen b hơn gen B  đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.b. Khối lượng phân tử gen đột biến b:


- Đổi 0,51 m = 5100 A0


- Chiều dài gen b: 5100 + 3,4 = 5103, 4 A0 - Số nuclêôtit của gen b:


5103, 4


2 3002


3, 4   <sub> nuclêôtit</sub>


- Khối lượng phân tử gen b: 300 x 3002 = 900.600 đvc


<b>Bài 4. Phân tử protein biểu hiện tính trạng đột biến cánh ngắn ở ruồi giấm so với</b>protein biểu hiện tính trạng cánh dài thì kém 1axit amin và có 2 axit amin mới.a. Cho biết những biến đổi trong gen quy định tính trạng cánh dài?


b. Nếu gen cánh ngắn ít hơn gen cánh dài 7 liên kết hiđrơ thì gen cánh ngắnnhân đôi 3 lần liên tiếp nhu cầu về mỗi loại nucleotit địi hỏi mơi trường cungcấp đã giảm đi bao nhiêu so với gen cánh dài?



<b>Hướng dẫn giải.</b>


a. Đột biến gen cánh ngắn ít hơn gen cánh dài 1axit amin và có 2 axit amin mới.Chứng tỏ gen cánh dài bị đột biến mất 3 cặp nucleotit không liền nhau của 3 bộba liền nhau làm mất 1axit amin , còn 6 cặp nucleotit của 3 bộ ba liền nhau đóghép lại thành 2 bộ mã mới mã hóa 2 axit amin mới.

</div>

<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

A = T = (23<sub> – 1) x 2 = 14 nuclêôtit </sub>G = X = (23<sub> – 1) x 1 = 7 nuclêôtit </sub>


<b>Dạng bài tập về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.</b>



<b>* Những kiến thức liên quan để giải bài tập về đột biến cấu trúc nhiễm sắc</b><b>thể.</b>


- Những kiến thức về nhiễm sắc thể.


- Kiến thức về đột biến NST, các dạng đột biến NST<b>* Bài tập </b>


<b>Bài 1. Trong tế bào sinh dục một loài sinh vật có hai cặp NST tương đồng với</b>thành phần và trình tự phân bố các gen trên hai NST tương đồng của cặp thứnhất là ABCDE và abcde, cặp thứ hai là FGHIK và fghik. Sự giảm phân tế bàosinh dục chứa 2 cặp NST nói trên thấy xuất hiện 1 loại tinh trùng có kí hiệuthành phần và trình tự phân bố gen trên NST là BCDE và fghik. Hiện tượng gìđã xảy ra? Nếu thành phần và trình tự gen trên các NST khác không đổi, xácđịnh các loại tinh trùng cịn lại có thể có.


<b>Hướng dẫn giải.</b>- Đây đột biến mất đoạn của NST.


- Các loại giao tử còn lại: BCDE và FGHIK; ABCDE và FGHIK; ABCDE vàfghik; abcde và FGHIK; abcde và fghik .


<b>Bài 2. Xét một cặp NST tương đồng, NST thứ nhất có nguồn gốc từ bố chứa các</b>đoạn NST ABCD, NST thứ hai có nguồn gốc từ mẹ chứa các đoạn NST abcd. Khi giảm phân thấy xuất hiện các trường hợp sau:


a, Xuất hiện một loại tinh trùng có thành phần các đoạn trên NST là BCD. Hiện tượng gì đã xảy ra? Tìm ví dụ minh họa tương ứng với hiện tượng đó?


b, Xuất hiện một loại giao tử có thành phần các đoạn trên NST là ABABCD. Hiện tượng gì đã xảy ra? Tìm ví dụ minh họa tương ứng với hiện tượng đó.c, Xuất hiện một loại giao tử có thành phần các đoạn trên NST là ACBD. Hiện tượng gì đã xảy ra? Tên gọi của đột biến đó.


<b>Hướng dẫn giải.</b>a, Đây là đột biến mất đoạn NST


Ví dụ: mất đoạn cặp NST 21 ở người gây nên bệnh ung thư máu.b, Đây là hiện tượng lặp đoạn NST.


