Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào

07:35 - 09/05/2020 Lượt xem: 1121

Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm. Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ. 1. Bạch […]

Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm. Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.

1. Bạch cầu là gì?

Máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Số lượng bạch cầu (còn được gọi là tế bào miễn dịch) chỉ chiếm 1% máu nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại bệnh tật.

Tủy xương tạo nên các tế bào gốc máu và các tế bào gốc máu này tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Bạch cầu được lưu trữ trong máu và các mô bạch huyết. Do thời gian sống của bạch cầu chỉ từ 1 – 3 ngày, tuỷ xương liên tiếp tạo ra các tế bào gốc máu để biến thành bạch cầu.

Có loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào nghĩa là ăn các vật thể lạ, loại bạch cầu khác lại có nhiệm vụ nhớ để lần sau có vật lạ xâm nhập thì sẽ bị phát hiện nhanh chóng, để loại bạch cầu khác tiêu diệt. Cũng có loại bạch cầu tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh.

2. Các loại bạch cầu

5 – 12% các tế bào bạch cầu là bạch cầu đơn nhân. Chúng có thời gian sống dài hơn các loại bạch cầu khác và có vai trò ‘dọn dẹp’ các tế bào đã chết và chống lại vi khuẩn.

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Các loại bạch cầu trong cơ thể

Tế bào lympho cũng rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Tế bào lympho T có vai trò trực tiếp tiêu diệt một số vật lạ trong cơ thể người. Tế bào lympho B đóng vai trò trong quá trình miễn dịch dịch thể bằng cách sản xuất ra các kháng thể có khả năng “ghi nhớ” các vật gây nên nhiễm trùng và nhận diện lần tiếp theo việc nhiễm trùng này xảy ra.

Khoảng 50% của các tế bào bạch cầu là bạch cầu trung tính. Bạch cầu trung tính thường là các tế bào đầu tiên phản ứng khi có vật lạ xâm nhập vào cơ thể người như vi khuẩn hoặc vi-rút. Chúng cũng có vai trò gửi tín hiệu cảnh báo đến các tế bào khác trong hệ miễn dịch để kịp thời xử lý các vật lạ. Thời gian sống của bạch cầu trung tính chỉ kéo dài khoảng 8 tiếng, tuy nhiên cơ thể người tạo ra 100 tỷ tế bào bạch cầu trung tính mỗi ngày.

Bạch cầu ái toan có vai trò chống lại các viêm nhiễm được gây ra do các loại ký sinh trùng (như giun sán). Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của bạch cầu ái toan là chống lại các vật lạ có thể gây nên các phản ứng dị ứng. Bạch cầu ái toan chỉ chiếm 5% các loại bạch cầu và có nồng độ cao trong đường tiêu hoá.

Vai trò quan trọng nhất của bạch cầu ái kiềm là trong bệnh hen suyễn. Chúng tiết ra các hoá chất như histamin để hỗ trợ cơ thể có phản ứng phù hợp với các vật lạ.

3. Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu

Xét nghiệm bạch cầu cần đưa ra các thông tin sau để đánh giá:

Đây là chỉ số xét nghiệm máu cần thiết, cũng được đưa ra đầu tiên khi đọc kết quả tổng phân tích tế bào máu. Số lượng bạch cầu WBC là số bạch cầu có trong 1 đơn vị thể tích máu.

Giá trị trung bình của WBC là 3.5-10.5 x `10^9 tế bào /L.

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Xét nghiệm bạch cầu nằm trong xét nghiệm phân tích máu

– Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay ít hơn mức trung bình này thì là dấu hiệu bất thường, có thể do bệnh lí về máu hoặc yếu tố tạm thời ảnh hưởng.

