Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?

Dòng nhạc trữ tình xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước. Có rất nhiều ca sĩ hát nhạc trữ tình hay và đã nổi tiếng nhờ dòng nhạc này – Thể loại dễ nghe nhưng khó hát. Xưa nay được coi là dòng nhạc của tầng lớp bình dân, những người lao động. Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến nhạc trữ tình được nhiều người nghe và hát theo. Cùng 10Hay điểm qua danh sách ca sĩ hát nhạc trữ tình hay nhất nhé!

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Ca sĩ hát nhạc trữ tình

Nữ ca sĩ Anh Thơ có tên thật là Lê Thị Thơ. Sinh năm 1976 tại Quảng Xương, Thanh Hóa. Anh Thơ, là một nữ ca sĩ nổi tiếng. Cô là một trong những giọng ca hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chuyên về những ca khúc trữ tình thuộc dòng nhạc thính phòng và cách mạng truyền thống.

Cẩm Ly tên thật là Trần Thị Cẩm Ly, sinh năm 1970 là ca sĩ nổi tiếng, Năm 2004, cô kết hôn cùng nhạc sĩ Minh Vy. Là ca sĩ thuộc dòng nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc có âm hưởng dân ca và nhạc trẻ. Hơn 20 năm đi hát, từ một cô bé nhút nhát, Cẩm Ly giờ là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình: Ca nhạc, show truyền hình thực tế…

Đông Đào là giọng ca nổi tiếng ngọt ngào của dòng nhạc dân ca quê hương. Với những ai yêu thích làn điệu dân ca hẳn không thể nào không biết ca sĩ Đông Đào.

Đức Tuấn tên thật là Phạm Đức Tuấn sinh ngày 02/06/1980, tại Long Xuyên. Anh từng đoạt giải nhất Tiếng hát Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Sự nghiệp ca hát của anh tạo được dấu ấn trong lòng khán giả với dòng nhạc trữ tình. Các ca khúc tiêu biểu anh chọn thể hiện cũng gắn liền với tên tuổi của những nhạc sĩ nổi tiếng: Trương Chi (Văn Cao), Ngày xưa Hoàng Thị (Phạm Duy), Hội trùng dương (Phạm Đình Chương),…

Dương Hồng Loan tên thật là Dương Thị Hồng Loan sinh ngày 24/02/1980. Quê ở xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Mảnh đất miền Tây với tiếng hát lời ca dặt dìu đã ngấm vào máu nữ ca sĩ. Nổi tiếng với dòng nhạc quê hương trữ tình giàu xúc cảm yêu quê hương. Nữ ca sĩ phát hành album đầu tay “Câu Hò Điệu Lý Còn Đây” với chất giọng ngọt ngào đã làm say lòng khán giả yêu dòng nhạc trữ tình quê hương.

Những ca khúc cô lựa chọn khá quen thuộc và nổi tiếng như: Duyên phận, Sầu lẻ bóng, Em đi trên cỏ non, Người phu kéo mo cau,…Đều được cô thể hiện thành công và được khán giả đón nhận nhiệt tình.

Dương Ngọc Thái sinh ngày 26 tháng 6, năm 1979 tại HCM, quê gốc tại Quảng Ngãi. Anh được biết đến với vai trò là ca sĩ hát dòng nhạc trữ tình dân ca. Dương Ngọc Thái nổi lên từ sau ca khúc “Gọi đò”. Từ đó đến nay, tên tuổi của anh gắn với biệt danh “nam ca sĩ gọi đò”. Dương Ngọc Thái được biết đến là một ca sĩ “chuyên trị” dòng nhạc trữ tình quê hương. Và anh cũng đang dần khẳng định tên tuổi của mình.

Hà Phương, sở hữu chất giọng trữ tình ngọt lịm, sinh ra trong cái nôi nghệ thuật có ba là nhạc sĩ. Hà Phương tên thật là Trần Thị Hà Phương sinh ngày 31 tháng 03 năm 1972 tại Sài Gòn. Hà Phương là ca sĩ dòng nhạc dân ca trữ tình khá đình đám ở sân khấu hải ngoại. Cô là em gái ca sĩ Cẩm Ly và là chị gái của Minh Tuyết.

