Bài tập tình huống luật kinh tế 1 năm 2024

Đây là một số tình huống luật kinh tế ( có đáp án ) . Mấy bạn tham khảo nha

Câu: Công ty TNHH 2 thành viên có 2 thành viên góp vốn, hoạt động được 2 năm. Nay có 1 nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia góp vốn vào để tăng quy mô hoạt động của công ty, vậy công ty có nên chuyển sang loại hình là công ty cổ phần hay CT TNHH được hay không? nếu có thành viên góp vốn mới gia nhập vaò công ty thì việc phân chia tỷ lệ vốn góp và định giá thương hiệu của công ty hoạt động được 2 năm qua giải quyết như thế nào? Giải: Ở tình huống này chúng ta có thể dựa vào những căn cứ pháp luật sau: + Luật đầu tư 2005, Điều 21, Khoản 2: “Điều 21. Các hình thức đầu tư trực tiếp 2. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài“. + Luật doanh nghiệp 2005, Điều 77, Khoản 1, Điểm b: “ Điều 77. Công ty cổ phần: 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  1. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa “ Nhu vậy, công ty TNHH được quyền chuyển sang loại hình Công ty cổ phần, do số thành viên lớn hơn 1 nên không được chuyển sang mô hình Công ty TNHH 1 TV, việc nên hay không là do chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần là loại hình Doanh nghiệp mở, duy động vốn linh hoạt, nhưng công ty TNHH cũng có những ưu thế nhất định của nó. Trong trường hợp này, công ty tăng vốn theo bằng cách tiếp nhận them thành viên mới, việc phân chia tỷ lệ góp vốn và định giá thương hiệu công ty được quy định trong điều lệ công ty, do các thành viên tự thỏa thuận, hoặc có thể thông qua các tổ chức định giá trên thị trường.

Bài tập tình huống luật kinh doanh là một phương pháp học tập hiệu quả giúp sinh viên vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tế, rèn luyện kỹ năng phân tích, tư duy logic và đưa ra giải pháp cho các vấn đề pháp lý cụ thể. Sau đây là một số Bài tập tình huống luật kinh doanh có lời giải.

Bài tập tình huống luật kinh tế 1 năm 2024
Bài tập tình huống luật kinh doanh có lời giải

1. Khái quát về môn luật kinh doanh

Bài tập tình huống luật kinh tế 1 năm 2024
Khái quát về môn luật kinh doanh

Luật kinh doanh (LKT) là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và trong quá trình sản xuất kinh doanhgiữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Tình huống 1

Doanh nghiệp tư nhân ABC được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 26/12/2020, công ty TNHH một thành viên DEF được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 1/5/2021. Hai doanh nghiệp này có cùng chủ sở hữu là bà Hoa Hồng.

Hỏi:

  1. Việc sở hữu hai doanh nghiệp trên của bà Hồng có hợp pháp không?
  1. Tháng 2/2022, bà Hồng cho anh Tuấn thuê loại doanh nghiệp ABC. Sau 1 thời gian công ty làm ăn thua lỗ. Chủ nợ yêu cầu bà Hồng chi trả các khoản nợ nhưng bà từ chối, cho rằng anh Tuấn mới là người trực tiếp kinh doanh. Ai là người phải chịu trách nhiệm với khoản nợ của DNTN ABC?

Giải đáp:

  1. Việc sở hữu hai doanh nghiệp trên của bà Hồng là hợp pháp. Vì, theo khoản 3, 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Căn cứ quy định nêu trên, pháp luật chỉ cấm một chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thành lập 2 doanh nghiệp tư nhân, không thành lập thêm hộ kinh doanh, trở thành thành viên công ty hợp danh. Do đó, bà Hoa Hồng là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên DEF được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 1/5/2021. Thì việc sở hữu hai doanh nghiệp trên là hợp pháp.

b.Bà Hồng là người chịu trách nhiệm. Vì theo Điều 191 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê”.

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ đứng ra giải quyết những trách nhiệm về tài chính đối với chủ nợ.

Sau đó câu chuyện ai có lỗi và ai phải bồi thường nhiều hơn (giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với chủ thuê lại doanh nghiệp tư nhân) thuộc về vấn đề dân sự. Được quy định cụ thể tại hợp đồng thuê tài sản đã được ký từ trước của hai bên. Trong trường hợp hợp đồng không quy định; thì sẽ áp dụng trách nhiệm liên đới quy định trong Luật Dân sự năm 2015 để xử lý.