– Số lượng bạch cầu thường tăng khi cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh lý bạch cầu, hội chứng tăng sinh tủy mạn ác tính. Ngược lại, số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể nhiễm virus, bệnh bạch cầu cấp, suy tủy xương,…

Số lượng bạch cầu WBC là chỉ số quan trọng trong xét nghiệm bạch cầu, tuy nhiên để đánh giá chính xác bệnh lý thì cần dựa vào nhiều chỉ số xét nghiệm liên quan khác như: LYM, MONO, NEUT, EOS, BASO,…

– Chỉ số NEUT (Bạch cầu trung tính Neutrophil)

    • Chỉ số này tăng cao nếu người bệnh bị nhiễm trùng, các tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng hay tăng sinh tủy ác tính mạn tính, dùng corticoid, stress,…
    • Chỉ số này giảm khi bị nhiễm virus, thuốc ức chế miễn dịch, suy tủy hoặc hoặc hóa chất,…

– Chỉ số LYM (Bạch cầu Lympho – Lymphocyte)

    • Bình thường, giá trị LYM từ 19 – 48% (0.6-3.4 G/L).
    • Chỉ số LYM tăng trong trường hợp bệnh CLL, lao, bệnh Hogdkin, do nhiễm 1 số virus khác, nhiễm khuẩn mạn,…
    • Chỉ số giảm khi nhiễm HIV/AIDS, giảm miễn nhiễm; các ung thư, ức chế tủy xương do hóa chất trị liệu,…

– Chỉ số LUC (Large Unstained Cells)

    • LUC có thể là các tế bào Lympho lớn hoặc các monocyte, các phản ứng hoặc các bạch cầu non. Giá trị LUC ở mức bình thường là 0 – 0,4% (0-0,4 g/l).
    • LUC tăng trong trường hợp: phản ứng sau phẫu thuật, bệnh bạch cầu; suy thận mạn tính, sốt rét, nhiễm một số loại virus,… Không phải nhiễm loại virus nào cũng gây tăng số lượng LUC.
Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Một số virus gây tăng chỉ số LUC trong máu

– Chỉ số MONO (bạch cầu Mono – Monocyte)

    • Bình thường, giá trị MONO từ 4 – 8% ( 0-0.9 G/L).
    • Chỉ số MONO tăng trong chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus, rối loạn sinh tủy, bệnh bạch cầu dòng mono,…
    • Chỉ số MONO giảm trong trường hợp thiếu máu do ung thư các loại, suy tủy, sử dụng glucocorticoid,…

– Chỉ số EOS (Bạch cầu đa múi ưa acid – Eosinophil)

    • Bình thường, giá trị EOS từ khoảng 0 – 7% (0 – 0.7 G/L).
    • Chỉ số EOS tăng trong bệnh dị ứng, nhiễm kí sinh trùng.

– Chỉ số BASO (bạch cầu đa múi ưa kiềm – Basophil)

    • Bình thường, giá trị BASO 0 – 2.5% (0 – 0.2G/L).
    • Giá trị này tăng trong Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt,…

Để xét nghiệm chỉ số bạch cầu, bạn có thể đặt lịch khám qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể con người trước những tác nhân gây bệnh tiềm tàng trong môi trường sống. Và bạch cầu là một yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch đó. Trong cơ thể có nhiều loại bạch cầu khác nhau và mỗi loại đảm nhận một chức năng đặc hiệu. Vậy bạch cầu là gì? Đặc điểm và chức năng của bạch cầu như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Bạch cầu là gì?

Đúng như tên gọi của nó, bạch cầu là những tế bào hình cầu, có nhân. Chúng được tạo thành trong tủy xương từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng. Sau đó bạch cầu trưởng thành sẽ được lưu hành trong máu chúng ta cùng với hồng cầu, tiểu cầu.

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Minh họa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu

Khi các thành phần của máu được phân tách, bạch cầu và tiểu cầu tạo nên một lớp dịch nhày, mỏng, có màu trằng, nằm giữa huyết tương và hồng cầu.