Hoài Lâm, tên thật: Nguyễn Tuấn Lộc, sinh ngày: 01 tháng 7 năm 1995 tại Vĩnh Long. Xung quanh nam ca sĩ 19 tuổi Hoài Lâm ẩn chứa rất nhiều điều thú vị, bất ngờ. Nam ca sĩ Hoài Lâm được khán giả khen ngợi vì sự hiếu thảo, sống tình cảm với những người dìu dắt mình. Là một ca sĩ có giọng hát trữ tình, thể hiện đặc sắc các ca khúc nhạc xưa

Hương Lan (sinh năm 1956) là một ca sĩ nổi tiếng với giọng hát bền bỉ theo năm tháng. Sinh trong một gia đình nghệ sĩ, cô khởi nghiệp ca hát bằng thể loại vọng cổ. Năm 1966 cô chuyển sang tân nhạc nhận được nhiều sự mến mộ bởi chất giọng ngọt ngào. Ca khúc tiêu biểu của cô là: Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Dạ cổ hoài lang,…

Ca sĩ Lệ Quyên tên thật là Vũ Lệ Quyên, sinh ngày 02/04/1981 tại Hà Nội. Là ca sĩ dòng nhạc nhẹ của Việt Nam. Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của cô bắt đầu từ năm 2002. Album đầu tay, “Giấc mơ có thật” đã đưa tên tuổi của Lệ Quyên đến với khán giả. Với chất giọng khỏe trầm cô thể hiện rất thành công những ca khúc trữ tình, lãng mạn như: Giấc mơ có thật, Thôi đừng chiêm bao, Trăng chiều, Hãy trả lời em….

Mạnh Quỳnh, tên thật là Nguyễn Thanh Dũng, sinh 1972 tại Biên Hòa. Anh thành công với thể loại nhạc vàng và song ca với nhiều ca sĩ, đặc biệt là Phi Nhung. Ca khúc thành công của anh là: Vợ tôi, Bến sông chờ, Viết thư tình, Vòng nhẫn cưới, Người phu kéo mo cau, Tình nghèo có nhau,… Album phát hành gần đây nhất của Mạnh Quỳnh là Hoa tím Bằng Lăng.

Ca sỹ Ngọc Sơn quê ở Quảng Nam, sinh ngày 26 tháng 11 năm 1970 tại Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng lớn lên ở Bạc Liêu. Những ai hiểu biết Ngọc Sơn chắc chắn không lạ với phong cách khác người của anh. Ngọc sơn được biết đến với các danh xưng như: Hoàng tử nhạc sến, “ông hoàng nhạc sến” và Michael Ngọc Sơn. Anh nổi tiếng hơn từ những ca khúc như Vầng trăng cô đơn, Tình cha, Lòng mẹ… “Ông hoàng nhạc sến” Ngọc Sơn đã không ít lần nghẹn ngào trên sân khấu khi thấy tình cảm của khán giả dành cho mình.

Như Quỳnh tên thật là Lê Lâm Quỳnh Như, cô sinh ngày 09/09/1970 tại Quảng Trị. Cô từng đạt giải đặc biệt của chương trình tiếng hát truyền hình TPHCM năm 1991. Cô thể hiện khá nhiều thể loại nhạc nhưng nổi bật vẫn là dòng nhạc trữ tình. Những ca khúc tiêu biểu đã từng gắn với tên tuổi của cô như: Chuyện hoa Sim, Người tình mùa đông, Hoa tím người xưa,… Suốt bao nhiêu năm qua, những CD của Như Quỳnh vẫn là một trong những CD bán chạy nhất.

Phi Nhung tên thật là Phạm Phi Nhung sinh ngày 10 tháng 4 năm 1972 tại Pleiku. Từ nhỏ cô đã thích nghe những bài cải lương, dân ca và ước mơ trở thành ca sĩ. Cô ra khá nhiều album nên được mọi người đặt cho nghệ danh là ”Nữ hoàng băng đĩa”. Ngoài ra cô còn tham gia nhiều lĩnh vực khác như: Diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ hài, MC…Cô hát thành công hầu hết các ca khúc trữ tình quê hương và được đón nhận nồng nhiệt.

