Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

Ở bất cứ thành phố lớn nào cũng dễ dàng nhìn thấy các cửa hàng bán đồ ăn nhanh với những món như: hambeger, pizza, gà rán, khoai tây chiên… Đây có thể coi là một trong những xu hướng ẩm thực được nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ thành phố.

Trong khi ở các nước phương Tây đồ ăn nhanh dùng cho người bận rộn, những người chỉ có 5 phút và vài đôla cho các bữa ăn thì ở Việt Nam đồ ăn nhanh lại được xem như mốt của nhiều người trẻ sành điệu. Xuất hiện ở Việt Nam chỉ hơn một thập niên nhưng thị trường đồ ăn nhanh đã dần quen thuộc với người Việt và có mặt ở hầu hết các thành phố lớn. Ngon, hấp dẫn và tiện lợi, đây chính là những lý do khiến thị trường đồ ăn nhanh đã lan toả rộng rãi và ngày càng được ưa thích tại Việt Nam. Trong đó, hơn 90% thực khách của các quán này là các bạn trẻ.

Những bạn trẻ vì có ít thời gian cho bữa trưa thường tìm đến với đồ ăn nhanh, rồi cho đến các bạn trẻ muốn tụ tập bạn bè cũng rủ nhau đi ăn đồ ăn nhanh, đôi khi chỉ là vì họ muốn ngồi ăn trong một không gian đẹp và hiện đại. Có thể thấy nhu cầu dùng đồ ăn nhanh ngày càng được các bạn trẻ ưa thích và lựa chọn.

Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

‘ Ăn nhanh như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe?

Rõ ràng chúng ta không phủ nhận những tiện ích mà đồ ăn nhanh mang lại trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích đó, đồ ăn nhanh cũng có nhiều điểm hạn chế mà người dùng cần lưu ý.

Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, Khoa Tư vấn dinh dưỡng 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện tại tạm phân ra thành 2 loại thức ăn nhanh: thức ăn du nhập từ nước ngoài, từ châu Âu, châu Mỹ (như KFC, BBQ…) và thức ăn nhanh dùng hàng ngày (như: mì ăn liền, phở ăn liền, đồ hộp đóng sẵn). Đồ ăn nhanh của châu Âu thường có xu hướng chứa nhiều chất béo, còn thức ăn của châu Á thường cung cấp nhiều gluxit và đường hấp thu nhanh. Thức ăn nhanh từ nước ngoài du nhập thường là thực phẩm chế biến sẵn hoặc đã qua các công đoạn chế biến để có thể dễ dàng sử dụng, đỡ mất thời gian hơn, nhưng nhìn chung đều là thứa ăn chứa nhiều chất béo, nhiều năng lượng, ít vi chất, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người nếu dùng không đúng cách.

Những đối tượng trẻ hay dân văn phòng thường hay dùng đồ ăn nhanh vì cho rằng đó là thể hiện nhu cầu của lối sống hiện đại. Tuy nhiên điều này chỉ đúng một phần, nếu chúng ta không quan tâm đến mặt an toàn sức khỏe thì rất đáng nguy hại. Nếu chúng ta dùng ít, dùng đúng cách, trong giai đoạn ngắn có thể không nguy hại nhưng nếu sử dụng kéo dài thì rất hại. Các món ăn nhanh được chế biến với nhiều dầu, mỡ, đường và bột rất dễ khiến người ăn trở nên thừa cân, béo phì. Khi béo phì thì dễ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: bệnh tim mạch, đái tháo đường…

Vì vậy, theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, để sử dụng các món ăn nhanh vừa ngon vừa tiện lợi mà vẫn đảm bảo sức khỏe thì trước hết không nên lạm dụng những thực phẩm này. Khi dùng các thực phẩm này cần cho thêm hoặc ăn cùng các món rau luộc hay salát. Nên ăn xen kẽ các đồ ăn nhanh cùng với những bữa ăn truyền thống của mình và nên sử dụng các thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.

SKĐS - Ngày nay, đồ ăn nhanh đã trở nên phổ biến với nhiều người bởi hương vị hấp dẫn và tính tiện ích. Đáng tiếc, đồ ăn nhanh là một trong những loại thực phẩm tồi tệ nhất đối với đường ruột và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tổng thể.