Ví dụ: lắp đoạn 16A ở ruồi giấm làm ruồi giấm mắt hình cầu trở thành mắt dẹt. Nếu lặp nhiều đoạn sẽ gây mất hẳn mắt.


c, Đây là hiện tượng đảo đoạn trong NST. Tên gọi của đột biến này là đảo đoạn NST.


<b>Bài 3. Quan sát cấu trúc NST số 3 ở loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai</b>khác về trật tự phân bố các


đoạn trên NST như sau:

</div>

<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Nòi 2: A G E D C B H I K - Nòi 3: A G E D I H B C K


Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này?


<i> </i>


<b>Hướng dẫn giải.</b>* Đây là dạng đột biến cấu trúc NST: dạng đảo đoạn.* Mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi:


- Nếu nòi 1 là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau: + Nòi 1: A B C D E G H I K


đảo đoạn B C D E G thành nòi 2: A G E D C B H I K. + Nòi 2: A G E D C B H I K


đảo đoạn C B H I thành nòi 3: A G E D I H B C K - Nếu nòi 3 là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:


+ Nòi 3: A G E D I H B C K


đảo đoạn I H B C thành nòi 2: A G E D C B H I K + Nòi 2: A G E D C B H I K


đảo đoạn B C D E G thành nòi 1: A B C D E G H I K



<b>Dạng bài tập về cách xác định bộ NST trong tế bào sinh ra qua</b>


<b>q trình ngun phân, giảm phân khơng bình thường</b>

<b>* Kiến thức liên quan:</b>

- Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân, kết quả của Nguyên phân bình thường.


- Cách sắp xếp của NST trong các kì phân bào.<b>* Bài tập.</b>


<b>Bài 1.</b>


<b> Ở ruồi giấm đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi giảm phân hình thành</b>giao tử thấy xuất hiện giao tử XX và YY. Hãy giải thích cơ chế xuất hiện 2 loạigiao tử trên.


<b>Hướng dẫn giải.</b>


- XY tự nhân đôi XXYY, giảm phân I không phân ly  XXYY . Giảm phân IIphân ly khơng bình thường, XXYY tạo giao tử XX và YY


- XY tự nhân đôi XXYY, giảm phân I phân ly bình thường  XX và YY . Giảmphân II khơng phân ly tạo 2 loại giao tử XX và YY.


<b>Bài 2. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu:</b>AaBbCcXY (mỗi chữ cái ứng với một nhiễm sắc thể đơn).


Nếu nguyên phân bị rối loạn ở cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Viết kí hiệu bộnhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra, trong những trường hợp có thể xảy ra.



<b>Hướng dẫn giải.</b>Gồm các trường hợp:

</div>

<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- AaBbCcXX, AaBbCcYY- AaBbCcXXY, AaBbCcY- AaBbCcXYY, AaBbCcX <b>Bài 3. </b>


<b> Ở người, cặp gen dị hợp trên cặp NST 21 là Aa, cặp gen đồng hợp tử trên</b>cặp NST 23 là XE<sub>X</sub>E<sub>. Khi giảm phân có hiện tượng đột biến dị bội cặp NST 23</sub>xảy ra ở lần phân bào thứ nhất của giảm phân. Thành phần gen trong mỗi loạigiao tử khơng bình thường sinh ra từ kiểu gen nói trên có thể như thế nào?


<b>Hướng dẫn giải.</b>


Thành phần gen trong mỗi loại giao tử khơng bình thường sinh ra từ kiểu gennói trên có thể: AO; aO; AXE<sub>X</sub>E<sub>; aX</sub>E<sub>X</sub>E<sub> .</sub>


<b>Bài 4. Ở 1 cơ thể lưỡng bội kí hiệu Aa trong q trình giảm phân tạo giao tử </b>thấy có 1 số tế bào khơng hình thành thoi phân bào ở lần phân bào I. Cơ thể này cho những loại giao tử nào?


<b>Hướng dẫn giải.</b>


Tế bào khơng hình thành thoi phân bào cho các loại giao tử 2n là Aa và OTế bào GP bình thường cho loại giao tử n là A và a


<i><b>Vậy nhóm tế bào đó cho các loại giao tử là: Aa, O, A, a </b></i>


<b>Bài 5. Một tế bào có 1 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa giảm phân phát sinh giao</b>


tử.


a. Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Aa không phân li sẽ tạo ra những giao tửnào?


b. Nếu ở kì sau II, ở cả 2 tế bào con nhiễm sắc thể không phân li sẽ tạo ranhững giao tử nào?


c. Nếu ở cả 2 lần phân bào cặp NST Aa đều không phân li sẽ tạo ra những loạigiao tử nào?


d. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể khơng phân li thì kết thúcgiảm phân sẽ cho ra những giao tử nào?



