Bạch mã có nghĩa là gì

Cây bạch mã hoàng tử thuộc họ ráy tên khoa học là Aglaonema hybrid xuất xứ từ các nước Châu Á. Cây mọc thành từng bụi, vươn cao từ 25- 50cm. sống lá và gân có màu trắng xen kẽ tán lá màu xanh thoạt nhìn đã toát lên vẻ sang trọng quý tộc.

Đặc điểm nhận dạng

Nổi bật với khả năng lớn chậm một năm chỉ tăng 10cm, ưa bóng râm rất phù hợp để làm cây cảnh hoặc trồng trong nhà. Tổng thể cây nhìn rất khẳng khiu, vươn thẳng với những tán lá rộng màu sắc hài hòa thu hút ngay từ ánh nhìn đầu tiên.

Phong thủy cây xanh trong nhà hay phòng làm việc không chỉ có tác dụng trang trí, giảm stress mà còn mang tới tài lộc vượng khí cho chủ nhân của nó. Nếu được bố trí đúng vị trí và chọn loại cây phù hợp sẽ rất tốt.

Khi chọn cây xanh nên chọn cây tươi tốt có nhiều mần lộc điều này gợi lên sự phát triển của bạn trong con đường kinh doanh, sự nghiệp. Nên chọn loại cây xanh có thể phát triển tốt ở môi trường bóng râm cần ít ánh sáng mặt trời.

Thủy sinh: cây có thể trồng thủy sinh rất đẹp vì bộ rễ của cây màu trắng toát đan xem vào nhau hòa cùng sỏi trắng tạo nên cái nhìn tổng thể rất đẹp. Cây sống tốt trong môi trường thủy sinh mỗi tuần bạn chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt nước dinh dưỡng cho cây là được.

Bạch mã có nghĩa là gì

Ý nghĩa phong thủy cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hoàng tử được biết đến là loài cây mang lại nhiều may mắn đặc biệt với những người mạng hỏa hay mạng mộc. Tuy nhiên cây cũng không xung khắc với các mạng khác nên đem may mắn đến với bất cứ ai sở hữu chúng.

Ở VN nhiều người chọn cây bạch mã hoàng tử để trang trí nội thất, theo phong thủy cây sẽ mang lại nhiều may mắn bởi cây mang nét hoàng tộc và được sử dụng để trang trí nhà cửa, phòng làm việc hay làm quà biếu các dịp khai trương, sinh nhật, thăng quan tiến chức…

Cây mang vẻ sang trọng quý phái của một hoàng tử lịch lãm đầy lãng tử. Cây rất dễ trồng có thể sống trong nước hay đất vì thế có nhiều ứng dụng hơn trong việc trang trí nội thất. Ý nghĩa trong phong thủy cây bạch mã hoàng tử mang may mắn cho người thân và sự thăng tiến cho gia chủ.

Theo ý nghĩa tên gọi bạch mã có nghĩa là tiến nhanh thể hiện sự thăng tiến nhanh thuận buồm xuôi gió trong công việc cũng như cuộc sống. Thoạt nhìn loại cây này toát lên tố chất rất nam nhi, thẳng thắn và trong sạch nên phù hợp làm quà tặng cho nam giới mang lại cho người được tặng sự thư thái và quyết đoán trong công việc.

Cách chăm sóc cây bạch mã hoàng tử

Bạch mã có nghĩa là gì

Ngoài tác dụng phong thủy tốt, vật trang trí đẹp cây còn có tác dụng hấp thụ mạnh các khí độc phát ra từ các thiết bị điện tử làm trong sạch môi trường sống. Là loại cây dễ tính khá dễ chăm sóc và ít sâu bệnh bạn chỉ cần quan tâm một số lưu ý sau.

Ánh sáng: là loại cây ưa bóng sống tốt trong môi trường văn phòng nhưng thỉnh thoảng vẫn cần phơi nắng để lá cây được sáng mượt nhất đồng thời phòng ngừa một số loại sâu bệnh.

Tưới nước: là loại cây ưa nước có thể trồng thủy sinh, tưới nhiều hơn khi trồng trong đất lưu ý không nên tưới trực tiếp lên lá dễ gây úng lá, thối lá lây lan ra các nhánh. Khi trồng trong điều kiện máy lạnh tuần nên tưới 2 lần mỗi lần một cốc nước đầy.

Đất trồng: nên trồng loại đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng và có độ thoát nước cao. Tốt nhất bạn nên trộn trấu hoặc xơ dừa để cây trao đổi chất và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Thỉnh thoảng có thể bón thêm phân chuồng cho cây để cây xanh tốt hơn, nếu muốn duy trì kích thước cây thì trồng chậu nhỏ ít đất, nếu muốn cây phát triển to hơn thì trồng chậu to.

Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp cây cảnh phong thủy, cây ăn trái trồng trong chậu, cây cảnh mini đã cung cấp kiến thức để thực hiện bài viết này!

Bạch mã có nghĩa là gì

Keyword: Ý nghĩa phong thủy và cách trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây bạch mã hoàng tử có tên gọi khác là cây bạch mã. Đây là cây trồng thuộc họ Araceae, tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum và có nguồn gốc từ châu Á. 

Trong môi trường tự nhiên, cây bạch mã hoàng tử có chiều cao tối đa gần 2m và tán có thể rộng 1m. Khi được trồng trong chậu như một cây cảnh, cây bạch mã hoàng tử chỉ cao từ 30cm đến 50cm. 

Bạch mã có nghĩa là gì
Lá cây bạch mã hoàng tử có sọc trắng rất đặc trưng. (Ảnh minh hoạ)

Về đặc điểm, cây bạch mã hoàng tử là loài cây thân thảo, dạng bụi. Thân cây thường có màu trắng, mọc thẳng. Lá hình bầu dục, kích thước lớn. Đầu lá nhọn với nhiều sọc gợn màu trắng. Cây hiếm khi ra hoa và hoa nở thành cụm màu trắng ngả vàng, được bao bọc bởi mo hoa trắng muốt. 

Cây bạch mã hoàng tử có thể sinh trưởng tốt khi trồng trên các loại đất khác nhau. Đây cũng là cây cảnh ưa bóng râm nên rất thích hợp khi trồng làm cảnh trong nhà hoặc trồng thuỷ sinh. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường dưới 13 độ C, cây cũng phát triển bình thường. 

Tác dụng của cây bạch mã hoàng tử

Không chỉ là một loài cây phong thuỷ, cây bạch mã hoàng tử còn được trồng để trang trí trong nhà hoặc văn phòng làm việc. Sự có mặt của chúng sẽ làm cho không gian thêm sinh động, tràn đầy sức sống. 

Ngoài ra, cây bạch mã hoàng tử còn được xem như là chiếc “máy lọc không khí” mini vô cùng hiệu quả. Cây giúp thanh lọc không khí, hút các chất độc trong môi trường, làm cho không khí trong sạch hơn. 

Bạch mã có nghĩa là gì
Ngoài ý nghĩa phong thuỷ, cây bạch mã hoàng tử còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. (Ảnh minh hoạ)

Ở những không gian thường xuyên sử dụng máy điều hoà, trồng cây bạch mã hoàng tử sẽ giúp cân bằng độ ẩm, tránh làm khô da. 

Bên cạnh đó, loài cây này còn giúp điều hoà lượng ánh sáng nhờ vào màu xanh tươi mát của lá cây. Sau giờ làm việc căng thẳng, nhìn ngắm cây bạch mã hoàng tử sẽ giúp cho gia chủ cảm thấy được thư thái, giải toả áp lực. 

Cây bạch mã hoàng tử có độc không? 

Có nhiều tác dụng trong việc thanh lọc không khí, tuy vậy cây bạch mã hoàng tử là loài cây có độc tính nhẹ. Độc trên cây nhiều nhất là ở quả. Nếu không may ăn phải nhựa và mủ của cây thì có thể bị trúng độc. Còn chỉ tiếp xúc với lá cây thì không có gì nguy hiểm. 

Bạch mã có nghĩa là gì
Có vẻ đẹp thanh lịch và sang trọng, tuy nhiên cây bạch mã hoàng tử có chứa độc tố nhẹ. (Ảnh minh hoạ)

Nếu gia đình có trẻ nhỏ và thú nuôi, tránh đặt cây bạch mã hoàng tử ở những vị trí thấp, trong tầm với của trẻ. 

Khi chăm sóc cây, gia chủ nên đeo găng tay hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ để tránh nhựa cây dính vào da gây ngứa rát, viêm da. 

Ý nghĩa của cây bạch mã hoàng tử trong phong thủy

Mang vẻ đẹp thanh lịch và sang trọng, cây bạch mã hoàng tử còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, vươn lên. Thân cây vươn thẳng mang ý nghĩa của sự tiến tới, thuận lợi trong trong việc cũng như cuộc sống. 

Với hai từ “bạch mã” trong tên gọi, cây được ví như một chú ngựa chiến dũng mãnh, thể hiện sự thăng tiến. 

Trong phong thuỷ, cây bạch mã hoàng tử có ý nghĩa như vật phát tài. Trồng cây này trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.