Xem thêm: Tiểu cầu: Cấu trúc và chức năng

2. Có bao nhiêu loại bạch cầu?

Có nhiều loại bạch cầu khác nhau.Mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau nhưng đều thống nhất trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể. Sự phân loại bạch cầu dựa vào hình dáng của nhân và sự có mặt của các hạt bào tương trong tế bào bạch cầu. Các hạt này chủ yếu là các tiêu thể (lysosome).

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Phân loại các dòng bạch cầu

Như vậy bạch cầu được phân thành ba loại chính là bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu lympho.

2.1. Bạch cầu hạt

Đây là những bạch cầu có các hạt nhỏ trong bào tương khi được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi quang học. Hơn nữa, bạch cầu hạt còn được phân thành ba loại nữa, đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của từng loại. Đó là:

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào

  • Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil): Thực ra chúng chỉ có một nhân mà thôi, bao gồm nhiều đoạn nối với nhau bởi một dây nối mảnh hoặc một eo nhỏ
  • Bạch cầu ái kiềm (basophil): Nhân thường chia hai đoạn, bào tương có vài hạt lớn bắt màu xanh tím trên tiêu bản nhuộm Giemsa.
  • Bạch cầu ái toan (eosinophil): các hạt màu da cam trong bào tương và nhân thường chia hai múi.

2.2. Bạch cầu lympho

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch và rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại bạch cầu lympho, đó là:

  • Tế bào lympho B.
  • Tế bào lympho T.
  • Các tế bào giết tự nhiên.

2.3. Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Bạch cầu có vai trò bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân xâm nhập

Là những bạch cầu không có hạt trong bào tương, thường có mặt khi cơ thể chống lại nhiễm trùng mãn tính.

3. Số lượng bạch cầu bình thường là bao nhiêu?

Khi bạn được bác sĩ cho chỉ định làm công thức máu, bạn thường thấy chỉ số WBC. WBC là viết tắt của từ “White Blood Cell”, tức là nói đến số lượng bạch cầu trong máu. Bình thường, số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi là 4000 – 11000 tế bào/mm3. Trong đó, trẻ em và phụ nữ mang thai thường có số lượng bạch cầu cao hơn.

Đây là một chỉ số rất quan trọng. Dựa vào sự tăng hay giảm của số lượng bạch cầu, bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị hay tiên lượng tình trạng sức khỏe của bạn.

Những thay đổi sinh lý của số lượng bạch cầu

Bạch cầu có thể tăng trong một số trường hợp như:

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào

  • Sau khi ăn;
  • Sau khi lao động, luyện tập;
  • Trong thời kì kinh nguyệt;
  • Trong những tháng cuối của thai kì;
  • Ở trẻ sơ sinh, số lượng bạch cầu rất cao, khoảng 20000 tế bào/mm3. Sau 2 tuần, số lượng bạch cầu giảm dần và xấp xỉ số lượng bạch cầu người trưởng thành khi trẻ ở lứa tuổi từ 5 – 10 tuổi.

Thay đổi bệnh lí của số lượng bạch cầu

Khi số lượng bạch cầu tăng trên 11000 tế bào/mm3 gọi là tăng bạch cầu. Ngược lại, khi số lượng bạch cầu giảm dưới 4000 tế bào/mm3 gọi là giảm bạch cầu.

Bạch cầu thường tăng trong các tình trạng sau:

  • Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc nhiễm virus;
  • Đặc biệt tăng cao trong bệnh bạch huyết cấp hoặc mạn tính;
  • Các bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn hormone;
  • Dị ứng;
  • Bệnh ác tính.

Số lượng bạch cầu thường giảm trong trường hợp bị nhiễm độc, nhiễm xạ, trong bệnh suy tủy.