Nổi lên từ The Voice Kid, Phương Mỹ Chi tạo bất ngờ cho khán giả yêu nhạc trữ tình. Sinh ngày 13/01/2003 tại TPHCM là ca sĩ chuyên hát thể loại dân ca Nam bộ. Qua hoạt động âm nhạc, Phương Mỹ Chi đã tạo ra ảnh hưởng lớn với người hâm mộ. Với chất giọng truyền cảm cô giành được cảm tình của cả khán giả trong nước lẫn hải ngoại.

Quang Dũng, tên thật là Thái Văn Dũng (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1976 tại Quy Nhơn, Bình Định). Là một ca sĩ dòng nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc tiền chiến và nhạc Trịnh Công Sơn. Ngoài ca sĩ, Quang Dũng còn thành công trong vai trò diễn viên và MC truyền hình. Nam ca sĩ Quang Dũng khá kín tiếng trong chuyện đời tư. Khối tài sản của anh gồm hai căn nhà ở Mỹ và Việt Nam, cùng siêu xe tiền tỷ. Bước sang tuổi 40 cũng là thời điểm Quang Dũng tròn 20 năm đi hát. Nam ca sĩ vẫn giữ tính cách thâm trầm và lối sống khép kín

Quang Lê, tên thật là Lê Hữu Nghị, anh sinh ngày 24/01/1979 tại Huế. Say mê ca hát từ nhỏ và đó là động lực đưa anh đi đến con đường ca hát. Anh thể hiện thành công dòng nhạc trữ tình quê hương với chất giọng ngọt ngào, lãng mạn. Các ca khúc tiêu biểu như: Đập vỡ cây đàn, Về đâu mái tóc người thương, Căn nhà màu tím,… Đã tạo nên dấu ấn riêng của anh trong lòng khán giả.

Được biết là một ca sĩ hát dân ca trữ tình mượt mà. Anh được nhiều khán giả yêu thích bởi phong cách nhẹ nhàng, thân thiện. Nhắc đến Quốc Đại người ta thường nhớ đến những bài hát mang âm hưởng dân ca, trữ tình.

Ca sĩ Tâm Đoan tên là Huỳnh Ngọc Tâm Đoan. Cô sinh ngày 5 tháng 5 năm 1977 tại Bình Dương, Việt Nam. Tâm Đoan hiện đang cư ngụ tại Canada. Với giọng ca ngọt ngào, truyền cảm cô đã lấy lòng được nhiều người hâm mộ.

Thu Phương sinh ngày 9 tháng 10 năm 1972 tại Hải Phòng. Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Thu Phương, là một nữ ca sĩ nhạc nhẹ Việt Nam đương đại. Trong thập niên 1990, Thu Phương vụt trở thành ca sĩ ngôi sao với bài hit Dòng sông lơ đãng của nhạc sĩ Việt Anh. Mới đây, ca sĩ Thu Phương đã tổ chức liveshow “Giữ lại hạnh phúc” tại Việt Nam. Thu Phương là một trong số ít ca sĩ giữ được sức hút trong âm nhạc theo thời gian. Qua chương trình The Voice 2015, Thu Phương đã trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả Việt.

Xem thêm: Top 10 ca sĩ nhạc trữ tình hay nhất hiện nay

Nhạc vàng là tên gọi dân dã cho các dòng nhạc trữ tình hình thành từ cuối những năm 1950 khu vực miền Nam Việt Nam. Nhạc vàng sử dụng đa dạng các điệu nhạc khác nhau như bolero, tango, dân ca cải biên, điệu slow,…..Nhạc vàng thường được phân biệt với các dòng nhạc khác bởi giai điệu, nội dung sáng tác, tiết tấu, lối hát, tư tưởng chính trị.