Tình huống 2

Công ty CP nhựa gia dụng A có trụ sở chính tại quận Long Biên, Hà Nội. Ký hợp đồng bán hàng hóa trị giá 450 triệu đồng cho Công ty TNHH TM Sông Lam có trụ sở chính tại TP Vinh, tỉnhNghệ An. Trong dự thảo hợp đồng có điều khoản như sau: “mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hai bên sẽ gặp nhau để bàn cách khắc phục. Nếu không có kết quả, tranh chấp sẽ được đưa đến tòa án nơi bên nguyên đơn có trụ sở chính để giải quyết”

Hỏi:

  1. Các bên có thể thỏa thuận như vậy không? Vì sao
  1. Tòa án cấp nào có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này? Vì sao

Giải đáp:

  1. Các bên có thể thỏa thuận như vậy được vì ở đây có thỏa thuận bằng văn bản về nơi giải quyết tranh chấp.
  1. Theo điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Đồng thời Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Theo đó, các bên trong hợp đồng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,…

Tình huống 3

Công ty TNHH xây dựng M và công ty CPTM P thỏa thuận cùng góp vốn bằng nhau để thành lập 1 doanh nghiệp mới sản xuất vật liệu XD đặt trụ sở chính tại Hà Nội

Hỏi:

  1. Hai công ty M và P có thể làm như vậy hay không? Vì sao
  1. Doanh nghiệp mới được thành lập là loại hình DN nào. Hãy nêu những quy định pháp luật cơ bản về quy định hiện hành về các nội dung, đặc điểm, chế độ thành lập, cơ cấu tổ chức quản lý của DN này

Giải đáp:

  1. Hai công ty M và P có thể thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp mới vì chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp ở đây là các tổ chức và không phải là một trong các tổ chức không được thành lập doanh nghiệp
  1. Loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH từ 2 đến 50 thành viên.

Chú ý: Công ty tư nhân không được vì phải do cá nhân; thành lập công ty cổ phần không được vì quy định phải có trên 2 thành viên; Công ty hợp danh không được vì thành viên ở đây phải là cá nhân không được là tổ chức, theo luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh.

3. Lưu ý khi làm bài tập tình huống luật kinh doanh

Khi làm bài tập tình huống luật kinh doanh, có một số lưu ý quan trọng sau đây bạn nên cân nhắc:

  1. Đọc và hiểu kỹ yêu cầu: Đầu tiên, hãy đọc và hiểu rõ yêu cầu của bài tập. Điều này giúp bạn xác định được vấn đề cụ thể mà bài tập muốn bạn giải quyết và các thông tin quan trọng liên quan.
  2. Xác định vấn đề chính: Đề tài thường gợi mở một tình huống phức tạp, vì vậy hãy xác định và tập trung vào vấn đề chính cần giải quyết. Điều này giúp bạn tránh bị lạc đề và tối ưu hóa thời gian và nỗ lực của mình.
  3. Áp dụng kiến thức luật kinh doanh: Sử dụng kiến thức đã học để phân tích và giải quyết vấn đề. Điều này bao gồm việc áp dụng các nguyên tắc pháp lý, quy định và quy trình pháp lý liên quan đến vấn đề đó.
  4. Xây dựng lập luận logic: Đảm bảo rằng lập luận của bạn logic và có căn cứ. Sử dụng dữ liệu và thông tin hợp lý để minh chứng cho quan điểm của mình và tránh sự đánh giá dựa trên cảm tính.
  5. Xem xét các lựa chọn và hậu quả: Đưa ra các lựa chọn có thể giải quyết vấn đề và đánh giá hậu quả của từng lựa chọn đó. Hãy xem xét tác động của mỗi quyết định đến các bên liên quan và đến kinh doanh nói chung.
  6. Ghi chép và trình bày cẩn thận: Khi viết bài, hãy chú ý đến cách trình bày và sử dụng ngôn từ chính xác và rõ ràng. Ghi chú kỹ lưỡng các quy trình pháp lý, quy định, và tài liệu tham khảo mà bạn sử dụng.
  7. Tích hợp ý kiến cá nhân: Dù việc áp dụng kiến thức pháp lý là quan trọng, nhưng cũng không quên tích hợp ý kiến cá nhân và đánh giá nhận định của bạn về vấn đề. Điều này giúp tạo ra sự độc đáo và sâu sắc trong bài tập của bạn.
  8. Kiểm tra và sửa chữa: Sau khi hoàn thành, hãy kiểm tra lại bài tập của mình để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp và rằng lập luận của bạn logic và nhất quán.

Nhớ rằng, mục tiêu của bài tập là phát triển kỹ năng phân tích, suy luận và trình bày trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh. Hãy tận dụng cơ hội để phát triển những kỹ năng này khi làm bài tập.

Hy vọng rằng bài viết về “Bài tập tình huống luật kinh doanh có lời giải” đã mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng và hiểu biết sâu sắc về cách giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh. Xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và hy vọng bạn sẽ áp dụng những kiến thức này vào thực tế một cách hiệu quả!