Ăn cơm rượu có tốt không

Ăn rượu nếp thường xuyên sẽ giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh tật đến không ngờ. Tuy nhiên điều này không phải ai cũng biết.


Cơm rượu nếp làm món ăn phổ biến trong ngày Tết đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm). Nhờ mùi vị hấp dẫn và thành phần dinh dưỡng phong phú, cơm rượu nếp được xem như một trong những món ăn bổ dưỡng nhất trong dân gian Việt Nam.


Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng của món ăn này. Dưới đây là một vài quan niệm sai lầm phổ biến khiến nhiều người bỏ lỡ:




Ăn cơm rượu sẽ… say như uống rượu?


Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơm rượu rất khó gây nên cảm giác say xỉn như các loại rượu thông thường.


Ăn cơm rượu sẽ bị tăng cân?


Nhiều người lo lắng rằng ăn cơm rượu nếp cũng như ăn cơm, có tác dụng tăng cân. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cơm rượu cũng còn tác dụng khác là giảm cân. Lý do là vì cơm rượu nếp có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol dư thừa, hỗ trợ cơ thể trong việc giảm cân.


Tuy nhiên, nếu muốn giảm cân bằng cơm rượu, bạn chỉ nên sử dụng món ăn này một lượng vừa phải và không cho thêm đường để ăn kèm.


Ăn cơm rượu hại gan?


Khoảng 90% lượng rượu mà một người uống vào sẽ được chuyển hóa ở gan để trở thành những chất không có hại cho cơ thể. Vậy nên khi uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, dẫn tới một số bệnh lý như xơ gan, gan nhiễm mỡ… Tuy nhiên, cơm rượu lại không mang lại hậu quả như vậy. Đặc biệt, cơm rượu nếp còn nổi tiếng với công dụng kiện tỳ, ích khí, giảm ho, bồi bổ gan thận…




Công dụng của cơm rượu với sức khỏe


Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.


Do đó, ăn cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh tật như:


Phòng bệnh thiếu sắt


Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt. Đặc biệt là những phụ nữ mang thai, nên ăn ít nhất 2 lần/ tuần để hạn chế các tai biến cho cả mẹ và con về những nguyên nhân do thiếu sắt gây ra.


Tốt cho tim mạch


Kết quả nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và giúp táiv tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não. Đặc biệt thuốc chế tạo từ men rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác.


Kích thích tiêu hóa


Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.


Cách làm cơm rượu nếp ngon đạt chuẩn


Gạo xay bỏ vỏ, rửa sạch, ngâm nước lã từ 4-6 tiếng, nấu thành cơm rồi rải mỏng ra mâm cho nguội.


Giã nhuyễn men, rắc đều men lên cơm, đảo đều rồi ủ vào âu, đậy nắm và để chỗ mát.


Sau 2 đến 3 ngày, cơm đã lên men, dậy mùi thơm thì cho đường vào. Có thể kết hợp với sữa chua để được món sữa chua nếp cẩm thơm ngon, bổ dưỡng.


Lưu ý, khi nếp cẩm đã chín nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để hạn chế quá trình lên men.


http://www.webtretho.com/forum/f113/6-loai-thuc-pham-tuong-duong-voi-thuoc-tranh-thai-2131804/


http://www.webtretho.com/forum/f113/nhung-viec-nen-lam-thuc-pham-nen-an-trong-buoi-sang-de-tre-lau-2119511/


http://www.webtretho.com/forum/f113/top-6-thuc-pham-giup-dao-thai-doc-to-ra-ngoai-co-the-2094298/



MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội


http://giadinh.net.vn/song-khoe/tet-doan-ngo-bat-ngo-voi-cong-dung-cua-com-ruou-nhieu-nguoi-chua-biet-201606071528118.htm


Cơm rượu là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam ta vào ngày Tết Đoan Ngọ 5-5 âm lịch. Theo dân gian, ăn cơm rượu vào ngày này sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người vì men rượu mà say chết đi. Từ đó giúp mọi người có sức khỏe tốt hơn. Còn theo y học hiện đại ngày nay, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Phó khoa Dinh dưỡng Lâm sàng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết” Những nghiên cứu mới đây cho thấy rượu nếp có tác dụng phòng nhiều bệnh tật”. Hôm  nay, hãy cùng Medplus khám phá hết những tác dụng của cơm rượu với sức khỏe bạn nhé!

Mục lục

Thông tin chung về cơm rượu

Ăn cơm rượu có tốt không
Ăn cơm rượu có tốt không
Thông tin chung

Cơm rượu hay còn gọi là rượu cái nếp, là món ăn được lên men bằng cơm nếp. Món ăn này được chế biến bằng cách nấu gạo nếp cho chín, sau đó để nguội và ủ với men rượu trong vòng 3 -4 ngày cho lên men. Thành phẩm thu được là rượu nếp cái có vị cay nồng, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng của rượu và hơi ướt do cơm tiết nước ra.

Rượu cái không chỉ ngon mà rất giàu dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng có trong cơm rượu đó là:

[elementor-template id="263870"]

  • Tinh bột
  • Chất béo
  • Vitamin B
  • Vitamin E
  • Canxi
  • Sắt
  • Protein
  • Calo

10 tác dụng của cơm rượu với sức khỏe

1. Tốt cho tiêu hóa

Lợi ích sức khỏe đầu tiên của cơm rượu là cung cấp men vi sinh. Rượu nếp cái được đánh giá là một giợi ý tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện tiêu hóa. Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lý sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng. Probiotic được biết là giữ cho đường ruột khỏe mạnh và bảo vệ chống nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn ăn rượu cái với lượng phù hợp sẽ rất tốt cho đường ruột đấy.