<b>Hướng dẫn giải.</b>


<i>- Các giao tử được tạo ra: Aa và O</i>


- Các giao tử được tạo ra: AA, aa và O<i><b>- Các giao tử được tạo ra: AAaa và O </b></i>


- Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là : AA, aa, các giao tử bình thường: A,a


<b>Dạng bài tập về cách xác định tỉ lệ giao tử sinh ra qua q trình</b>


<b>giảm phân khơng bình thường</b>




<b>* Kiến thức liên quan:</b>


- Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân, kết quả của Nguyên phân bình thường.

</div>

<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Xác định những tế bào xảy ra đột biến lần phân bào nào.<b>* Bài tập.</b>


<b>Bài 1. Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử đực có kiểu gen Aa</b>tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối loạn lần phân bào 2 ở tếbào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế bào khác đều giảm phân bìnhthường. Hãy xác định:


a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen A làbao nhiêu?


b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử khơng bình thường chứa gen alà bao nhiêu?


<b>Hướng dẫn giải.</b>- 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho : 190 tinh trùng bình thường mang gen A


190 tinh trùng bình thường mang gen a


- 5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho: + 10 tinh trùng bình thường mang gen A


+ 5 tinh trùng khơng bình thường mang gen a



+ 5 tinh trùng khơng bình thường khơng mang gen A và a- Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = ½- Tỉ lệ giao tử khơng bình thường mang gen a: 5/400= 1/80


<b>Bài 2. Một lồi động vật đơn tính có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là XX ,</b>ở giới đực là XY.Trong quá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể (A) thuộclồi này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cùngmột lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc thể giới tính của cá thể(A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4 hợp tử XXX, 4 hợp tử XYYvà 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường của cá thể (A) thụ tinh với các giaotử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và 23 hợp tử XY.


a. Quá trình rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) xảy ra ởgiảm phân I hay giảm phân II?


b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể (A).<b>Hướng dẫn giải.</b>


a. - Từ hợp tử XYY <sub> đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình</sub>thường X <sub>cá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp nhiễm sắc thể (NST) XY.</sub>- Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X.Hợp tử XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường X<sub>cá thể</sub>này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do cặp NST XYkhông phân li ở lần phân bào II của giảm phân.


b. - Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16. - Số giao tử bình thường sinh ra: 4.(23+23) = 184.- Tỉ lệ % giao tử đột biến là: (16/200).100% = 8%.

</div>

<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm
phân bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?


<b>Hướng dẫn giải.</b>* Tổng số tinh trùng tạo ra:


1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phâncho 400 tinh trùng


- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:


+ 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a + 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4tinh trùng không chứa cả A và a ky hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST nàylà:


0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O


- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ: 0,5B: 0,5b.


- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245


<b>Dạng bài tập về đột biến số lượng nhiễm sắc thể.</b>

<b>* Những kiến thức liên quan.</b>

- Những kiến thức về thể dị bội, cơ chế phát sinh thể dị bội.- Các thể dị bội chủ yếu.


- Những kiến thức về thể đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội.
- Các thể đa bội chủ yếu.


- Cách xác định giao tử của thể đa bội.<b>* Bài tập.</b>


<b>Bài 1. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được</b>dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thểkhông nhiễm ?


<b>Hướng dẫn giải.</b>- Thể một nhiễm: 2n - 1 = 9


- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 11- Thể bốn nhiễm: 2n + 2 = 12


- Thể ba nhiễm kép: 2n + 1 + 1 = 12- Thể không nhiễm: 2n - 2 = 8


<b>Bài 2. Một tế bào ở thể đột biến của một loài tiến hành nguyên phân một số lần</b>liên tiếp tạo ra 16 tế bào con, tổng số nhiễm sắc thể đơn trong tất cả các tế bàocon là 336. Cho biết những cá thể bình thường của lồi trên có bộ nhiễm sắc thểlà bao nhiêu? (Biết loại đột biến trên chỉ liên quan tới một cặp nhiễm sắc thể).


