Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều thèm người là gì

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOQUẬN TÂN BÌNHĐỀ CHÍNH THỨCĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9NĂM HỌC 2014 - 2015Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)Phần 1: (3 điểm)Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.[…]Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa,cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩnhư vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huốngchi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháugian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hởbác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháuthế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháuchạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra làcái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng.Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế làmột hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm”người là gì?”1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vật xưng“cháu” là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? (1 điểm)2/ Tìm một từ tượng thanh, một thuật ngữ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)3/ Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp: (0,5 điểm)Cháu nói:“Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”4/ Em hiểu như thế nào về cái “thèm người” mà nhân vật nói đến trong câu“Cònngười thì ai mà chả “thèm” hở bác?” Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một vài câu văn.(1 điểm)Phần 2: (7điểm)1/ Viết một văn bản ngắn (khoảng 01trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về điều mà emrút ra từ những ngẫm nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên. (3 điểm)2/ Chọn một trong hai đề sau: (4 điểm)Đề 1: Kể lại một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn.Đề 2: Đóng vai nhân vật một trong các tác phẩm: Ánh trăng (Nguyễn Duy), Bếp lửa(Bằng Việt), Chiếc lược ngà - (Nguyễn Quang Sáng) để kể chuyện.…..Hết…..PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNHHƯỚNG DẪN CHẤMKIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9NĂM HỌC 2014– 2015Phần 1: (3 điểm)1/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết tác giả? Nhân vậtxưng “cháu” là ai? Nhân vật ấy đang nói với ai? (1 điểm)- Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.(0,25 điểm cho mỗi ý)- Nhân vật xưng “cháu” là Anh thanh niên. (0,25 điểm)- Anh thanh niên đang nói với bác họa sĩ. (0,25 điểm)2/ Tìm một từ tượng thanh, một thuật ngữ có trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)- Tìm đúng 1 từ tượng thanh: toe toe – Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe. (0,25điểm)- Tìm đúng 1 thuật ngữ: ốp - Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thànhlệ. (0,25 điểm)3/ Hãy chuyển lời sau thành lời dẫn gián tiếp:Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”- Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói rằng bác ấy cũng rất thèm người. (0,5điểm)4/ Em hiểu như thế nào về cái ‘thèm người” mà nhân vật nói đến trong câu “Cònngười thì ai mà chả “thèm” hở bác?” Hãy nêu suy nghĩ của em bằng một vài câu văn. (1điểm).+ Đúng nội dung: Mong ước có người để sẻ chia, tâm sự, học hỏi... (0, 5 điểm)+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc: (0,25 điểm)+ Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. (0,25 điểm)- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.- Không trả lời hoặc trả lời không đúng (0 điểm).Phần 2: (7 điểm)Câu 1: (3 điểm)-Văn bản thể hiện tốt nội dung, tính liên kết mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục (2 điểm).- Nội dung: học sinh nêu được suy nghĩ về điều rút ra từ những ngẫm nghĩ của nhânvật: (học sinh có thể chọn một trong những ý sau: tinh thần trách nhiệm, tình yêu đối vớicông việc, hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến… )- Hình thức:+ Thể hiện tốt phương thức nghị luận (0,25 điểm).+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từngữ. (0,25 điểm).+ Viết đúng một văn bản. (0,25 điểm)+ Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.- Không làm bài hoặc lạc đề. (0 điểm)Câu 2: (4 điểm)Đề 1:* Về nội dung: (3 điểm)- Kể được câu chuyện đúng nội dung, đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt truyện vànhân vật.- Chọn lựa và sắp xếp các chi tiết theo một trình tự kể hợp lí.- Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại... phù hợp.* Về hình thức: (1 điểm)- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hìnhảnh, biểu cảm. (0,5 điểm)- Ngôi kể phù hợp. (0,25 điểm)- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)Đề 2:* Về nội dung: (3 điểm)- Đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật.- Biết đóng vai nhân vật để kể chuyện.- Biết sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại...phù hợp.* Về hình thức: (1 điểm)- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hìnhảnh, biểu cảm (0,5 điểm).- Ngôi kể phù hợp. (0,25 điểm)- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. (0,25 điểm)- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.- Không làm bài hoặc làm lạc đề (0 điểm).…..*** …..

I

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ vào nội dung đoạn trích trên của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Cách giải:

- Lời tâm sự trên của anh thanh niên nói với ông họa sĩ.

- Hoàn cảnh: khi ông họa sĩ thắc mắc tại sao anh lại được xem là người cô độc nhất thế gian.

- Vẻ đẹp tâm hồn: có những suy nghĩ đẹp về công việc của mình.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ kiến thức Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

Cách giải:

- Đối thoại.

- Anh đang trả lời câu hỏi của ông họa sĩ về công việc của mình, đoạn hội thoại có các nhân vật nói chuyện với nhau. Nên đây được gọi là đối thoại.

Câu 3:

Phương pháp: căn cứ kiến thức đọc hiểu của văn bản

Cách giải:

- Nhan đề: gợi lên những con người ở Sa Pa đang ngày ngày lặng lẽ cống hiến sức trẻ, trí tuệ cho đất nước.

- Các nhân vật không có tên riêng vì: tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật mà chỉ gọi chung chung vì muốn khẳng định trên đất nước Việt Nam có rất nhiều người như thế chứ không phải một người cụ thể. Họ đang âm thầm lặng lẽ cố hiến trên rất nhiều nơi của mảnh đất Việt Nam tươi đẹp này.

Câu 4:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận văn học theo phép lập luận diễn dịch và sử dụng cách dẫn trực tiếp.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

- Tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Nội dung đoạn trích: nói về niềm vui của anh thanh niên trong công việc.

2. Phân tích

- Giới thiệu hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.

- Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm về công việc:

+ Anh thanh niên hiểu rằng công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người.

+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao,không có ai giám sát, thúc giục anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp” đúng giờ, phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại.

+ Anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp thời phát hiện đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng.

+ Anh yêu công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.

+ Với anh, công việc là niềm vui, là lẽ sống: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” => anh đã thực sự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.

- Khẳng định lại vẻ đẹp của anh thanh niên.

Câu 5:

Phương pháp: đọc – hiểu.

Cách giải:

- Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

- Tư tưởng chủ đề: ca ngợi người lao động đang ngày ngày hăng say cống hiến sức lực, trí tuệ cho đời.

Câu 6:

Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận xã hội ngắn từ 5 – 7 câu.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

- Khái niệm công việc.

-Ý nghĩa công việc:

+ Đem lại nguồn sống cho con người.

+ Làm công việc mình yêu thích đem lại hạnh phúc cho bản thân chúng ta.

=> Công việc đem lại những giá trị vật chất và tinh thần cho chúng ta. Từ đó chúng ta có thể dành những điều tốt đẹp đó cho những người xung quanh và cho xã hội. Cuộc sống trở nên đẹp hơn nhờ vào ý nghĩa của công việc.