Xem thêm: Dị ứng thời tiết: Nhận diện, điều trị và cách phòng ngừa

4. Công thức bạch cầu bình thường

Công thức bạch cầu là tỉ lệ phần trăm trung bình giữa các loại bạch cầu trong máu. Vì vậy, dựa vào công thức bạch cầu giúp bác sĩ tìm hướng xác định nguyên nhân gây bệnh. Không có sự khác biệt công thức bạch cầu giữa nam và nữ. Ở người Việt Nam trưởng thành bình thường có công thức bạch cầu như sau:

Đặc điểm Bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil) Bạch cầu ưa acid (eosinophil) Bạch cầu ưa kiềm (basophil) Bạch cầu đơn nhân (monocyte) Bạch cầu lympho (lymphocyte)
Số lượng 60 – 66% 2 – 11% 0.5 – 1% 2 – 2.5% 20 – 25%
Tăng khi Nhiễm trùng cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phổi Các trường hợp dị ứng, bệnh ký sinh trùng, các bệnh ngoài da, trong các phản ứng miễn dịch và tự miễn Bệnh bạch cầu tủy Các trường hợp nhiễm khuẩn mạn tính như lao… Ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, ho gà, sởi, lao…
Giảm khi Nhiễm độc kim loại nặng như chì, asen, suy tủy, nhiễm siêu vi (quai bị, cúm, sởi…) Trường hợp bị kích động, chấn thương tâm lí, dùng thuốc ACTH, cortisol… Trường hợp dị ứng cấp, dùng ACTH Thương hàn nặng, sốt phát ban…

Ngoài sự thay đổi về số lượng bạch cầu, người ta còn nhận thấy có sự thay đổi về hình thái bạch cầu. Xuất hiện các tế bào bất thường như: bất thường vị trí, hình dạng (trong nhiễm khuẩn có bạch cầu đơn nhân hình dạng khác thường).

5. Đặc tính của bạch cầu

Để đảm nhận vai trò bảo vệ cơ thể, bạch cầu có những đặc tính sau đây:

Tính xuyên mạch

Thật vậy, bạch cầu có khả năng thay đổi hình dạng. Vì vậy nó có thể chui xuyên qua những khe hở giữa các tế bào nội mô của mao mạch. Từ đó chúng đi vào các tổ chức quanh mao mạch mặc dù những lỗ nhỏ đó có kích thước nhỏ hơn bạch cầu nhiều lần. Bạch cầu xuyên mạch để đến những nơi hấp dẫn chúng, chủ yếu là các ổ viêm trong cơ thể.

Tính chuyển động bằng chân giả.

Mỗi khi có một kích thích nào đó trong cơ thể, bạch cầ di chuyển bằng cách thò các chân giả (các tua bào tương) đến tại nơi bị kích thích. Bạch cầu có thể chuyển động với vận tốc trên 40 µm/phút.Tức mỗi phút di chuyển đoạn đường gấp 3 lần chiều dài của bạch cầu.

Tính hóa ứng động

Khi một mô trong cơ thể bị tổn thương, chúng tiết ra những chất hóa học. Những chất này có khả năng làm bạch cầu di chuyển tới gần hay tránh xa khỏi chất đó. Hiện tượng này gọi là hóa hướng động.

Một số độc tố của vi khuẩn cũng có thể gây hóa ứng động. Những sản phẩm hủy hoại trong mô viêm, các sản phẩm bổ thể có thể làm bạch cầu đa nhân trung tính di chuyển tới chỗ viêm.

Tính thực bào

Ở những nơi viêm, bạch cầu thò chân giả để bắt giữ các vi khuẩn hay mảnh tế bào chết. Khi đó, các vật lạ đó lọt vào bào tương của bạch cầu trong một cái túi thực bào. Sau đó, các men cua bạch cầu sẽ tiêu hóa chúng.

Sự thực bào là chức năng quan trọng nhất của bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào. Đại thực bào có nguồn gốc từ các bạch cầu đơn nhân, có khả năng thực bào mạnh hơn bạch cầu trung tính.

