Yếu tố quan trọng trong đổi mới quản trị nhà trường

Chương trình giáo dục phổ thông  2018 đề cao tính chủ động, sáng tạo  của cán bộ quản lý, giáo viên ; nhất là với hiệu trưởng, hiệu phó các cơ sở giáo dục phổ thông.

Yếu tố quan trọng trong đổi mới quản trị nhà trường

Cô Cao Thị Thúy Hồng  và học trò của mình. Ảnh: NVCC

Theo đó, cần đổi mới tư duy về quản trị nhà trường , đặc biệt là quản trị nhân sự.

Thay đổi từ nhận thức đến hành động

Từ kinh nghiệm thực tế, cô Cao Thị Thúy Hồng  Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng  (TP Lào Cai , Lào Cai) nhấn mạnh: Công tác quản trị nhà trường, đặc biệt là quản trị nhân sự có vai trò quan trọng, là điều kiện quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Song để quản trị tốt lại không dễ, đó là cả nghệ thuật, đòi hỏi phải có kiến thức, sự tinh tế và khéo léo của người quản lý.

Hiệu trưởng chính là thuyền trưởng, là người cầm cân nảy mực giữa các mối quan hệ trong nhà trường. Bản thân tôi luôn cố gắng học tập nâng cao trình độ, tự rút bài học kinh nghiệm từ đồng nghiệp và từ thực tiễn. Tôi cũng được bồi dưỡng, tập huấn về quản trị nhân sự. Qua đó, tôi có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm quý. Tôi sẽ vận dụng vào thực tiễn của nhà trường  cô Hồng cho biết, đồng thời tâm niệm: Làm quản lý cần biết lắng nghe, chia sẻ cùng giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Từ thực tiễn của bản thân, cô Hồng chia sẻ kinh nghiệm: Hiệu trưởng cần xác định đúng vai trò của cán bộ quản lý, nhất là với việc phát triển đội ngũ giáo viên. Theo đó, hiệu trưởng cần thay đổi từ tư duy cho đến hành động; đồng thời cần có nhìn nhận, phân tích đánh giá đúng thực trạng giáo viên, nhân viên của trường mình; từ đó xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo. Đặc biệt cần tạo môi trường để giáo viên có động lực phát triển nghề nghiệp và tự bồi dưỡng thường xuyên.

PGS.TS Đặng Thị Thanh Huyền  chuyên gia của Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) cho hay: Học viện Quản lý Giáo dục đang tiến hành tập huấn, bồi dưỡng hơn 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông mô-đun 2: Quản trị nhân sự trong trường các trường phổ thông của 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Đây là những cán bộ cốt cán, để sau này họ sẽ hỗ trợ các đồng nghiệp khác tại địa phương mình. Mục đích là tạo ra cộng đồng học tập, làm sao  để tất cả hiệu trưởng đều thay đổi nhằm thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nói cách khác, hiệu trưởng phải thay đổi tư duy, nhận thức để hành động hiệu quả, chất lượng.

Yếu tố quan trọng trong đổi mới quản trị nhà trường

Các hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học các tỉnh miền Bắc được bồi dưỡng, tập huấn về quản trị nhân sự. Ảnh: TG

Phát huy vai trò thuyền trưởng

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, tập huấn, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải phân tích được yêu  cầu về đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường tiểu học; vai trò nhiệm vụ của hiệu trưởng đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường tiểu học.

Mặt khác, đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong trường về cơ cấu, chất lượng, vấn đề cần ưu tiên giải quyết. Đồng thời, đánh giá phân tích được kế hoạch phát triển đội ngũ của trường mình, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên. Cùng với đó, đánh giá được công tác chỉ đạo trong việc tạo động lực, hướng dẫn, giải quyết xung đột trong trường. Nói cách khác, chúng ta quản trị nhân sự như thế nào để triển khai chương trình mới hiệu quả và thành công.

Theo đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai  Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nhà giáo, trước hết cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, được bồi dưỡng cập nhật kiến thức liên tục. Phải dùng thực tiễn để làm thước đo năng lực hiệu quả. Họ phải luôn là lực lượng tiên phong gương mẫu, được đặt đúng chỗ, đúng tầm theo đơn hàng của xã hội . Hiệu trưởng phải hiểu rõ việc mình làm, có tầm nhìn. Là đầu tàu trong tư duy, tích cực đổi mới và hành động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm từ học tập nghiên cứu, cho đến giảng dạy, quản lý đáp ứng được thời đại công nghệ số.

Cho rằng, cần có giải pháp căn cơ và giải quyết các nút thắt, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai nhấn mạnh: Cần có cơ chế chính sách đồng bộ, sát thực tiễn và phải có chiến lược, tầm nhìn phát triển đối với các trường sư phạm. Đồng thời đặt giáo dục vào đúng vị trí để đầu tư và có chính sách khả thi. Tránh hình thức khẩu hiệu, thành tích.

Cũng theo đại biểu, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của hiệu trưởng ngày càng thay đổi và được coi như thuyền trưởng. Vì thế, hiệu trưởng phải là người huy động và sử dụng nguồn lực, hiểu rõ thế mạnh mà đội ngũ của mình đang có. Do đó, hiệu trưởng vừa là nhà quản lý, lãnh đạo, chuyên môn, sư phạm, nhà tổ chức, tư vấn giáo dục, điều phối các hoạt động xã hội liên quan đến giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện.

