Bài tập về giải thích hiện tượng vật lý 8

Đom đóm Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học. Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi. Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác. Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản...

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu Chuyển động cơ học này với các bài tập vận dụng được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Vật lý 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Bản quyền thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại

Bài tập 1: Trong các trường hợp sau, hãy chỉ ra các trường hợp lực ma sát có hại và nêu cách làm giảm ma sát, trường hợp nào ma sát có lợi và nêu cách làm tăng ma sát?

  1. Ma sát giữa viên phấn và mặt bảng.
  1. Ma sát giữa lốp xe và mặt đường.
  1. Ma sát giữa que diêm và sườn bao diêm.
  1. Ma sát giữa đế giày dép với mặt đường.

Hướng dẫn trả lời

  1. Có lợi

Phương pháp: Làm tăng độ nhám của mặt bảng.

  1. Có lợi

Phương pháp: Tăng các đường vân trên lốp xe để tăng ma sát.

  1. Có lợi

Phương pháp: Tăng độ nhám của sườn bao diêm.

  1. Có lợi: Giúp không bị ngã. Phương pháp: Tăng đường vân dưới đế giày.

Có hại: Mòn giày dép.

Bài tập 2: Nêu ví dụ về lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ, lực ma sát lăn? Nếu làm giảm lực ma sát trong từng trường hợp đó thì có lợi hay có hại?

Hướng dẫn trả lời

  1. Ví dụ lực ma sát trượt:

- Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường.

+ Ma sát giữ đế dép với mặt sàn, mặt đường.

+ Mặt sàn, mặt đường là ma sát trượt.

  1. Ví dụ lực ma sát lăn
  • Khi lăn một quả bóng trên mặt sàn, ma sát giữa quả bóng và mặt sàn là ma sát lăn.
  • Ma sát giữa các con lăn với mặt sàn khi dùng để di chuyển các vật nặng là ma sát lăn.
  1. Ví dụ lực ma sát nghỉ
  • Khi đặt một cuốn sách trên mặt bàn, nếu mặt bàn nghiêng 1 chút thì cuốn sách vẫn không di chuyển.
  • Trong sản xuất, trên các băng truyền trong các nhà máy sản xuất xi măng, ... có thể chuyển động với băng truyền mà không bị trượt đó là nhờ ma sát nghỉ.

Bài tập 3: Giải thích hiện tượng sau lực ma sát có lợi hay có hại?

Mặt đường giao thông được xây dựng bằng phẳng, có độ nhám vừa phải, không thật trơn láng cũng không gồ ghề thô nhám.

Hướng dẫn trả lời

Có lợi

Nếu trơn láng thì ma sát giảm nhiều, dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Nếu gồ ghề thì ma sát sẽ làm giảm tốc độ, dễ gây hỏng hóc xe.

Bài tập 4: Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao sự phát minh ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học, công nghệ?

Hướng dẫn trả lời

Ổ bi có tác dụng làm giảm ma sát, do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm được lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy, ...

Bài tập 5: "Nước chảy đá mòn" giải thích ý nghĩa của câu nói này và chỉ ra bản chất lực tác dụng giữa nước và đá để làm mòn đá.

Hướng dẫn trả lời

Vì ma sát do lực chảy của nước tác dụng vào đá lớn mà đá lại được hình thành do sụ kết tinh nên dễ bị mòn.

Bài tập 6: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong mỗi hiện tượng đó lực ma sát có lợi hay có hại?

  1. Xích xe đạp phải thường xuyên tra dầu nhớt.
  1. Sàn nhà trơn ướt dễ gây té ngã cho người đi trên sàn.

Hướng dẫn trả lời

  1. Có hại vì ma sát làm mòn xích nên phải tra dầu thường xuyên.
  1. Có lợi vì nếu tăng ma sát sẽ giúp ngăn cản sự trơn trượt hạn chế việc té ngã.

-------

Ngoài Bài tập Vật lý 8 Bài 6: Lực ma sát. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Giải Vở BT Vật Lý 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Trắc nghiệm Vật lý 8 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt