Quản lý là gì và các tiêu chí đánh giá năm 2024

Muốn quản lý tốt phải đưa ra quy định - quy định là chuẩn mực để các bộ phận: Thực hiện, Đánh giá & Kiểm tra - xử lý, Cải tiến. Để đáp ứng tiêu chí 01, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Doanh nghiệp đã có hệ thống quy trình quản lý hay chưa?

- Nếu chưa có, với mô hình của doanh nghiệp cần có những quy định gì, cách thức xây dựng các quy định đó ra sao?

- Nếu đã đưa ra quy định quản lý - các quy định đó đã phù hợp hay chưa?

Quản lý là gì và các tiêu chí đánh giá năm 2024

2. THỰC HIỆN: (DO)

Muốn cho nhân viên thực hiện tốt công việc và tuân thủ những định hướng lãnh đạo đưa ra doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Các quy định đưa ra đã phù hợp hay chưa?

- Nhân viên có biết và thấu hiểu những quy định đó hay không?

- Làm thế nào để duy trì việc tuân thủ các quy định đó?

3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, XỬ LÝ: (CHECK)

Kiểm tra phát hiện ra sự không phù hợp ở các bộ phận phòng ban, hay trên dây truyền sản xuất, đúng lúc, đúng thời điểm và đưa ra cách thức xử lý hợp lý mới đảm bảo hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp cũng như loại bỏ một số lãng phí không cần thiết do Sự không phù hợp gây ra. (Sự không phù hợp bao gồm: công việc không phù hợp, sản phẩm không phù hợp, dịch vụ không phù hợp)

Quản lý là gì và các tiêu chí đánh giá năm 2024

Chuyên gia QMC cho rằng sự không phù hợp xảy ra ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín và gây ra lãng phí cho doanh nghiệp: lãng phí về nguyên vật liệu, lãng phí về thời gian, lãng phí về cơ hội. Hạn chế sai sót trong công việc cũng như hạn chế sai lỗi trên dây chuyền sản xuất chắc chắn sẽ đem lại tính hiệu quả và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Để đáp ứng tiêu chí 03, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chuẩn mực, tần suất để đánh giá, kiểm tra công việc hay sản phẩm là gì?

- Nguồn lực tham gia đánh giá, kiểm tra đã có kỹ năng hay chưa?

4. CẢI TIẾN: (ACTION)

Việc kiểm tra, đánh giá chỉ mới giải quyết bài toán phát hiện ra sự không phù hợp đúng lúc và đưa ra cách thức xử lý kịp thời (thông thường một doanh nghiệp đạt ở mức độ 03 chỉ đảm bảo doanh nghiệp tồn tại).

Yếu tố quyết định sự thành công & phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào việc: cải tiến chất lượng công việc, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ.(Khi doanh nghiệp đạt được mức độ 04 là cơ sở đảm bảo doanh nghiệp sẽ thành công và phát triển).

Nhằm hỗ trợ cho người đứng đầu các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, viện nghiên cứu Trường Đại học...) đánh giá được mức độ thành công về công tác quản lý của tổ chức mình, chúng tôi xin giới thiệu 14 tiêu chí cơ bản để đánh giá sự thành công của một tổ chức. Hiện nay,các tiêu chí nàyđã và đang được áp dụng ở các nước phát triển và một số tập đoàn lớn trên thế giới.

1 - Định hướng tới khách hàng

Sự thành công bền vững của một tổ chức phụ thuộc vào khả năngtạo ra các giá trị cho những người mà tổ chức đó phục vụ - đó chính là khách hàng. Những yêu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn, các nhu cầu, các đòi hỏi và mong muốn của khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài phải là những định hướng của tổ chức, các hoạt động của tổ chức cũng như các nhân viên của tổ chức đó.

2 - Cam kết của lãnh đạo

Sự cam kết thực sự và rõ ràng từ bản thân mình là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các nhà quản lý để tạo nên văn hóa của một tổ chức mà trong đó khách hàng là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ban lãnh đạo là để thiết lập được các mục tiêu hoạt động, tạo ra các cơ hội thăng tiến cho người lao động. Xác định các mục tiêu và kiểm soát việc thực hiệnchúng trong sự hợp tác chặt chẽ với nhân viên của mình.

3 - Sự tham gia của tất cả mọi người

Một yêu cầu đối với sự thành công của một tổ chức là tất cả mọi người lao động phải cảm thấy rằng, họ thực sự được tin tưởng bởi tổ chức đó để thực hiện và triển khai các nhiệm vụ của mình. Tất nhiên, mọi người phải hiểu bằng cách nào họ có thể đáp ứng các yêu cầu của tổ chức. Họ phải có các mục tiêu rõ ràng, phải được trang bị đầy đủ phương tiện để đạt được mục tiêu đó và phải nhận biết được các kết quả đã thu được.

