Bài diễn văn khai mạc bầu cử trưởng thôn năm 2024

Thực hiện chủ trương Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, khối phố ( thôn) theo Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy, đến nay toàn tỉnh có 473/1.719 thôn thực hiện Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn (tỷ lệ 27,51%); trong đó Đại Lộc 160/160 thôn, Phú Ninh 46/85 thôn, Phước Sơn 34/66 thôn. Việc nhất thể hóa hai chức danh góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Tuy nhiên, tại một số địa phương việc thực hiện chủ trương này nảy sinh một số khó khăn, bất cập.

Ghi nhận từ cơ sở

Mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn, nhưng hiệu quả của việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn đã từng bước được khẳng định. Sau khi hợp nhất hai chức danh, hầu hết các vấn đề quan trọng trong thôn đã được chi bộ chỉ đạo kịp thời, ngoài việc giảm số lượng chức danh ở thôn, việc thực hiện nhất thể hóa cũng là điều kiện để tăng chế độ cho cán bộ thôn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Ngọc Yên – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban nhân dân khối phố Cẩm Thịnh (thị trấn Phú Thịnh, Phú Ninh) cho biết: “Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn sẽ sâu sát thực tế, nắm chắc tình hình chính trị tư tưởng, việc chấp hành chính sách pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân... Từ đó, có sự chỉ đạo, điều hành phù hợp, đảm bảo tính khả thi cao. Tuy nhiên, một người đảm nhận cả hai chức danh thì khối lượng công việc rất nhiều, do đó cần sự nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm, khách quan trong thực hiện để nhân dân tin tưởng, an tâm”.

Đồng tình với đánh giá này, bà Trần Thị Thu Sang – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Phú Thịnh cho rằng: “Mô hình này đã phát huy được sức mạnh lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của đảng viên đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở khu dân cư. Thị trấn Phú Thịnh có 3/5 khối phố thực hiện mô hình này và đã phát huy hiệu quả, vừa tinh gọn đội ngũ, tăng thu nhập vừa tạo điều kiện để cán bộ khối phố phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình”.

Nhiều nơi chưa triển khai

Hiệu quả là vậy nhưng theo ghi nhận, nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện được chủ trương này, nhất là ở khu vực miền núi. Xã A Tiêng (Tây Giang) có 6 thôn, phần lớn các thôn có quy mô dân số nhỏ, có thôn chỉ có 31 hộ dân nhưng vẫn bố trí đủ 10 cán bộ, không có thôn nào thực hiện được chủ trương nhất thể hóa. Theo lãnh đạo địa phương, do tâm lý người dân cho rằng một người đảm nhận cả hai nhiệm vụ thì khó công tâm, khách quan, một nhà làm cả hai nhiệm vụ trong khi nhà khác không được đảm nhận là không công bằng nên địa phương vẫn chưa thực hiện được. Trong thời gian đến, nếu bắt buộc phải thực hiện thì địa phương cũng rất lúng túng do chưa có sự đồng thuận cao trong nhân dân và không tìm được người đảm nhận tốt cả hai nhiệm vụ.

Không chỉ ở miền núi, khu vực đồng bằng nhiều nơi vẫn chưa thực hiện được vì không tìm ra người để đảm nhận, đảng viên trẻ ở thôn không mặn mà với chức danh này do phụ cấp còn quá thấp nhưng áp lực công việc nhiều. Đảng viên lớn tuổi, có uy tín thì lại hạn chế về trình độ, cùng một lúc đảm đương 2 chức danh sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặt khác, tại một số nơi có địa bàn rộng, dân cư đông đúc nên bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn gặp nhiều khó khăn, không thể thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ. Nhiều nơi vẫn còn tâm lý một người hai việc không thể bằng mỗi người một việc; việc cùng lúc đảm nhận cả hai nhiệm vụ chủ chốt ở thôn cũng dễ xảy ra độc đoán; có người làm tốt công tác đảng nhưng công tác điều hành, thực hiện chưa chắc đã làm được.

“Nhận nhiệm vụ mới vài tháng nhưng khối lượng công việc quá nhiều, lịch họp UBND xã, thôn, chi bộ cũng nhiều, cái gì dân cũng kêu trưởng thôn nhưng phụ cấp mỗi tháng chỉ khoảng 1,5 triệu nên chúng tôi chưa an tâm trong thực hiện nhiệm vụ, đó là chưa kể chuyện phải không với và con trong thôn, phần lớn anh em có tâm huyết với phong trào, muốn chung sức để xây dựng quê hương và tính đảng cao mới dám nhận cả hai nhiệm vụ” - anh Nguyễn Phước Tiến – bí thư kiêm trưởng thôn Phước Bình Trung, xã Sơn Viên, huyện Nông Sơn tâm sự. Theo quy định, những người giữ hai chức danh bí thư kiêm trưởng thôn chỉ được hưởng 100% phụ cấp cho chức danh thứ nhất và 50% phụ cấp cho chức danh thứ hai. Trong khi đó, để thực hiện tốt đồng thời các nhiệm vụ, họ phải dành phần lớn thời gian cho vai trò và trách nhiệm của mình đối với công việc được giao, chưa kể việc đụng chạm trực tiếp với người dân. Đây cũng là nguyên nhân khiến số lượng thôn thực hiện nhất thể hóa ở khu vực đồng bằng còn ít. Qua tiếp xúc với đội ngũ bí thư kiêm trưởng thôn, hầu hết họ mong muốn cấp trên mở rộng cơ chế, chính sách nâng mức phụ cấp, qua đó bảo đảm cuộc sống, toàn tâm, toàn ý với việc chung.

Giải pháp nào?

So với các địa phương khác và quy định của trung ương, số lượng cán bộ không chuyên trách ở thôn của Quảng Nam đã vượt rất nhiều (nếu tính cả 5 chức danh đoàn thể ở thôn thì mỗi thôn hiện có đến 10 chức danh hưởng phụ cấp hằng tháng); mỗi năm ngân sách phải chi hơn 135 tỷ đồng để chi trả phụ cấp cho cán bộ thôn. Để giảm số lượng cán bộ không chuyên trách thôn, tiến đến nâng mức phụ cấp cho mỗi chức danh mà nhiệm vụ chính trị vẫn phải hoàn thành thì việc tăng cường thực hiện nhất thể hóa và bố trí kiêm nhiệm là giải pháp hữu hiệu nhất.

Trong thời gian đến, các cấp ủy cần tăng cường chỉ đạo việc thực hiện nhất thể hóa, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng thuận, thực hiện chủ trương chung; phải lấy sự đồng thuận của người dân để giới thiệu nhân sự ứng cử trưởng thôn, sau khi bầu trưởng thôn thì tiếp tục giới thiệu để bầu làm bí thư chi bộ. Cùng với đó, cần hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế giám sát quyền lực ở mỗi chi bộ, cơ sở đảng để triển khai nhất thể hóa. Mặt khác, quy định về mức phụ cấp kiêm nhiệm cũng cần được sửa đổi phù hợp để khuyến khích việc thực hiện chủ trương nhất thể hóa.