<b>Hướng dẫn giải.</b>


<b>- Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào thể đột biến: 336/16 =21</b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Cơ thể bình thường của lồi có thể có bộ nhiễm sắc thể là 22 hoặc 20………….



<b>Bài 3. Một cơ thể thực vật có bộ NST 2n=20 bị đột biến NST mang kiểu gen là</b>BBb.


a. Dựa vào đặc điểm bộ NST để phân biệt đây là đột biến thể dị bội hay đột biếnthể đa bội? Nêu đặc điểm bộ NST và kiểu hình cơ thể bị đột biến trên?


b. Hãy xác định số lượng NST có trong thể đột biến trên?<b>Hướng dẫn giải.</b>


a.Phân biệt:


- Cơ thể mang kiểu gen BBb có thể là thể tam nhiễm (Đột biến thể dị bội) hoặcthể tam bội (Đột biến thể đa bội).


- Thể tam nhiễm: Bộ NST ở 1 cặp NST có 3 NST ,các cặp cịn lại bình thường.Cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản khơng bình thường hoặc có thể vẫn bìnhthường.


- Thể tam bội : Tất cả các cặp NST của bộ NST đều gồm 3 NST. Cơ quan sinhdưỡng to, quả thường không hạt, bất thụ...


b. Số lượng NST:


- Nếu là đột biến thể dị bội: 2n+1=21.- Nếu là đột biến thể đa bội: 3n=3x10=30


<b>Bài 4. Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh </b>dưỡng của 3 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả như sau:


- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi phân bào.


- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2cực của tế bào.


- Tế bào của cây thứ ba có 16 nhiễm sắc thể kép, đang đóng xoắn.


a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?


b. Em hãy nêu cơ chế hình thành 3 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường.Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ítgây hại đến sức sống của cây.


<b>Hướng dẫn giải.</b>


a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kì: kì giữa, kì sau, kì đầu của quá trìnhnguyên phân


b. - Trong giảm phân hình thành giao tử chỉ một bên bố hoặc mẹ giảm phân<b>khơng bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) tạo giao tử (n-1) và (n+1).</b><b>Qua thụ tinh giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử</b><b>(2n +1) = 15, phát triển thành cây thứ nhất; </b>

</div>

<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Trong giảm phân hình thành giao tử cả 2 bên bố mẹ giảm phân khơng bình<b>thường (cặp NST thứ 3 không phân li) sẽ tạo giao tử (n-1) và (n+1); qua thụ tinh</b><b>2 giao tử (n+1) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử (2n+2) = 16, phát triển thành</b>cây thứ 3.


<b>Bài 5.</b>Một tế bào có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb giảm phân phát sinhgiao tử.


a. Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li sẽ tạo ra những giao tửnào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với giao tử bình thường cho ra nhữngdạng thể dị bội nào?


b. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể khơng phân li thì kết thúcgiảm phân sẽ cho ra những giao tử nào


<b>Hướng dẫn giải.</b><i><b>a. - Các giao tử được tạo ra: ABb, aBb, A, a </b></i>


- Các dạng thể dị bội: (2n + 1): Thể ba nhiễm; (2n – 1): Thể một nhiễm


b. - Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 4 khả năng: AABB hoặc aabb hoặc AAbb hoặc aaBB.


- Các giao tử bình thường: ab, AB, Ab, aB


<b>Bài 6.</b> Quá trình phát sinh giao tử của một lồi động vật lưỡng bội (2n): Ở giớicái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 khơng phân li trong giảmphân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loạigiao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?


<b> Hướng dẫn giải.</b>


- Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử ( n+1, n – 1, n), giới đực cho giao tử (n)- Các loại hợp tử: 2n + 1, 2n – 1, 2n


<b> Bài 7. Ở một cá thể bình thường, có một cặp nhiễm sắc thể không phân li 1 lần</b>trong giảm phân đã sinh ra giao tử đột biến. Khi giao tử đột biến nói trên kết hợpvới giao tử bình thường (n) đã sinh ra thể dị bội, trong các tế bào sinh dưỡng có25 nhiễm sắc thể. Tìm bộ nhiễm sắc thể của loài?