6. Chức năng của bạch cầu

6.1. Bạch cầu đa nhân trung tính

Vai trò chính là tạo ra hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nhờ có khả năng vận động và thực bào mạnh.

Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Minh họa bạch cầu đa nhân trung tính quan sát trên kính hiển vi quang học

Trong vòng một vài giờ sau khi mô bị tổn thương, các bạch cầu đa nhân trung tính sẽ di chuyển về vùng bị tổn thương. Sau khi ăn vi khuẩn và các mô hủy hoại, bạch cầu đa nhân trung tính bị nhiễm độc và chết dần dần, tạo thành mủ ở nơi vi khuẩn xâm nhập.

6.2. Bạch cầu ưa acid

Khử độc các protein lạ trước khi chúng gây hại cho cơ thể. Vì vậy chúng thường tăng cao trong các phản ứng dị ứng.

Thực bào. Bạch cầu ưa acid có khả năng thực bào nhưng yếu hơn so với bạch cầu đa nhân trung tính. Thông thường, nó thường bị hấp dẫn đến những nơi xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Sau đó thực bào và tiêu hóa các phức hợp kháng nguyên – kháng thể khi quá trình miễn dịch đã hoàn thành.

Làm tan cục máu đông.

Tăng cao khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, như giun đũa, giun móc, bệnh sán heo…

6.3. Bạch cầu ưa kiềm

Là loại ít gặp nhất trong các loại bạch cầu, nó không có khả năng di chuyển và thực bào, nhưng có chức năng sau:

  • Có vai trò trong phản ứng dị ứng. Vì globulin miễn dịch gây ra phản ứng miễn dịch là IgE có khuynh hướng gắn trên màng bạch cầu ưa kiềm.
  • Phòng ngừa quá trình đông máu, do nó giải phóng heparin vào máu.
Bạch cầu cơ thể tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào
Bạch cầu ưa kiềm liên quan đến các phản ứng dị ứng

6.4. Bạch cầu đơn nhân

Đại thực bào

Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau trong cơ thể. Tất cả các loại đại thực bào có chung một chức năng là bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào. Mỗi đại thực bào có thể ăn tới 100 vi khuẩn, hồng cầu già, các bạch cầu đã chết, kí sinh trùng sốt rét, các mô hoại tử…

Các đại thực bào có nhiều lysosome chứa các men thủy phân protein, tiêu diệt vi khuẩn và các vật lạ.

Chúng cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khởi động quá trình miễn dịch, kích thích dòng lympho. Kích thích bạch cầu lympho T, bạch cầu lympho B để lympho B tạo ra kháng thể.

6.5. Bạch cầu lympho

Đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể. Dòng tế bào lympho B có chức năng miễn dịch thể dịch, qua trung gian kháng thể. Trong khi đó, dòng tế bào lympho T có chức năng miễn dịch tế bào, qua trung gian tế bào.

Lympho B

Có khả năng biệt hóa thành tương bào, để sản xuất các kháng thể cho cơ thể. Có 5 loại kháng thể là IgM, IgG. IgA, IgD, IgE.

Một số lympho B biệt hóa thành các tế bào “nhớ”. Chúng thường trú ngụ trong hệ bạch huyết, cho đến khi được hoạt hóa lại do một lượng kháng nguyên mới cùng loại với kháng nguyên cũ.

Lympho T

Các tế bào lympho T sau khi tiếp xúc với kháng nguyên tương ứng sẽ chuyển thành lympho bào cảm ứng. Những lympho bào cảm ứng phá hủy các tác nhân xâm lấn cơ thể.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về cấu tạo cũng như chức năng của các dòng tế bào bạch cầu. Rõ ràng, để cơ thể tồn tại và phát triển bình thường trong môi trường thì không thể thiếu vai trò bảo vệ của bạch cầu. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích từ bài viết. Cảm ơn bạn luôn đồng hành cùng YouMed nhé!