Theo BS. Phan Thị Hồng Diệu, Trường Đại học Y Hà Nội, do thành phần ít chất xơ, nhiều chất béo và đường nên thức ăn nhanh gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Đồ ăn nhanh là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và các bệnh mạn tính không lây. Ngoài ra, chúng có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng các bệnh tự miễn. Thành phần dinh dưỡng của các thực phẩm này thường gây ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể.

Khi biết về 6 tác dụng nguy hiểm của đồ ăn nhanh đối với sức khỏe, bạn có thể sẽ muốn loại bỏ chúng khỏi thực đơn. Tuy vậy việc thỉnh thoảng chọn đồ ăn nhanh và ăn theo một khẩu phần nhỏ vẫn được chấp nhận trong kế hoạch ăn uống lành mạnh.

Dưới đây là 6 nguy cơ nếu thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh:

1. Đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ đột quỵ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 5g muối mỗi ngày (tương đương với 2.000mg natri) là đủ để đáp ứng cả yêu cầu natri và clorua của chúng ta cũng như giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim. Điều này tương đương với khoảng 1 thìa cà phê muối mỗi ngày từ tất cả các nguồn. Việc ăn quá nhiều đồ ăn nhanh thường xuyên có thể vượt qua những giới hạn về khuyến cáo này.

Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

Hầu hết lượng muối chúng ta tiêu thụ đến từ các loại thực phẩm tiện lợi chế biến sẵn. Các loại thực phẩm chế biến sẵn như các loại đồ nguội, chân giò hun khói, giò, chả, lạp xưởng, bò khô, tôm khô, xúc xích, dăm bông…; các loại đồ ăn nhanh như bánh mỳ sandwich và khoai tây chiên thường chứa nhiều muối.

Khi thường xuyên tiêu thụ nhiều hơn 1 bữa ăn nhanh hàng ngày sẽ làm tăng lượng natri nạp vào. Theo thời gian, lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

2. Ăn nhiều đồ ăn nhanh dễ gây tăng cân

Thức ăn nhanh thường chứa nhiều calo, nhiều chất béo, nhiều đạm, thiếu vitamin và khoáng chất nên khả năng gây béo phì cho những ai có xu hướng lạm dụng chúng là rất cao. Nếu bạn thường ghé một cửa hàng đồ ăn nhanh, bạn cần biết rằng 1 suất ăn gồm 1 chiếc bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên kèm nước ngọt có thể bổ sung ít nhất 1.000 calo hoặc hơn trong một bữa ăn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn chọn 1 suất khoai tây chiên cỡ lớn hơn và nước ngọt thông thường. Việc hấp thụ nhiều calo hơn mức cơ thể cần hàng ngày theo thời gian có thể dẫn đến tăng cân.

Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh dễ gây tăng cân khó kiểm soát.

3. Thức ăn nhanh thường thiếu chất xơ

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ước tính, 2.000 calo từ chế độ ăn đa dạng thực phẩm của người trưởng thành có thể cung cấp đủ lượng chất xơ (khoảng 28 g) cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu phần lớn các bữa ăn của bạn đến từ các cửa hàng tiện lợi bên đường, rất có thể lượng chất xơ mà bạn tiêu thụ không đáp ứng được các hướng dẫn được khuyến nghị.

Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

Ngay cả khi bạn ăn món salad trong các bữa ăn nhanh, bạn vẫn không đạt được mục tiêu về chất xơ.

Sự thiếu hụt ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và sản phẩm trong hầu hết các thực đơn thức ăn nhanh không chỉ gây khó cho việc đáp ứng nhu cầu chất xơ mà còn dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng từ thực vật trong chế độ ăn uống. Chế độ ăn ít chất xơ sẽ gây hậu quả cho hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả những vấn đề như táo bón. Bạn cũng sẽ không nhận được lợi ích từ việc bổ sung đủ chất xơ, chẳng hạn như giảm nguy cơ ung thư ruột kết và giảm cholesterol trong máu.

4. Đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ cholesterol cao

Một trong những vấn đề của việc ăn uống đồ ăn nhanh là lượng chất béo bão hòa có trong một bữa ăn. Dựa trên chế độ ăn 2.000 calo, giới hạn tối đa đối với chất béo bão hòa là 22g mỗi ngày. Bạn dễ dàng hấp thụ tới 75% lượng chất béo bão hòa trở lên chỉ với 1 bữa ăn nhanh và trong một số trường hợp, bạn có thể hấp thụ 100 - 150% lượng chất béo bão hòa tối đa được khuyến nghị hàng ngày.

Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

Thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh dễ gây tăng mỡ máu.

Người ta đã chứng minh rõ ràng rằng lượng chất béo bão hòa cao có liên quan đến việc tăng cholesterol LDL (cholesterol "xấu") và Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ giai đoạn 2020-2025 khuyến nghị không quá 10% tổng lượng calo đến từ chất béo bão hòa vì lý do này.

Theo BS. Phan Thị Hồng Diệu, để giảm những nguy cơ do sử dụng chất béo bão hòa, nên có một chế độ ăn cân bằng, giàu chất xơ và các nguồn chất béo lành mạnh để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

5. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh dễ gây thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm khác nhau hàng ngày.

Đồ ăn nhanh thường đơn giản, đơn điệu về chủng loại thực phẩm, vì thế bữa ăn không đa dạng các loại thực phẩm và bạn dễ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng quan trọng.

Hơn nữa, thức ăn nhanh thường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp, nên thiếu các thành phần vi lượng và khoáng chất cần thiết. Do đó, thức ăn nhanh thường mất cân đối và thiếu dinh dưỡng.

Aăn thức ăn nhanh thế nào cho đúng cách năm 2024

Các món ăn nhanh thường đơn giản nên dễ gây thiếu chất.

6. Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Một nghiên cứu đánh giá cho thấy ăn đồ ăn nhanh nhiều hơn 2 lần một tuần có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, hội chứng chuyển hóa và tử vong do bệnh mạch vành cao hơn. Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, tiêu thụ đồ ăn nhanh sẽ không đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, do đó bạn cần chú ý tăng lượng rau, chọn ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên hơn và ăn protein nạc.

Khi tiêu thụ đồ ăn nhanh, tùy theo chủng loại (thức ăn nhanh giàu đạm, giàu tinh bột, nhiều chất béo, nhiều muối) mà ta nên lựa chọn bổ sung thêm các thực phẩm vào bữa ăn sau đó như: thêm đạm hoặc rau xanh và trái cây giúp tăng cường vitamin và chất xơ, nêm món ăn nhạt hơn để hạn chế tiêu thụ quá lượng muối.

Thiên Châu

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/6-tac-hai-nguy-hiem-cua-do-an-nhanh-voi-suc-khoe-169230830151427467.htm

Tại sao thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe?

Theo BS. Phan Thị Hồng Diệu, Trường Đại học Y Hà Nội, do thành phần ít chất xơ, nhiều chất béo và đường nên thức ăn nhanh gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đồ ăn nhanh là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và các bệnh mạn tính không lây. Ngoài ra, chúng có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng các bệnh tự miễn.

Ăn gì để tiêu hóa thức ăn nhanh?

Dưới đây là 19 loại thực phẩm tốt nhất để cải thiện tiêu hóa:.

Sữa chua. Sữa chua chứa các men vi sinh, là những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho hệ đường ruột luôn khỏe mạnh. ... .

Táo. ... .

Thì là ... .

Kefir (Nấm sữa) ... .

Hạt chia. ... .

Trà Kombucha. ... .

Đu đủ ... .

Ngũ cốc nguyên hạt..

Làm thế nào để tiêu hóa thức ăn nhanh?

Cách tiêu hóa nhanh để không còn đầy bụng.

Cách 1: Uống thật nhiều nước..

Cách 2: Ăn nhiều rau xanh và trái cây..

Cách 3: Ăn một số loại thực phẩm dễ tiêu..

Cách 4: Massage bụng và tập yoga..

Cách 5: Ngủ đúng cách để tiêu hóa nhanh..

Thiết lập thói quen sống – ăn uống khoa học..

Sử dụng Dinh dưỡng F1 để cải thiện hệ tiêu hóa..

Thức ăn nhanh cơ hại gì cho sức khỏe?

Ăn thức ăn nhanh có thể làm tăng lượng calo, tổng chất béo, chất béo bão hòa, cholesterol và natri, cộng với đường từ nước ngọt, có thể làm thay đổi các yếu tố trao đổi chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tăng chỉ số khối cơ thể và vòng eo, chất béo trung tính cao và mức độ lipoprotein mật độ thấp - một dạng ...