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Nhạc vàng là dòng nhạc phổ biến nhất trong giai đoạn 1980 – 2007

Nguồn gốc của nhạc vàng

Ban đầu, việc phát triển của nhạc vàng lấy nền tảng từ những ca khúc được cách tân giai đoạn 1930-1940. Do đó, nhạc vàng là bước tiếp nối từ âm nhạc cải cách. Nhạc vàng có được là nhờ phong cách tân nhạc nở rộ những năm 30,40 của thế  kỷ XX kết hợp cùng với những yếu tố dân ca trữ tình đặc trưng của miền Nam bộ. Không nằm ngoài sự phát triển của các dòng tân nhạc Việt sinh ra trước năm 1975, nhạc vàng bị chi phối nhiều bởi hoàn cảnh lịch sử-chính trị Việt Nam lúc bấy giờ.

Âm nhạc màu sắc – Xuất phát của tên gọi

Nhạc vàng được phân loại theo đề xuất của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Và chính thức trở thành một khái niệm chỉ dòng nhạc khi nhạc sĩ Trần Hoàn giữ cương vị  là Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

Theo đó, âm nhạc được chia theo màu sắc. Màu vàng chỉ sự héo úa, ánh chiều hoàng hôn dùng để chỉ sự u buồn với hàm ý tiêu cực cho các bản nhạc trữ tình. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, dòng nhạc xuất phát từ miền Nam Việt Nam, khi đất nước chưa thu về một mối, nên màu vàng này chỉ màu cờ của Việt Nam Cộng Hòa. Còn ở nơi dòng nhạc này được sinh ra hay sau này là ở hải ngoại, nhạc vàng được coi như là chất liệu thay vì màu sắc. Tức là nhạc vàng với danh xưng là Golden Music ( âm nhạc quý như vàng) chứ không phải là Yellow Music (âm nhạc màu vàng). Sau năm 1975, nhạc vàng hoàn toàn bị cấm vì bị cho là phản động, là thứ văn hóa phẩm đồi trụy. Khi đó nhạc vàng lại được hiểu theo nghĩa vàng vọt, ủy mị.

Một số nét đặc trưng cơ bản của nhạc vàng

Như đã nói ở trên, nhạc vàng được xếp vào dòng tân nhạc bởi chất liệu âm nhạc được kết hợp nhiều yếu tố dân ca, giai điệu trầm buồn, lời hát giản dị, mộc mạc. Đây là đặc điểm nổi bật của nhạc vàng so với các dòng nhạc hiện thời. Tùy theo cảm nhận của mỗi người mà nhạc vàng có những đặc điểm thu hút khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhạc vàng sẽ đem lại cho người nghe cảm giác tinh tế, sâu lắng.

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Nhạc vàng là dòng nhạc chất lượng cao, được nhiều đối tượng ưa thích

Nhạc vàng thường được nhắc đến bởi những người đã ở độ tuổi trung niên hay những người trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng có không ít bạn trẻ yêu mến và chọn nghe dòng nhạc từng bị coi là “sến” này. Nhìn chung nhạc vàng không kén người nghe, nội dung thường truyền đạt những cảm xúc chân tình chạm đến trái tim người nghe, cùng với đó là lời ca lắng đọng, giản dị dễ đi sâu vào  lòng người nghe nhạc.

Nhạc vàng được thể hiện bằng giọng quãng tám trầm hoặc trung. Điều đó yêu cầu người nghệ sĩ thể hiện phải có chất giọng nội lực đồng thời cần phải đưa được chất tình tứ trong giọng hát để đem đến cho người nghe cảm xúc chân thực nhất, truyền tải hết tinh thần của bài hát. Đó là lý do không phải ai cũng có thể “ngự trị” được dòng nhạc này.

Số phận nổi trôi của nhạc vàng

Nhắc đến nhạc vàng, không thể không nhắc đến quãng thời gian “ngụp lặn” của dòng nhạc này. Cùng với yếu tố lịch sử, nhạc vàng cũng có những khoảng thời gian thăng trầm trong cảnh “ngậm ngùi”.

Sau năm 1975, nhạc vàng bị gọi mỉa mai với tên “nhạc Sến”. Bị cấm đoán và coi như một văn hóa phẩm đồi trụy, lệch lạc về mặt tư tưởng. Bởi thế nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có hoài niệm nhạc vàng với các câu hát như thế này:

“Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa…”

Từ những năm 1990, nhạc vàng bắt đầu được cấp phép nhưng vẫn còn “dè chừng” và “nhỏ giọt”. Điều đó làm tăng thêm sự  thèm khát nhạc vàng vốn chưa bao giờ nguôi trong thị hiếu người nghe nhạc. Do đó mà thị trường buôn lậu đĩa nhạc vàng từ hải ngoại tràn lan, không thể kiểm soát.

10 năm đầu của thế kỷ XX (2000-2010) là sự bùng nổ của thể loại nhạc trẻ. Lúc này dường như nhạc vàng bị chìm vào quên lãng. Phải đến sau 2010, nhạc  vàng mới bước vào thời kỳ phục hưng. Khi đó, người ta gọi nhạc vàng với cái tên mĩ miều hơn là nhạc Xưa (nhạc Xưa bao gồm  nhạc vàng và nhạc tiền chiến).

Từ sau năm 2013, cái tên “nhạc Bolero” được xướng lên thay thế cho “nhạc sến” và được đông đảo người nghe chấp thuận, dù tên gọi này hoàn toàn sai với khái niệm nhạc vàng. Thời điểm sau năm 2015, các ca  sĩ trẻ liên tục cho ra những sản phẩm âm nhạc Bolero, album nhạc vàng để đáp ứng thị hiếu của người nghe đặc biệt là người dân Sài Gòn.

Những nghệ sĩ nổi bật trong dòng nhạc vàng

Nhắc đến dòng nhạc vàng là nhắc đến Chế Linh, Giao Linh, Hương Lan, Kim Tuyến, Lệ Quyên,…… và còn rất nhiều nghệ  sĩ trẻ cũng đang từng ngày khẳng định vị trí của mình trong thể loại nhạc Xưa này.

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Ca sĩ Chế Linh

Chế Linh tên thật là Jamlen, tên tiếng Việt là Lưu Văn Liên. Ông sinh năm 1942 và là một trong “tứ trụ nhạc vàng”. Ông vừa là ca sĩ vừa đóng vai trò là nhạc sĩ. Các tác phẩm của ông phải kể đến: Ly rượu đắng cay, Sầu thương chưa dứt,……

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Ca sĩ Giao Linh

Ca sĩ Giao Linh tên thật là Đỗ Thị Sinh, bà được sinh ra trong một gia đình nghèo tại Sài Gòn với 7 anh chị em và không ai theo con đường nghệ thuật. Bà đam mê ca hát từ nhỏ và bắt đầu sự nghiệp ca hát vào năm 1966. Giọng hát của Giao Linh thu hút người nghe bởi vẻ trầm buồn, day dứt.

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Ca sĩ Hương Lan

Hương Lan sinh năm 1956 là ca sĩ người Việt nổi tiếng cả ở Việt Nam và hải ngoại với giọng ca đa sầu đa  cảm.

Album nhạc vang các ca sĩ nổi tiếng là ai?
Ca sĩ Lệ Quyên

Là một trong những nghệ sĩ trẻ tuổi theo đuổi dòng nhạc xưa.  Đỗ Lệ Quyên (1981) là một trong những cái tên đáng chú ý của dòng nhạc bolero hiện thời. Bắt đầu sự nghiệp ca hát  với các bản nhạc trữ tình, nhưng đến những năm gần đây, Lệ Quyên bắt đầu bén duyên với những ca khúc nhạc xưa. Với nền tảng thanh nhạc sẵn có, cô ghi dấu trong lòng khán giả với giọng ca mùi mẫn, đầy chất tự tình.

Top 5 ca khúc nhạc vàng nổi tiếng

Chúng ta cùng lướt qua top 5 bài hát nhạc vàng được mọi người tin tưởng sử dụng nhất trong suốt thời gian vừa qua nhé. Đây đều là những bài hát có thể coi như huyền thoại và ai thích nhạc vàng cũng đều biết.

1.Chuyến tàu hoàng hôn

2.Hàn Mặc Tử

3.Không bao giờ quên anh

4.Khuya nay anh đi rồi

5.Nếu đời không có anh

Nhạc Vàng, dù cho bị cấm đoán, bị thay tên đổi họ nhiều lần, nhưng nửa thế kỷ qua, nhạc vàng chưa bao giờ bị quên lãng trong lòng người yêu nhạc Việt Nam.