4 - Phát triển năng lực

Người lao động được trang bị đầy đủ kỹ năngnghề nghiệp là yêu cầu cần thiết cho sự thành công và khả năngcạnh tranh của một tố chức. Với mục đích này, mỗi cá nhânngười lao động phải được động viên và được phép phát triển theo cách thức mà lợi ích của cá nhân và tổ chức hòa làm một.

5 - Tầm nhìn xa

Các hoạt động của một tổ chức phải được nhìn nhận từ triển vọng phát triển và khả năng cạnh tranh trong một giai đoạn dài. Sự phát triển bền vững và lâu dài dẫn đến việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, làm cho môi trường được cải thiện hơn cũng như khách hàng được thỏa mãnhơn và lợi nhuậntăng lên.

6 - Trách nhiệm cộng đồng

Mọi tổ chức phải có trách nhiệm đối với xã hội, ngoài việc tuân thủ các quy định của luật pháp và đất nước, tổ chức đó và nhân viên của họ phải nhìn nhận các quá trình, sản phẩm và dịch vụ của mình trong một bối cảnh rộng hơn và phải thúc đẩy một cách tích cực việc cải thiện cả hai khía cạnh xã hội và môi trường.

7 - Định hướng quá trình

Các hoạt động của tổ chức phải được nhìn nhận như những quá trình nhằm tạo ra các giá trị đích thực cho khách hàng. Phương pháp định hướng quá trình khuyến khích việc phân tích, cải tiến dòng chảy công việc và tổ chức công việc. Chúng mở ra cách thức để phát triển tổ chức theo hướng thỏa mãn khách hàng.

8 - Quản lý mang tính hệ thống

Các quá trình hoạt động diễn ra trong một tổ chức phải được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng một hệ thống. Đầu ra của quá trình hoạt động này là đầu vào của quá trình hoạt động kế tiếp. Đầu vào của quá trình sau là kết quả của quá trình trước đó. Quản lý hệ thống nhằm giúp cho tổ chức đảm bảo tính thống nhất của các mục tiêu và các hoạt động cũng như đạt được chúng.

9 - Hoạt động phòng ngừa

Lợi nhuận có thể mang lại nhờ các hoạt động phòng ngừa các lỗi nảy sinh từ các rủi ro xảy ra trong các quá trình, sản phẩm, dịch vụ và loại bỏ chúng. Sự phòng xa và hoạch định là điểm then chốt đối với hoạt động then chốt của tổ chức.

10 - Cải tiến không ngừng

Sự cạnh tranh đỏi hỏi phải cải tiến và đổi mới không ngừng tất cả các mặt của hoạt động. Nó đòi hỏi công việc cải tiến phải xuyên suốt trong tổ chức đó và phải tạo ra một văn hóa nhằm khích lệ sáng tạo và những ý tưởng mới.

11 - Học tập từ các tổ chức khác

Để phát triển hơn nữa, tổ chức và nhân viên của họ phải được trang bị kiến thức về cái gì mình có thể đạt được và bằng cách nào để đạt được chúng. Điều này đỏi hỏi phải có sự so sánh với các tổ chức khác đang đứng đầu trong lĩnh vực tương tự mà tổ chức đó hoạt động.

12 - Phản ứng nhanh hơn

Trong tất cả các hoạt động kinh doanh, thời gian phản ứng nhanh hơn, thời gian quay vòng ngắn hơn và đáp ứng nhanh hơn đối với các yêu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với một tổ chức.

13 - Quản lý bằng dữ liệu thực tế

Các quyết định phải được dựa trên các dữ liệu thực tế đáng tin cậy và đã được ghi nhận. Mỗi một nhân viên phải có khả năng đo lường và phân tích các biến số liên quan đến sự thỏa mãn khách hàng trong lĩnh vực mà mình liên quan.

14 - Quan hệ đối tác

Mối quan hệ đối tác là điều kiện cơ bản mang đến thành công của bất kỳ một tổ chức nào. Nó chủ yếu bao gồm khả năng của người lao động, khả năng của khách hàng, năng lực của nhà cung ứng cũng như của các chủ sở hữu, cổ đông và người đứng đầu tổ chức đó.

Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá cấp quản lý?

12 Tiêu chuẩn đánh giá năng lực quản lý chuyên nghiệp.

Lãnh đạo (Leadership).

Kinh nghiệm (Experience).

Giao tiếp (Communication).

Kiến thức trong đánh giá năng lực quản lý (Knowledge).

Tính hệ thống (Organization).

Quản lý thời gian (Time Management).

Uy tín (Reliability).

Mục tiêu của quản lý là gì?

Mục đích và nhiệm vụ của quản lí là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả một tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Các đối tượng quản lý là gì?

Người quản lý chính là đối tượng thực hiện quyền quản lý nêu trên. Đây là người trực tiếp chịu trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ liên quan đến quản trị, điều hành, hướng dẫn và cả kết quả mà nhân viên đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Các chức năng của quản lý là gì?

Như vậy chức năng cơ bản của quản lí là: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra. Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ.