Bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 61

Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? – Tiếng Việt 3

A. Kiến thức cơ bản:

1.  Nhân hóa

- Khái niệm:

Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

Ví dụ : - Con gà trống biết tán tỉnh láo khoét, biết mời gà mái đến để đãi giun

 - Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới

- Các hình thức nhân hóa:

 a) Nhân hóa để tả hình dáng

 - VD : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai

 b) Nhân hóa để tả hoạt động

 - VD :

    Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm

( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 

c, nhân hóa để tả tâm trạng

  VD: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những cây tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. 

d, nhân hóa tả tính cách.      

VD:
   Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
                      (Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

2. Cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

Câu hỏi “Vì sao” thường được dùng để hỏi lí do, nguyên nhân xảy ra sự việc.

VD: Hôm nay lớp tôi rất vui vì được đi dã ngoại.

B. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? ngắn gọn:

Câu 1 (trang 61 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Đoạn thơ dưới tả các sự vật và các con vật nào? Cách gọi và tả chúng có gì hay ?

Trả lời:

Đoạn thơ này tả : lúa, tre, cò, gió và mặt trời.

Cách gọi, cách tả bằng những từ ngữ thân mật dùng để chỉ con người, tạo sự gần gũi, sinh động.

Câu 2 (trang 62 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

b) Những chàng man gát rất bình tĩnh vì họ thường là người phi ngựa giỏi nhất.

c) Chị em Xô-phi quay về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Câu 3 (trang 62 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): 

Trả lời:

a) Người tứ xứ đổ về xem Hội Vật rất đông vì họ muốn xem mặt và xem tài của ông Cản Ngũ. Họ muốn chứng kiến một trận đấu hay.

b) Trận đấu lúc đầu có vẻ chán ngắt vì lúc này là chỉ có Quắm Đen là hùng hục lao vào keo vật còn ông Cản Ngũ vẫn rề rà, chậm chạp với vẻ lớ ngớ để dò xét đối phương, để tính mưu kế đưa đối phương vào thế vật hiểm hóc.

c) Ông Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bị trượt chân.

d) Quắm Đen bị thua ông Cản Ngũ vì ông quá khoẻ lại có nhiều kinh nghiệm, mưu trí.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 khác:

Tập đọc: Hội vật

Kể chuyện: Hội vật

Chính tả (Nghe - viết): Hội vật

Tập đọc: Hội đua voi ở Tây Nguyên

Tập viết: Ôn chữ hoa: S

Tập đọc: Ngày hội rừng xanh

Chính tả (Nghe - viết): Hội đua voi ở Tây Nguyên

Tập làm văn: Kể về lễ hội

Hội đua voi ở Tây Nguyên – Luyện từ và câu trang 61 sgk tiếng việt 3 tập 2. Câu 1. Đoạn thơ dưới tả các sự vật và các con vật nào ? Cách gọi và tả chúng có gì hay ?Câu 2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “vì sao\' và gạch dưới các bộ phận đó.Câu 3. Dựa vào bài Hội vật, hãy trả lời câu hỏi .

Câu 1. Đoạn thơ dưới tả các sự vật và các con vật nào ? Cách gọi và tả chúng có gì hay ?

Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bám vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi

Bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 61
: Đoạn thơ này tả : lúa, tre, cò, gió và mặt trời. 

Cách gọi, cách tả ở đây là dùng phép nhân hoá làm cho các sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn.

Câu 2. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “vì sao ” và gạch dưới các bộ phận đó :

a)   Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.

Quảng cáo

b)    Những chàng man gát rất bình tĩnh vì họ thường là người phi ngựa giỏi nhất.

c)    Chị em Xô-phi quay về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.

Câu 3. Dựa vào bài Hội vật, hãy trả lời câu hỏi :

a)   Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ?

–  Người tứ xứ đổ về xem Hội Vật rất đông vì họ muốn xem mặt và xem tài của ông Cản Ngũ. Họ muốn chứng kiến một trận đấu hay.

b)   Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt ?

–  Trận đấu lúc đầu có vẻ chán ngắt vì lúc này là chỉ có Quắm Đen là hùng hục lao vào keo vật còn ông Cản Ngũ vẫn rề rà, chậm chạp với vẻ lớ ngớ để dò xét đối phương, để tính mưu kế đưa đối phương vào thế vật hiểm hóc.

c)   Vì sao ông Ngũ mất đà chúi xuống ?

– Ông Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bị trượt chân.

d)   Vì sao Quắm Đen bị thua ?

–  Quắm Đen bị thua ông Cản Ngũ vì ông quá khoẻ lại có nhiều kinh nghiệm, mưu trí.

Câu 1

Điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

Làm nương

    Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những ...ương đỗ, ...ương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị ...ưng đeo gùi tấp ...ập đi ...àm ...ương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút ...ên trong trẻo.

b) v hoặc d

Xe đò

    Chiếc xe đò từ Sài Gòn ...ề làng, ...ừng trước cửa nhà tôi. Xe ...ừng nhưng máy ...ẫn nổ, anh lái xe ...ừa bóp kèn, vừa ...ỗ cửa xe, kêu lớn :

- Thằng Năm ...ề!

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, ...ội ...àng đứng ...ậy, chạy ...ụt ra đường.

Lời giải chi tiết:

a)

Làm nương

    Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.

b) 

Xe đò

    Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn.

- Thằng Năm về !

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường.

Câu 2

Đọc và chép lại các câu văn sau :

a) Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

b) Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.

Phương pháp giải:

Em đọc rõ ràng và viết đúng chính tả, chú ý phân biệt l/n và v/d.

Lời giải chi tiết:

a) Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

b) Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.

Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.