Bài tập luật doanh nghiệp công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam, và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Được thành lập và điều hành bởi một chủ sở hữu duy nhất, doanh nghiệp tư nhân thường thể hiện sự nhiệt huyết và đam mê cá nhân trong việc kinh doanh. Điều này thường dẫn đến sự linh hoạt trong quyết định và quản lý, giúp họ thích nghi nhanh chóng với thị trường thay đổi liên tục. Học viện đào tạo pháp chế ICA chia sẻ một số Bài tập tình huống về doanh nghiệp tư nhân có đáp án đến quý bạn đọc tại bài viết sau

Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân có vốn đăng ký là 1 tỷ đồng, trong quá trình làm ăn doanh nghiệp tôi bị thua lỗ 1,5 tỷ đồng. Vậy tôi chỉ phải trả nợ trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp là 1 tỷ đồng thôi đúng không?

Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

  1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo quy định nêu trên, mối quan hệ tài sản giữa doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp không có sự tách bạch hay nói cách khác trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn. Chính vì vậy trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp tư nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chủ doanh nghiệp phải lấy tài sản khác của mình để thực hiện nghĩa vụ này cho doanh nghiệp.

Bài tập tình huống về doanh nghiệp tư nhân có đáp án – số 2

Tôi hiện đang là chủ doanh nghiệp tư nhân, nay tôi muốn thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác do tôi làm chủ có được hay không?

Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân như sau:

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Như vậy, theo quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều Luật cũng quy định chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập và làm chủ một doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp muốn thành lập và làm chủ một loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiêp tư nhân chỉ có thể lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Bài tập tình huống về doanh nghiệp tư nhân có đáp án – số 3

Tôi hiện nay đang làm chủ của một doanh nghiệp tư nhân, do tuổi cao sức khỏe của tôi đã yếu, tôi có thắc mắc rằng Doanh nghiệp tư nhân có bị chấm dứt hoạt động khi chủ doanh nghiệp chết hay không? Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Doanh nghiệp hiện nay ra sao?

Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết hoặc mất tích thì doanh nghiệp được xem như một tài sản được để lại thừa kế. Như vậy, trong trường hợp chủ doanh nghiệp có người thừa kế thì doanh nghiệp tư nhân không phải chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, người được thừa kế doanh nghiệp tư nhân phải làm thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân không có người thừa kế thì theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 doanh nghiệp tư nhân sẽ thuộc sở hữu nhà nước.

Theo Điều 16, Luật Doanh nghiệp 2020 các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.

4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.

Cổ phần của công ty là gì?

Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.

Tại sao gọi là công ty cổ phần?

Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.

Có bao nhiêu loại cổ phần trong công ty cổ phần?

Các cá nhân, tổ chức sở hữu cổ phần thì sẽ được gọi là cổ đông. Cổ phần sẽ bao gồm 2 loại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.

Công ty cổ phần phải có bao nhiêu cổ đông?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, tính đến thời điểm hiện tại số lượng cổ đông của công ty cổ phần là đồng nhất, tối thiểu 03 (ba) người và không giới hạn số lượng tối đa.

Chủ đề