Cây bạch mã hoàng tử hợp tuổi nào? mệnh gì?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, cây bạch mã hoàng tử rất hợp với những người mệnh Kim. Bởi mệnh Kim có màu bản mệnh là trắng, xám hoặc bạc, rất tương đồng với đặc điểm của cây. 

Bên cạnh đó, theo Ngũ hành tương sinh thì Kim sinh Thuỷ. Do vậy, cây bạch mã hoàng tử cũng rất thích hợp với những người mệnh Thuỷ. 

Những ai có năm sinh sau đây, nếu trồng cây bạch mã hoàng tử sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc và sự thăng tiến: 

Những người mệnh Kim, có tuổi: Nhâm Thân (1992), Ất Mùi (1955), Giáp Tý (1984), Quý Dậu (1995), Nhâm Dần (1962), Ất Sửu (1985), Canh Thìn (2000), Quý Mão (1963), Tân Tỵ (2001), Canh Tuất (1970), Giáp Ngọ (1954) và Tân Hợi (1971). 

Những người mệnh Thuỷ, có tuổi: Bính Tý (1996), Quý Tỵ (1953), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997), Bính Ngọ (1966), Quý Hợi (1983), Giáp Thân (2004), Đinh Mùi (1967), Ất Dậu (2005), Giáp Dần (1974), Nhâm Thìn (1952) và Ất Mão (1975).

Nên đặt cây bạch mã hoàng tử ở đâu? 

Là loài cây ưa mát và có thể phát triển trong điều kiện bóng râm, nên có thể đặt cây bạch mã hoàng tử ỡ những nơi có ánh sáng gián tiếp, thậm chí trong không gian có máy điều hoà. Cần đáp ứng điều kiện sống cho cây như đất trồng có độ ẩm, thoát nước tốt.

Bạch mã có nghĩa là gì
Tuỳ vào kích thước mà có thể đặt cây bạch mã hoàng tử ở nơi phù hợp. (Ảnh minh hoạ)

Những cây bạch mã hoàng tử có kích thước cao nên đặt ở nền đất hoặc góc phòng. Có thể đặt cây ở trước hiên nhà hoặc sảnh văn phòng để trang trí. 

Với cây có kích thước nhỏ nên trang trí trên bàn làm việc, bàn trà ở phòng khách. Nếu đặt cây trong môi trường thiếu ánh sáng, phòng có máy điều hoà thì mỗi tuần nên mang cây ra phơi nắng sớm một lần để giúp cây sinh trưởng tốt hơn. 

Cách trồng và chăm sóc cây bạch mã hoàng tử 

Cây bạch mã hoàng tử rất dễ nhân giống, bạn có thể dùng phương pháp tách bụi. Ngoài ra, cây cũng có thể sống tốt khi trồng thuỷ sinh. 

Về đất trồng, nên chuẩn bị đất tơi xốp. Tốt nhất nên chuẩn bị hỗn hợp đất trộn với xơ dừa hoặc mùn trấu ủ mục để tăng dinh dưỡng cho cây. Chậu trồng cây cũng phải thoát nước tốt.

Bạch mã có nghĩa là gì
Có thể trồng cây bạch mã hoàng tử bằng phương pháp thuỷ sinh. (Ảnh minh hoạ)

Khi chăm sóc cây bạch mã hoàng tử, người trồng không nên tưới quá nhiều nước mà chỉ cần  duy trì độ ẩm cho đất. Nếu đặt cây trong môi trường như phòng khách hay phòng làm việc thì mỗi tuần chỉ cần tưới từ 2 – 3 lần. 

Là loài cây ưa mát, do đó không nên trồng cây bạch mã hoàng tử ở những nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Ở những nơi nhiệt độ quá cao, lá cây sẽ nhanh bị héo, rũ. 

Giá bán cây bạch mã hoàng tử trên thị trường

Theo khảo sát, hiện giá bán cây bạch mã hoàng tử trên thị trường rất đa dạng. Những cây có chiều cao thấp hơn 30cm trồng trong chậu nhựa có giá bán khá rẻ, dao động từ 50.000 đồng/cây đến 100.000 đồng/cây. 

Với những cây bạch mã hoàng tử được trồng trong chậu sứ thì có giá bán từ 300.000 đồng/chậu đến 500.000 đồng/chậu. 

Có giá bán cao hơn là những cây bạch mã hoàng tử được trồng trong chậu xi-măng hoặc chậu đá mài, giá bán dao động từ 700.000 đồng/chậu đến 2 triệu đồng/chậu. 

Quang Đăng (tổng hợp)