Alpha fetoprotein là gì

AFP là xét nghiệm dấu ấn ung thư gan nguyên phát. Vậy chỉ số AFP bình thường là bao nhiêu? AFP tăng có có ý nghĩa gì?

1. Chỉ số AFP bình thường là bao nhiêu?

AFP (Alpha Fetoprotein) là một protein bình thường của tế bào gan còn non, hình thành trong giai đoạn bào thai. Xét nghiệm AFP là xét nghiệm sinh hóa máu được sử rụng tương đối rộng rãi trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư gan nguyên phát.

Chỉ số AFP bình thường thu được khi xét nghiệm sẽ nhỏ hơn 25 Ul/ml.

Alpha fetoprotein là gì

Chỉ số AFP được cho là bình thường khi nhỏ hơn 25 Ul/ml.

2. AFP tăng có ý nghĩa gì?

2.1. AFP tăng có phải ung thư gan không?

Khi bệnh nhân bị ung thư gan, chỉ số AFP thường tăng lên, cụ thể:

– Khoảng 80% bệnh nhân bị ung thư gan có chỉ số AFP lớn hơn 25 Ul/ml

– 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP lớn hơn 100 Ul/ml

– 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP lớn hơn 300 Ul/ml

Thực tế, AFP có giá trị nhất định trong chẩn đoán ung thư gan, nhất là khi giá trị AFP tăng cao trên 300 Ul/ml và kết hợp siêu âm cho kết quả bất thường. Tuy nhiên, AFP cao không đồng nghĩa với bạn chắc chắn mắc ung thư gan bởi giá trị này còn tăng do nhiều nguyên nhân khác, không xuất phát từ ung thư như:

– Viêm gan cấp

– Viêm gan mạn tính

– Xơ gan

– Phụ nữ có thai…

Ngoài ra, có khoảng 20 – 30% bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát mà chỉ số này không tăng. Chính vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư gan, bác sĩ phải kết hợp với nhiều phương pháp khác.

2.2. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

– Siêu âm: khả năng phát hiện khối u đơn độc trên siêu âm là khoảng 75 – 80%. Tỷ lệ này cao hơn với trường hợp khối u đa ổ. Siêu âm Doppler có thể đánh giá xâm lấn tĩnh mạch cửa và loại trừ u mạch máu của gan.

– CT: là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu có giá trị trong phát hiện ung thư gan

– Sinh thiết khối u dưới hướng dẫn siêu âm, CT hay sinh thiết qua nội soi xoang bụng…

Alpha fetoprotein là gì

Siêu âm là một trong những phương pháp có giá trị trong chẩn đoán ung thư gan

Chỉ số AFP có giá trị quan trong nhưng chưa phải là điều kiện đủ để chẩn đoán chính xác ung thư gan. Chính vì vậy, khi cần tầm soát ung thư gan, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định thực hiện các phương pháp cần thiết.

  02:04 PM 09/06/2015


Là xét nghiệm dấu ấn ung thư gan nguyên phát. Bình thường nồng độ AFP < 25 UI/ml. Khi bệnh nhân bị ung thư gan nồng độ AFP tăng lên: có khoảng 80% bệnh nhân ung thư gan có AFP > 25 UI/ml, Khoảng 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/ml và khoảng 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/ml.

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán ung thư gan, nếu nồng độ AFP > 300 UI/ml và siêu âm có khối giảm âm thì có thể khẳng định là bệnh nhân có ung thư gan.

Xét nghiệm AFP đặc biệt có giá trị khi khi dấu ấn này được kết hợp với 2 dấu ấn khác là AFP-L3 và PIVKA-II.

Giá trị của xét nghiệm AFP là định hướng chẩn đoán và theo dõi điều trị. AFP tăng không đồng nghĩa là bệnh nhân bị ung thư gan vì ngoài ung thư gan AFP còn tăng lên khi bệnh nhân bị viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, có thai... Ngược lại AFP bình thường cũng không loại trừ khả năng bị ung thư gan vì có tới 20-30% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát nhưng nồng độ AFP vẫn không cao, đó là chưa kể các trường hợp ung thư gan thứ phát. Xét nghiệm AFP là xét nghiệm có giá trị để theo dõi điều trị, đặc biệt với các bệnh nhân trước khi điều trị có nồng độ AFP cao.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xét nghiệm AFP được tiến hành bằng 2 nhóm kỹ thuật: ELISA và hoá phát quang miễn dịch. Nếu bệnh nhân có yêu cầu xét nghiệm nhanh thì có thể trả kết quả sau 40 phút kể từ khi lấy máu.

Trong thời gian tới Bệnh viện đang nghiên cứu đầu tư bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh ung thư gan bằng kỹ thuật BIOCHIP của Nhật bản với Panel 3 marker là AFP, AFP-L3 và PIVKA-II có thể chẩn đoán nhanh ung thư gan trong vòng 10 phút.

Mọi thắc mắc về xét nghiệm AFP có thể liên hệ PGS.TS Lê Văn Don, Chủ nhiệm khoa Miễn dịch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, điện thoại 043.8212644 (trong giờ hành chính).

- AFP (Alpha-fetoprotein) là một globulin được hình thành trong túi noãn hoàng và gan của bào thai. Nếu thai phát triển bình thường, nồng độ AFP được tìm thấy trong huyết thanh của mẹ sẽ tăng lên. Chỉ một lượng không đáng kể AFP vẫn còn lại trong dòng tuần hoàn sau sinh.

- AFP cũng được coi như một chất chỉ điểm (marker) khối u đối với một số loại ung thư (nhất là ung thư gan nguyên phát). Các ung thư được đặc trưng điển hình bằng các tế bào không được biệt hóa, vì vậy các tế bào này thường vẫn tiếp tục mang các chất chỉ điểm bể mặt (surface markers) tương tự như các chất chỉ điểm được tìm thấy ở bào thai. Khi nồng độ AFP càng cao, khả năng có ung thư càng lớn.

2. Ý nghĩa và mục đích của xét nghiệm AFP trong máu?

- Để chẩn đoán ung thư gan nguyên phát

- Để sàng lọc các khuyết tật ống thần kinh (neural tube defects) của bào thai như tật nứt đốt sống (spina bifida) và quái thai không não (anencephaly).

3. Chỉ số AFP bình thường là bao nhiêu?

- Nam giới và phụ nữ không có thai: < 4,0 ng/ml hay < 7,75 UI/ml.

- Phụ nữ đang có thai nồng độ sẽ có các giá trị quy chiếu bình thường tùy theo tuổi thai.

4. Tăng nồng độ AFP

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

- Ung thư gan.

- Xơ gan mật.

- Viêm gan.

- Đa thai (multiple fetuses).

- Suy thai (fetal distress).

- Các khuyết tật ống thần kinh của thai (fetal neural tube defect).

- Ung thư đại tràng.

- Ung thư dạ dày.

- Ung thư phổi.

- Ung thư vú.

- Ung thư tụy.

- Ung thư thận.

- Ung thư tinh hoàn.

5. Giảm nồng độ AFP

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

- Hội chứng Down.

- Thai chết lưu.

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm;

- Mẫu bệnh phẩm để quá 2h ngoài nhiệt độ >250C;

- Mẫu huyết thanh/huyết tương bị rã đông nhiều lần…

7. Giá trị của xét nghiệm AFP

7.1. Xét nghiệm rất hữu ích trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát khi nồng độ AFP (Alpha-fetoprotein)  > 300 UI/ml khẳng định gần như chắc chắn BN bị ung thư gan. Khi giá trị "điểm cắt" thấp hơn cho phép làm tăng độ nhạy nhưng làm giảm độ đặc hiệu trong chẩn đoán do có nhiều bệnh lý khối u đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa (Vd: u nguyên bào võng mạc) và các tình trạng đi kèm với tái tạo tế bào gan (Vd: giai đoạn phục hồi sau viêm gan cấp, cắt một phần gan, viêm gan mạn...). Cũng có thể kết hợp với tăng nồng độ Alpha-fetoprotein máu.

7.2. Định lượng nồng độ Alpha-fetoprotein cũng có thể được sử dụng để đánh giá đáp ứng với điều trị ung thư.

7.3. XN được sử dụng chủ yếu để sàng lọc sự hiện diện của các khuyết tật ống thần kinh bào thai:

- Xét nghiệm được làm trong khoảng thời gian từ tuần 15 đến tuần 20 khi mang thai, không giúp chẩn đoán một cách tuyệt đối đúng một khuyết tật khi sinh. Tuy nhiên, nếu thấy nồng độ Alpha-fetoprotein tăng cao bất thường, cần phải làm các XN bổ sung khác (Vd: siêu âm thai và định lượng Alpha-fetoproteintrong dịch ối).