<b>Hướng dẫn giải.</b>


- Dạng thể đột biến: Một cặp nhiễm sắc thể không phân li 1 lần trong giảm phân có thể tạo ra giao tử đột biến n + 1 hoặc n – 1 <i>⇒</i> thể dị bội 2n + 1 = 25 hoặc 2n – 1 = 25.


- Bộ nhiễm sắc thể của loài:


+<i>Trường hợp 1: 2n + 1 = 25 </i> <i>⇒</i> 2n = 24 . <i>+ Trường hợp 2 : 2n – 1 = 25 </i> <i>⇒</i> 2n = 26.


<b>Bài 8. Biết ở nhiều loài thực vật, khi những cây tứ bội 4n sinh ra các giao tử 2n thì </b>chúng vẫn sinh sản hữu tính được.


a) Xác định tỉ lệ giữa các loại giao tử 2n của cây tứ bội (4n) mang kiểu genAAaa và Aaaa?

</div>

<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Tỉ lệ số cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cho cây 4n có kiểu gen AAaatự thụ phấn?


- Tỉ lệ giữa số cây có một gen trội so với số cây khơng có gen trội nào ở thế hệsau khi cho cây 4n có kiểu gen AAaa lai với cây 2n dị hợp Aa?


<b> Hướng dẫn giải.</b>


<i>a). Tỉ lệ số giữa các loại giao tử 2n của các cây mang KG AAaa và Aaaa :</i>



Cây AAaa cho 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa ; Cây Aaaa cho 1/2 Aa :1/2 aa


<i>b). Xác định:</i>


<i>– Tỉ lệ cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cây AAaa tự thụ phấn: </i> 1/6 AA 1/6 AA = 1/36 AA AA.


<i>– Tỉ lệ giữa số cây có 1 gen trội so với số cây khơng có gen trội khi lai AAaa </i>


<i>Aa : </i>


+ Cây có một gen trội : (1/6 aa 1/2 A ) + ( 4/6 Aa 1/2 a ) = 5/12 Aaa. + Cây khơng có gen trội nào : 1/6 aa 1/2 a = 1/12 aaa.


+ Tỉ lệ giữa số cây có 1 gen trội/số cây khơng có gen trội : 5/12 Aaa : 1/12 aaa = 5 :1.

<b>Dạng bài tập tổng hợp đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST</b>

<b>* Những kiến thức liên quan</b>

- Kiến thức về đột biến NST, các dạng đột biến NST


- Những kiến thức về thể dị bội, cơ chế phát sinh thể dị bội.- Các thể dị bội chủ yếu.


- Những kiến thức về thể đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội.- Các thể đa bội chủ yếu.


<b>* Bài tập</b>


<b>Bài tập 1. Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể</b>
có kiểu gen Od. Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các độtbiến đó?


<b>Hướng dẫn giải</b>Đã có thể xảy ra loại đột biến:


+ Mất đoạn nhiễm sắc thể.+ Thể dị bội


Cơ chế:


+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúccủa NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mấtđoạn (khơng mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen d) tạo nêncơ thể có kiểu gen Od.

</div>

<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Bài tập 2. Cơ thể bình thường có KG Aa trong q trình sinh sản ở đời con xuất</b>hiện thể đột biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này.


<b>Hướng dẫn giải</b>Cơ chế:


+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen OA.


+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen A tạo nên thể dị bội OA.


<b>Bài 3. Một lồi thực vật có bộ NST 2n= 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA.</b>Giả sử trong loài xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra doloại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?


<b>Hướng dẫn giải.</b>


Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúcNST dạng lặp đoạn.


<b>- Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình</b>thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợptử AAA.


<b>- Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số</b>6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tửbình thường A cho hợp tử AAA.


- Do ĐB lặp đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hốhọc cấu trúc của NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứaNST lặp đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A)tạo nên cơ thể có kiểu gen AAA


<b>Bài 4. Ở một lồi thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm</b>trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toànso với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có kiểu gengiống nhau với 4 cây hạt trắng thu được kết quả như sau:


+ 3 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng.


+ Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng.Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ tư. Biết các giao tử có sức

</div>

<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

* Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạtvàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạttrắng là aa.


* Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng độtbiến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra mộttrong ba trường hợp sau:


<i><b>- Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây</b></i>hạt vàng xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a vàgiao tử mang gen a hình thành cơ thể aa (hạt trắng)


<i><b>- Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá trình phát</b></i>sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất manggen A => hình thành giao tử mang NST không chứa gen A (-), giao tử này kết<i><b>hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (-a) (hạt trắng). </b></i>


<i><b>- Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây</b></i>hạt vàng rối loạn sự phân li ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen quy định màu sắc hạt(AA) => hình thành giao tử khơng có nhiễm sắc thể mang gen A (O), sự kết hợpgiao tử này (O) với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử Oa (hạt trắng)


<b>Dạng bài tập tổng hợp đột biến gen và đột biến số lượng nhiễm sắc thể</b><b>* Những kiến thức liên quan.</b>


- Những kiến thức về ADN.
- Kĩ năng giải bài tập về ADN.


- Kiến thức về đột biến gen, các dạng đột biến gen.


- Những kiến thức về thể dị bội, cơ chế phát sinh thể dị bội.- Các thể dị bội chủ yếu.


- Những kiến thức về thể đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội.


<b>Bài 1. Một cặp gen Aa dài 0,408 micromet. Gen A có 3120 liên kết hidrơ, gen a</b>có 3240 liên kết hidrơ. Do đột biến thể dị bội đã xuất hiện thể (2n+1) có sốnuclêơtit thuộc các gen trên với Ađênin bằng 1320 và Guanin bằng 2280nuclêôtit. Cho biết kiểu gen của thể dị bội nói trên? Giải thích?


<b>Hướng dẫn giải.</b>- Số Nu của gen A và gen a:


+ Có: Ngen A = Ngen a = (4080/3,4) x 2 = 2400


+ Gen A có: 2A + 3G = 3120 và 2A + 2G = 2400<sub>A = T = 480 Nu và G = X = </sub>720 Nu


+ Gen a có: 2A + 3G = 3240 và 2A + 2G = 2400<sub>A = T = 360 Nu và G = X = </sub>840 Nu


- Tế bào thể dị bội 2n+1 có: A = T = 480 +480 + 360 = 1320 và G = X= 720 +720 + 840 = 2280<sub> Kiểu gen thể 2n + 1 là: AAa</sub>

</div>

<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Bài 2. Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa),</b>mỗi gen đều dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrơ; gen lặn a có3240 liên kết hiđrô.


a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gennói trên bằng bao nhiêu?


b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li khơng bình thường thì số lượngtừng loại nuclêơtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?


c) Nếu cho các loại giao tử khơng bình thường đó tái tổ hợp với giao tửbình thường chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêơtit của mỗi loạihợp tử bằng bao nhiêu?


<b>Hướng dẫn giải.</b>a. Số nuclêôtit của gen là:


4080


3, 4 <sub> x 2 = 2400 nuclêôtit</sub>


Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720.Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 840b. Có 2 loại giao tử: Aa và 0.


Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêơtitGiao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit


c. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử:


- Aaa có: A = T = 1200 nuclêơtit G = X = 2400 nuclêôtit - a0 có: A = T = 360 nuclêôtit G = X = 840 nuclêơtit


<b>Bài 3. Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài</b>5100 A0<sub> nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm</sub>sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ haicó1350 Ađênin.


a.Tính số nuclêơtit mỗi loại trên mỗi gen.


b. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ởcặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân sốlượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?


<b>Hướng dẫn giải.</b>a.Tính số nuclêơtit mỗi loại trên mỗi gen.


- Tổng số nu của mỗi gen là: (5100 : 3,4). 2 = 3000 (nu) - Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:


A = T = 1200 (nu)

</div>

<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

G = X = 3000 : 2 – 1350 = 150 (nu)


b. Nếu xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì số lượngtừng loại nuclêơtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu?



