Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Người đẹp 21 tuổi bật mí bộ trang phục lấy ý tưởng từ hình ảnh cây rau má, một loại cây nổi tiếng ở Thanh Hoá - quê hương của Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Hoa hậu Đỗ Thị Hà trong trang phục áo dài 'rau má'. Ảnh: FBNV

“Dân Thanh Hoá, ăn rau má phá đường tàu.

Chắc hẳn rất nhiều người đã từng nghe qua câu nói này nhưng mấy ai biết được ý nghĩa thật sự đằng sau là gì. Hôm nay, tại cuộc thi Miss World 2021,Hà sẽ mang hình ảnh rau má đặc trưng của vùng đất xứ Thanh đến gần hơn với các bạn khán giả Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế.

Đây cũng là ý tưởng mà anh đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã gợi ý cho Hà trong việc chuẩn bị trang phục trước đó để Hà có cơ hội được giải nghĩa về câu nói mà bao lâu nay mọi người vẫn lầm tưởng”- Đỗ Hà chia sẻ trên trang cá nhân tối qua (10-12).

Qua bộ trang phục, Hoa hậu Đỗ Thị Hà muốn chia sẻ nguồn gốc của câu nói “ăn rau má phá đường tàu” chính là sự hy sinh thầm lặng của những người con Thanh Hoá trong công cuộc bảo vệ đất nước giữa thời chiến.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Nhiều người dân Thanh Hoá đã chia sẻ hình ảnh Đỗ Hà như một niềm tự hào về quê hương. Ảnh: FBNV

Không ít bạn đọc đã bình luận chia sẻ về nguồn gốc câu nói này. Cụ thể, vào thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm, kẻ thù dùng đường sắt Bắc Nam để vận chuyển vũ khí, tài nguyên, khoáng sản... Người Thanh Hoá lúc này mới nghĩ ra kế sách là phá đường ray để quân xâm lược không còn đường vận chuyển. Khi bị bắt, người Thanh Hoá đã khai là do dân nghèo khổ quá nên phải ăn rau má mà rau má thì mọc dại chủ yếu ven đường ray.

Câu nói “Dân Thanh Hoá ăn rau má phá đường tàu” có lẽ cũng từ đó mà ra. Nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc, sự thật đằng sau câu nói “cười ra nước mắt này”.

Facebook Huyền Thế bình luận rằng: “Thanh Hóa nổi tiếng với rau má nên dù vào Nam hay ra Bắc thì Mình vẫn được nghe câu bông đùa của người dân thập phương đó là: "Người dân Thanh Hóa, ăn rau má phá đường tàu".

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Đỗ Hà cùng các người đẹp tại Hoa hậu Thế giới 2021. Ảnh: FBNV

Hiểu nôm na ý nghĩa là người dân ở đây có ý chí kiên cường, chịu khó và anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Chúc mừng em đã quảng bá được nét đẹp bình dị, chân phương, mộc mạc và đầy tự hào nơi chôn rau cắt rốn của mình! Tuyệt vời lắm”…

Miss World (Hoa hậu Thế giới) với lịch sử 70 năm tổ chức luôn được xem là đấu trường sắc đẹp uy tín nhất nhì thế giới. Hoa hậu Thế giới 2021 thu hút hơn 100 đại diện từ các quốc gia đến tham dự. Đỗ Hà là một trong những thí sinh nhỏ tuổi của cuộc thi.

Hoa hậu Đỗ Hà - đại diện Việt Nam gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ sắc đẹp trong nước và quốc tế bởi những câu trả lời thông minh và sự hoạt ngôn.

Qua giao tiếp và những bộ trang phục lựa chọn khi đến với Hoa hậu Thế giới 2021, Đỗ Hà giới thiệu thiên nhiên, văn hóa đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Hoa hậu Đỗ Hà chọn trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh Trống đồng Đông Sơn. Ảnh: FBNV

Trước đó, người đẹp lựa chọn bộ váy in họa tiết cây tre- hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Trong Thử thách đối đầu, Hoa hậu Việt Nam Đỗ Hà chọn trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh Trống đồng Đông Sơn. Và trong phần thi phỏng vấn kín mới đây, Đỗ Thị Hà đã mặc áo dài mang hoạ tiết “rau má” kể sự thật về người Thanh Hoá.

Hoa hậu Việt Nam nỗ lực trong từng vòng thi. Đến thời điểm này, những thành tích mà Hoa hậu Đỗ Hà đã đạt được tại Miss World 2021 gồm: Tốp 16 Thử thách đối đầu, Tốp 27 Tài năng, Tốp 13 Siêu mẫu. Đỗ Hà – Hoa hậu Việt Nam cũng là thí sinh châu Á duy nhất vào Tốp 13 phần thi "Top Model" (Siêu mẫu).

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024
Hoa hậu Đỗ Hà đang ở đâu trên đấu trường Miss World 2021 ?

(PLO)- Đỗ Thị Hà thất bại trong vòng hai ‘Thử thách đối đầu’. Trước đó, cô là người đẹp châu Á duy nhất có mặt trong Tốp 13 phần thi ‘Siêu mẫu’ tại Hoa hậu Thế giới 2021.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024
Hoa hậu Đỗ Hà ghi điểm ở Hoa hậu Thế giới 2021

(PLO)- Hoa hậu Đỗ Hà gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ sắc đẹp trong nước và quốc tế bởi những câu trả lời thông minh và sự hoạt ngôn.