- Xét nghiệm định lượng nồng độ Alpha-fetoprotein khi có thai được kết hợp với định lượng nồng độ estriol và hCG (human chorionic gonadotropin). Bộ ba xét nghiệm kết hợp này được biết với tên gọi "Triple test" . Đánh giá nồng độ của cả ba chất này giúp sàng lọc các khuyết tật ống thần kinh của bào thai (neural tube defects), hội chứng ba nhiễm sắc thể 18 (trisomy 18) và hội chứng Down (trisomy 21). Xác định chính xác tuổi thai là điểu cốt lõi để bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác, do nồng độ của các chất này thay đổi theo tuổi thai. Phương pháp chính xác nhất để đánh giá tuổi thai là siêu âm thai. Nếu không thể thực hiện được phương pháp này, có thể tính tuổi thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Phải nhấn mạnh là chỉ nên coi xét nghiệm này (và  "Triple test") như một phương pháp sàng lọc, các kết quả xét  âm tính không đủ đảm bảo chắc chắn trẻ sinh ra sẽ không bị khuyết tật.

8. Sử dụng xét nghiệm AFP trên lâm sàng

- Định lượng nồng độ Alpha-fetoprotein hỗ trợ chẩn đoán ung thư gan nguyên phát, theo dõi đáp ứng điều trị và theo dõi tái phát ung thư gan nguyên phát.

- Đánh gỉá nồng độ Alpha-fetoprotein huyết thanh của mẹ là một xét nghiệm sàng lọc hữu hiệu để phát hiện các khuyết tật ống thần kinh của bào thai và nên được khuyến cáo áp dụng cho tất cả các phụ nữ có thai.

- Các phụ nữ có tăng nồng độ Alpha-fetoprotein huyết thanh cần được chỉ định làm thêm các xét nghiệm và khám siêu âm chuyên khoa để đánh giá sâu hơn về nguy cơ bị các khuyết tật ống thần kinh của thai.

9. Cảnh báo lâm sàng

- Khi nồng độ Alpha-fetoprotein được thấy cao bất thường, cẩn chỉ định tiến hành các xét nghiệm bổ sung (Vd: siêu âm thai và định lượng Alpha-fetoprotein trong nước ối).

- Đối với các phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ, nên bổ sung thêm axit folic (400 pg/ngày) khi có thai, điều trị này giúp làm giảm nguy cơ đối với thai bị các khuyết tật ống thần kinh.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào về kết quả xét nghiệm AFP hãy gọi điện thoại theo số: 024.3821.2644 -  gặp TS. BS Nguyễn Thị Tuấn, phụ trách  Khoa Miễn dịch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (trong giờ hành chính).

Khi nào cần xét nghiệm AFP?

Khi nào nên làm xét nghiệm định lượng AFP? Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u AFP được chỉ định khi quá trình khám sức khỏe lâm sàng hoặc các xét nghiệm khác cho thấy một người có khả năng bị ung thư gan, ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng.

Định lượng AFP Alpha Fetoproteine máu là gì?

Alpha-fetoprotein (AFP) protein huyết tương có nồng độ cao trong máu thai nhi. Thông thường, một protein AFP sẽ được tạo ra bởi các tế bào gan chưa trưởng thành trong bào thai. Về sinh lý, vào năm đầu đời khi mới sinh, trẻ sơ sinh có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, giảm dần xuống mức thấp thông thường.

AFP tăng cao khi nào?

Nồng độ AFP tăng có thể cho thấy sự hiện diện của ung thư, phổ biến nhất là ung thư gan, ung thư buồng trứng hoặc khối u tế bào mầm của tinh hoàn. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp ung thư gan, buồng trứng hay tinh hoàn nào cũng đều sẽ tạo ra một lượng AFP đáng kể đủ để phát hiện trong máu.

AFP định tính là gì?

Xét nghiệm AFP là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán ung thư gan, nếu nồng độ AFP > 300 UI/ml và siêu âm có khối giảm âm thì có thể khẳng định là bệnh nhân có ung thư gan. Xét nghiệm AFP đặc biệt có giá trị khi khi dấu ấn này được kết hợp với 2 dấu ấn khác là AFP-L3 và PIVKA-II.