2. Có tác dụng chống ung thư

Đáng ngạc nhiên, gạo lên men được biết là có tác dụng chống ung thư. Trong cơm rượu chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin. Anthocyanin là gì? Anthocyanin một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Các chất oxy hóa này sẽ bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do – nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn là có một lối sống khoa học và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh.

3. Ngăn ngừa thiếu máu dó thiếu sắt

Ăn cơm rượu có tốt không
Ăn cơm rượu có tốt không
ăn cơm rượu giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Trong rượu nếp cái có chứa hàm lượng sắt dồi dào. Sắt là vi chất có vai trò quan trọng với cơ thể, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu đặc biệt phổ biến ở bà bầu, lý do khi mang thai mẹ cần một lượng máu gấp đôi để nuôi dưỡng bào thai. Do đó, mẹ bầu nhớ ăn những thực phẩm giàu sắt để có thai kỳ khỏe mạnh hơn nhé.

4. Phòng bệnh tim mạch

Các hoạt chất lovastatine và egosterol có trong cơm rượu có tác dụng nâng cao sức khỏe tim mạch và tái tạo mạch máu. Do đó ăn rượu nếp cái giúp giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch.

Ngoài ra, các dưỡng chất có trong rượu cái cũng được chính minh là có khả năng giảm cholesterol dư thừa. Cholesterol dưa thừa có thể dẫn đến bệnh xơ vữa mạch vành. Xơ vữa mạch nếu tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến não…

5. Ngăn ngừa tiểu đường

Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái và thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài. Lớp cám bên ngoài hạt nếp rất giàu chất dinh dưỡng như gluxit, lipit, muối khoáng, vitamin B và chất xơ. Đây đều là những dưỡng chất có tác dụng giảm đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường.

6. Tăng cường hệ miễn dịch

Lợi ích của rượu nếp cái với sức khỏe có thể nhắc đến đó là tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học vào năm 2014 từ Đại học Giang Nam, Trung Quốc cho thấy: Trong gạo lên mem có chứa polysacarit. Đây là dưỡng chất có chức nắng cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

7. Cung cấp năng lượng

Trong cơm rượu chứa một lượng protein dồi dào tốt cho sức khỏe. Các protein này tham gia vào việc cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Từ đó giúp hình thành nên những chất cơ bản mà cơ thể cần để phục vụ hoạt động sống. Protein còn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn đưa vào máu, vận chuyển đến các mô và tế bào. Ngoài ra, protein cũng cấu trúc nên khung tế bào, tạo các khung đỡ giúp duy trì hình dáng tế bào.

8. Tăng cường sức khỏe cho làn da

Ăn cơm rượu có tốt không
Ăn cơm rượu có tốt không
Tăng cường sức khỏe cho làn da

Lợi ích bất ngờ của cơm rượu là khả năng thúc đẩy sức khỏe làn da. Cụ thể là vitamin B có trong cơm rượu giúp dưỡng ẩm, phục hồi da bị tổn thương và làm sáng da hơn. Bạn có thể lấy rượu nếp cái giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối trước khi ngủ, chắc chắc sẽ mang lại cho hiệu quả bất ngờ đấy.

9. Tăng cường sức khỏe xương

Trong gạo nếp chứa hàm lượng canxi phong phú. Do đó ăn cơm rượu sẽ giúp tăng cường canxi cho cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về xương như loãng xương, đau nhức xương khớp…

10. Giảm căng thẳng

Thật bất ngờ khi ăn cơm rượu còn có tác dụng giảm căng thẳng. Vị ngon dịu hấp dẫn và nồng nàn cũng rượu nếp cái có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng.

Ăn cơm rượu như thế nào là đúng cách?

Ăn cơm rượu như thế nào?

  • Bạn có thể ăn rượu nếp cái vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng.
  • Không ăn cơm rượu lúc bụng đang đói vì vị chua trong rượu cái có thể làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạch dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn lót dạ rồi hãy dùng cơm rượu.

Những đối tượng không nên ăn cơm rượu?

  • Trẻ nhỏ
  • Người đang gặp các vấn đề về dạ dày
  • Bệnh nhân bị dị ứng
  • Người mắc bệnh chàm
  • Da nổi nhiều mụn trứng cá hoặc mụn nhọt

Medplus hy vọng bài viết hôm nay sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại để câu hỏi ngay bên dưới nhé! Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Ăn cơm rượu có tác dụng gì?

Tác dụng của cơm rượu.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường. ... .
Giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. ... .
Thúc đẩy tiêu hóa. ... .
Ăn cơm rượu giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu. ... .
Làm đẹp da. ... .
Hỗ trợ giảm cân. ... .
Cải thiện chất lượng cuộc yêu. ... .
Phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp..

Cơm rượu có hại gì?

Ăn cơm rượu hại gan Khoảng 90% lượng rượu mà một người uống vào sẽ được chuyển hóa ở gan để trở thành những chất không có hại cho cơ thể. Vậy nên, khi uống quá nhiều rượu, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình thường, dẫn tới một số bệnh lý như xơ gan, gan nhiễm mỡ…

Những ai không nên ăn cơm rượu?

Theo Đông y, cơm rượu được làm từ gạo nếp ủ men và đường nên có tính ấm, do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng, có biểu hiên như: mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt ...

Mỗi ngay ăn bao nhiêu cơm rượu?

Bạn chỉ nên ăn khoảng 2-3 thìa cà phê cơm rượu sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. + Không nên ăn kèm cơm rượu hay cơm rượu nếp cẩm với đường vì đây là thành phần khiến món ăn gia tăng năng lượng. + Cơm rượu nếp cẩm hoặc cơm rượu nếp than sẽ tốt hơn vì chúng chứa nhiều chất xơ hơn.