<b>- Nếu một số tế bào xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên</b>thì khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra bốn loại giao tử, trong đó có hailoại giao tử bình thường là A, a, hai loại giao tử khơng bình thường là Aa và O.- Số nu mỗi loại trong các giao tử là:


+ Giao tử A: A = T = 1200 (nu) G = X = 300 (nu) + Giao tử a: A = T = 1350 (nu) G = X = 150 (nu)


+ Giao tử Aa: A = T = 1200 + 1350 = 2550 (nu) G = X = 300 + 150 = 450 (nu) + Giao tử O: A = T = 0 (nu)


G = X = 0 (nu)


<b>IV. Bài tập tự giải</b><b>Bài 1.</b>


a/ Ở ruồi giấm xét một nhiễm sắc thể sau:<b> A B C D E x F G H I J K </b>


<b>(chữ x là ky hiệu của tâm động, các chữ khác biểu thị các gen trên </b>nhiễm sắc thể)


Qua quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt của ruồi giấm, người ta phát hiện một số trường hợp đột biến sau


<b>Trường hợp 1:A B C D E x F G H K J I </b><b>Trường hợp 2:A B C D F x E G H I J K</b><b>Trường hợp 3:A B E x F G H I J K</b>


<b>Trường hợp 4:A B C D E E x F G H I J K</b>


a.1/ Xác định dạng đột biến xảy ra ở mỗi trường hợp trên.


<b>Bài 2. Tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ NST kí hiệu : AaBbDdXY nếu</b>giảm phân bị rối loạn ở cặp NST XY. Hãy viết kí hiệu NST của các tế bào conđược tao ra.


<b>Bài 3. Một cặp gen dị hợp dài 3060A</b>0<sub>, chiều dài gen A bằng chiều dài gen a. </sub>Gen A có 20% A, gen a có 15% A


a, Đột biến 4n làm cho tế bào đó có kiểu gen là Aaaa.- Hãy tính số lượng nucleotit từng loại của kiểu gen.


- Tế bào đó giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử với thành phần gen viết như thế nào? Biết rằng chỉ có một loại giao tử 2n.


- Tính số lượng từng loại nucleotit của mỗi kiểu giao tử.b, Đột biến 4n làm cho tế bào có kiểu gen AAaa

</div>

<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Tế bào đó giảm phân cho bao nhiêu loại giao tử với thành phần gen viết như thế nào? Biết rằng chỉ có một loại giao tử 2n.


- Tính số lượng từng loại nucleotit của mỗi kiểu giao tử.


<b>Bài 4. Cho biết chuối rừng có bộ NST 2n. Gen A quy định thân cao là trội, gen a</b>quy định thân thấp là lặn. Khi đột biến người ta tạo ra dạng 4n. cơ thể 4n giảm phân cho giao tử 2n. Cho các dạng 4n thuần chủng thân cao và thân thấp lai với nhau được F1 đồng loạt thân cao, cho F1 giao phấn với nhau được F2.


a, Viết sơ đồ lai từ P đến lai F2. Tính tỉ lệ từng loại kiểu gen ở F2?b, Hãy viết sơ đồ lai phân tích của F1 nói trên ?


<b>Bài 5. Ở một loài thực vật gen T trội hoàn toàn quy định màu hạt tím, gen t quy </b>định màu hạt trắng.


a, Hãy viết các sơ đồ lai của cơ thể 2n giảm phân bình thường cho hợp tử F1 2n và giảm phân khơng bình thường ở tế bào sinh dục đực cho hợp tử F1 3n theo công thức lai P: Tt x Tt


b, Cây lai F1 3n kiểu hình màu trắng có thể được hình thành trong những phép lai nào? Hãy viết các sơ đồ lai đó? Cho biết P có bộ NST 2n.


<b>KẾT LUẬN</b>


Với chuyên đề này, tôi đã áp dụng vào bồi dưỡng HSG và kết quả học tậpcủa học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian đầu khi tiếp xúc với các dạng bài tậpnày các em rất lúng túng vì đây hồn tồn là dạng bài tập mới lạ. Nhưng chỉ saumột thời gian được sự hướng dẫn và làm quen với dạng bài tập này, các em đãtiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là khả năng sửdụng các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp này 95% các emHSG đã vận dụng và giải được bài tập ở dạng nâng cao trong sách bài tập và có75% các em giải được các đề thi HSG cấp huyện và tỉnh.


Trên đây chỉ là một chuyên đề nhỏ của tôi nên còn hạn chế về các dạngbài tập nâng cao, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp y kiến để chuyên đềbồi dưỡng HSG môn Sinh học 9 của tơi được hồn thiện hơn.

</div><!--links-->