1 cái bánh dày chay bao nhiêu calo năm 2024

Bánh dày, còn gọi là bánh giầy hoặc bánh dầy, là món ăn truyền thống của người Việt Nam, được làm từ gạo nếp hấp và giã mịn, có hai loại nhân là nhân mặn hoặc nhân ngọt, thường làm từ đậu xanh và sợi dừa (Theo Wikipedia, Bánh giầy).

Để nắm được bánh dày bao nhiêu calo thì chúng ta cần phải biết được thành phần dinh dưỡng có trong bánh dày gồm những gì.

  • Protein: 12.4g
  • Chất béo: 2.8g
  • Canxi: 7.8mg
  • Chất xơ: 0.4g
  • Sắt: 0.5mg
  • Tinh bột: 51.2g

Bên cạnh đó, bánh dày còn mang lại một số dưỡng chất khác như glucid, phốt pho, vitamin B1, protid, nước, xenlulozo, vitamin B2, PP

Lượng calo trong bánh dày đậu xanh

Bánh dày bao nhiêu calo nếu kết hợp với nhân đậu xanh? Bánh dày đậu xanh có chứa lượng calo khoảng 200 calo, có thể gây tăng cân do có phần nhân đậu xanh ngọt bên trong. Đây cũng là loại bánh dày được người Việt ưa thích bởi hương vị đặc trưng của sự kết hợp giữa nếp và đậu xanh.

Bánh dày kẹp chả bao nhiêu calo?

Bánh dày kẹp chả có chứa hàm lượng calo cao nhất trong các loại bánh dày, trung bình lên đến 350 calo cặp bánh. Đây là món bánh được người Việt chuộng làm thức ăn sáng bởi no lâu, không bị ngấy và dễ ăn.

Bánh dày mặn bao nhiêu calo?

Bánh dày mặn bao nhiêu calo? Bánh dày mặn có lượng calo từ 240 – 320 calo, thông thường bánh dày mặn sẽ được làm từ nhân thịt kết hợp nấm tăng hương vị béo ngậy cho bánh. Bánh dày mặn có thể thay thế bữa chính vào buổi tối bởi có chứa gạo nếp đóng vai trò là tinh bột giúp tạo cảm giác no lâu.

Bánh dày chay bao nhiêu calo?

Bánh dày chay có lượng calo giao động trong khoảng từ 150 đến 190 calo. Đây là loại bánh khá được nhiều tín đồ ăn chay ưa chuộng bởi tạo cảm giác no lâu, nhẹ bụng và cũng có ngoại hình bắt mắt

Bánh dày giò bao nhiêu calo?

Tùy vào kích cỡ bánh, nhân bánh hoặc đồ ăn kèm mà lượng calo trong 1 cặp bánh dày sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường lượng calo trong 1 cặp bánh dao động khoảng 180 đến 200 calo cho 100g bánh, đây là con số khá lớn và ảnh hưởng đến cân nặng nếu bạn ăn quá nhiều.

Xem thêm: Bánh chuối chiên bao nhiêu calo? Phải biết nếu không muốn bị ung thư

1 cái bánh dày chay bao nhiêu calo năm 2024
Hãy tìm hiểu kỹ xem bánh dày bao nhiêu calo

2. Ăn bánh dày có béo không?

Mỗi ngày cơ thể cần từ 1.500 - 2.000 calo, tương đương với mỗi bữa ăn chính khoảng hơn 600 calo. (Theo Vnexpress, Cơ thể cần bao nhiêu calo một ngày, 2/3/2023). Nhìn vào con số này và khi biết được 1 cái bánh dày bao nhiêu calo nhiều người sẽ nghĩ rằng ăn bánh dày không béo. Thế nhưng thực tế chứng minh điều ngược lại.

Bởi nếu ăn với liều lượng vừa phải thì không sao nhưng để có thể no, bạn cần ăn từ 200 - 250g bánh dày, tương đương với 2 cái. Như vậy lượng calo nạp vào cơ thể sẽ gấp đôi, thường xuyên ăn với thời gian liên tục có thể gây tích lũy mỡ thừa và tăng cân.

1 cái bánh dày chay bao nhiêu calo năm 2024
Sau khi biết bánh dày bao nhiêu calo bạn nên lựa chọn bánh dày chay

3. Cách ăn bánh dày đúng cách không béo

Không chỉ bánh dày, hầu hết các món ăn nếu không có sự kiểm soát về liều lượng thì dù lượng calo không cao nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát.

Bởi vậy mà sau khi biết 1 cái bánh dày bao nhiêu calo, bạn cần chú ý các nội dung sau để không bị tăng cân:

  • Chỉ nên ăn bánh dày 1 cái mỗi lần và khoảng 2 - 3 lần/tuần.
  • Lên kế hoạch ăn uống để kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Nên kết hợp với ăn uống và tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Biết 1 cái bánh dày bao nhiêu calo bạn sẽ biết rằng bánh dày chay là phù hợp nhất, bởi lượng calo tương đối ít, phù hợp với những người có nguy cơ thừa cân. Còn bánh dày giò có lượng calo tương đối lớn, do đó không nên ăn quá nhiều.

1 cái bánh dày chay bao nhiêu calo năm 2024
Sau khi biết 1 cái bánh dày bao nhiêu calo, nhiều người e ngại và từ bỏ món yêu thích này

Không nên chỉ chú trọng xem 1 cái bánh dày bao nhiêu calo mà còn cần tìm hiểu xem mình có phù hợp ăn bánh dày hay không. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn bánh dày:

  • Những người có bệnh về tim mạch, đang bị ho hoặc có vết thương hở: Bởi nguyên liệu chính của bánh dày là gạo nếp, có thể làm tăng nặng triệu chứng của các bệnh trên.
  • Những người có hệ tiêu hóa kém như người già, trẻ nhỏ, hoặc những người vừa khỏi ốm: Bởi có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu.
  • Những bà bầu đang bị tiểu đường thai kỳ: Bánh dày có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu.
  • Những người vừa mổ xong, ví dụ như bà bầu: Ăn bánh dày sau khi mổ có thể làm quá trình lành vết thương chậm hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng mưng mủ, để lại sẹo. Bởi vậy, cho đến khi vết thương hoàn toàn bình phục, bạn không nên ăn bánh dày.

Tìm hiểu 1 cái bánh dày bao nhiêu calo không chỉ giúp bạn giải đáp vấn đề về cân nặng mà còn giúp cho bạn có ý thức, trách nhiệm hơn trong quá trình ăn uống. Bánh dày là món ăn dân dã, truyền thống của dân tộc, hy vọng bạn có thể đưa ra kế hoạch ăn uống phù hợp cho bản thân để đảm bảo sức khỏe.