Bạn quê ở đâu? Tớ quê ở Thanh Hóa. Chắc các bạn không lạ lẫm gì với hình biểu cảm mặt chữ O, mỗm chữ B của mọi người khi nghe tới 2 từ Thanh Hóa.

Gặp người tử tế thì họ tế nhị nói chuyện xã giao rồi biện cớ tránh đi mắt. Nếu không may người Thanh Hóa gặp phải ngưởi thô thiển sẽ bị kỳ thị: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” với ý nghĩa mỉa mai: Người Thanh Hóa có tính ăn người, keo kiệt lại bẩn tính. Nếu bạn sinh sống trên mảnh đất Hà Nội, bạn sẽ nhận ra ngay người Thanh Hóa thường bị phân biệt đối xử hơn. Thậm chí nhiều bạn sinh viên không thể tìm được nhà trọ vì là người Thanh Hóa hay có những công ty còn “ngang nhiên” từ chối tuyển dụng do đối tượng quê Thanh Hóa.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Dù muốn hay không, người Thanh Hóa mặc định được gắn mác là dân rau má. Nhiều vùng miền, tỉnh thành được gắn với một biệt danh nào đó chứ chả riêng vùng đất chúng tôi.

Vấn đề chả có gì nghiêm trọng nếu người ta gọi biệt danh đó với sự vô tư, thoải mái. Có nhiều người gọi với một ý nghĩa sâu xa đến khó chịu. Ừ thì cứ cho là: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”, hay ” Ước mơ lớn nhất của người Thanh Hóa là lá rau má to bằng cái lá sen” đi.

Vậy khi nói những câu nói trên, chưa chắc người ta đã hiểu rõ nguồn gốc, gốc tích của câu nói này. Nhiều người Thanh Hóa cảm thấy tự ti khi giới thiệu về quê hương mình.

Bản thân nhiều người không thoải mái lắm khi nghe người khác gọi mình như vậy. Tuy nhiên cũng không ít người cảm thấy hài hước khi bị gọi là “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu”.

Xem Video: Vlog nói về Dân Thanh Hóa

//

Nào giờ chúng ta tìm hiểu về câu nói đó nhé.

Câu chuyện thứ nhất, nổi tiếng nhất đó là ngày xưa khi Pháp đã hoàn toàn chiếm được nước ta chúng bắt đầu đi vào khai thác, vơ vét sản vật của nước ta. Để dễ dàng hơn cho việc vận chuyển, chúng cho làm đường sắt. Khi làm đường tàu đến huyện Hoằng Hóa thì người dân nơi đây với sự căm thù giặc sâu sắc, tinh thần đấu tranh với kẻ thù mọi lúc khi có điều kiện đã tổ chức phá hủy đường sắt của giặc.

Công việc của thực dân cướp nước cực kỳ khó khăn, làm mãi không xong. Giặc cứ làm còn ta cứ phá. Quan Pháp tức tối triệu quan huyện Hoằng Hóa mà hỏi rằng: Tại sao đường sắt làm đến khu vực này thì làm hoài không xong, sao không ngăn dân chúng phá đường tàu.

Quan huyện vốn cũng là một người yêu nước, mới nói rằng: “thưa quan, chúng tôi cũng tìm cách ngăn dân lại đó chứ ạ. Nhưng dân chúng tôi khổ quá không có gì ăn nên phải ăn rau má, mà Cây rau má trên đường tàu vừa nhiều, non và ngon nhất. Dân tôi không cố ý đâu ạ.“. Từ đó câu nói “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” luôn được gắn liền với dân Thanh Hóa.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Câu chuyện thứ hai là: ” Thời kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là một trong những hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến. Thanh Hóa huy động hàng vạn dân công, bộ đội phục vụ vận tải chiến đấu. Gian khổ phải ăn Cây rau má cầm hơi, phá đường tàu Pháp lấy sắt rèn đao kiếm súng ống. Nói đến đây bạn đã hiểu gì chưa nhỉ. Vâng chúng tôi đúng là có ăn rau má, nhưng là để tiết kiệm gạo cơm góp cho chiến trường. Chúng tôi có phá đường tàu, nhưng là đường tàu địch và chúng tôi phá đề rèn dao kiếm, súng ống cho chiến trường đó.

Ăn rau má phá đường tàu là gì năm 2024

Lá rau má được coi như Sâm của Việt Nam

Hai câu chuyện trên rõ ràng câu nói: “Dân Thanh Hóa ăn rau má phá đường tàu” là có ý khen ngợi, cảm phục sự chịu khó, anh hùng của người Thanh Hóa trong chiến đấu chống ngoại xâm đó chứ. Ấy vậy mà ngày nay, ý nghĩa của câu nói đó lại bị một số người cố tình làm sai lệch đi. Tuy nhiên, một phần khiến cho người dân xứ Thanh bị kỳ thị bởi xuất hiện vài “con sâu làm giàu nồi canh”. Ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu vì thế mọi người hãy thay đổi cái nhìn, đừng đánh đồng tất cả mà tội nghiệp người lương thiện.