Quan trọng nhất là phải thực hiện ba công khai trong nhà trường, tạo mối quan hệ đoàn kết nội bộ. Đồng thời mạnh dạn giao quyền tự chủ cho giáo viên của mình. Khi thực hiện đổi mới quản trị nhà trường, nhất là quản trị nhân sự, yếu tố quan trọng nhất vẫn là nhận thức, vai trò và năng lực của hiệu trưởng các nhà trường.  Cô Cao Thị Thúy Hồng

Quy định mới về thi giáo viên giỏi, học sinh hết bị hành vì thầy cô dạy nháp

Hội thi chỉ phải dạy một tiết vừa giảm áp lực cho giáo viên dự thi nhưng cũng đặt thầy cô tham gia hội thi vào tình huống "được ăn cả, ngã về không".

Thi giáo viên dạy giỏi hiện nay nếu so với những quy định cũ thì đã giảm nhẹ đi rất nhiều. Giáo viên không còn phải viết sáng kiến kinh nghiệm mà thay vào đó là trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.

Yếu tố quan trọng trong đổi mới quản trị nhà trường

Thi giáo viên dạy giỏi đã giảm nhiều áp lực (Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại)

Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.

Giáo viên không còn phải dạy thực hành 2 đến 3 tiết mà thời gian chuẩn bị đã được báo trước đó hàng tháng trời.

Quy định mới, giáo viên sẽ thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;

"Được ăn cả ngã về không"

Trước đây, tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên phải dạy 2 đến 3 tiết (nếu dạy đạt hai tiết tốt sẽ không phải dạy tiết thứ ba). Một tiết dạy được chọn môn, chọn khối lớp. Tiết dạy thứ hai, thứ ba là bốc thăm môn, rồi phân môn và bốc thăm lớp.

Hai tiết dạy, nếu giáo viên đạt loại tốt sẽ không phải dạy tiết thứ ba. Ít năm sau lại thay đổi, trong hai tiết dạy chỉ cần một tiết đạt tốt và tiết còn lại đạt khá là đỗ.

Đã có nhiều giáo viên dạy ngay tiết đầu tiên chỉ đạt loại khá nên cố gắng ở tiết dạy thứ hai.

Nhưng với quy định trong Hội thi giáo viên dạy giỏi hiện nay, giáo viên chỉ phải dạy một tiết. Nếu tiết dạy duy nhất chỉ đạt loại khá thì chắc chắn giáo viên ấy sẽ không có cơ hội đỗ.

Hội thi chỉ phải dạy một tiết vừa giảm áp lực cho giáo viên dự thi nhưng cũng đặt thầy cô tham gia hội thi vào tình huống "được ăn cả, ngã về không". Bởi, chỉ cần chuẩn bị không tốt cho tiết dạy ấy thì thầy cô sẽ không còn cơ hội để sửa sai ở tiết dạy khác.

Trước đây, những tiết dạy dự thi thường được giáo viên dạy đi dạy lại cho dàn cốt cán cùng Ban giám hiệu nhà trường dự, góp ý rồi dự, góp ý cho đến khi hoàn hảo mới thôi (dù tiết dạy ấy không đỗ sẽ có tiết khác kéo lại).

Nay, thầy cô dự thi chỉ phải dạy 1 tiết duy nhất thì sự chuẩn bị càng trở nên kỹ càng hơn bao giờ hết.

Thông tư quy định rõ: Giáo viên không được tổ chức dạy trước (dạy thử) tiết tổ chức hoạt động giáo dục tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi.

Và, để hạn chế chuyện dạy trước, dạy thử, giáo viên chỉ được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy không quá 02 ngày trước thời điểm thi;

Làm sao để tiết dạy dự thi sẽ không dạy thử?

Thời gian 2 ngày chuẩn bị tiết dạy, giáo viên có thể dạy thử được không? Với nhiều thầy cô giáo chỉ cần biết bài dạy gì đã kịp hình thành ngay phương pháp, hình thức để triển khai tiết dạy ngay sau đó.

Giáo viên vẫn có thể dạy nháp để nhiều đồng nghiệp ngồi dự. Và sau khi dự, sẽ có nhiều ý kiến góp ý, xây dựng để tiết dạy hoàn chỉnh hơn.

Tuy thế, với thời gian chuẩn bị ít thì lợi thế sẽ thuộc về học sinh vì các em sẽ ít bị "tra tấn" bằng việc ngày nào cũng bị thầy cô mang bài ra dạy thử.

Giáo viên đã muốn dạy thử thì kiểu gì cũng sẽ dạy được. Vốn dĩ Ban giám hiệu trường nào cũng muốn giáo viên của mình thi đỗ vì ngoài thành tích, nhà trường cũng không muốn trường bạn coi thường khi trong trường có giáo viên thi rớt, nên Ban giám hiệu sẽ ủng hộ hết mình cho những thầy cô đi thi.

Nhưng trong thực tế, không phải thầy cô giáo nào đi thi giáo viên dạy giỏi cũng phải dạy đi dạy lại, cũng phải nhờ đồng nghiệp dự giờ và tư vấn.

Nhiều thầy cô giáo không muốn đồng nghiệp coi thường nên tự chứng minh rằng mình có đủ năng lực để thi đỗ chứ không phải đỗ bằng sự cộng hưởng trí tuệ, tài năng của nhiều người.

Những thầy cô giáo ấy sẽ không bao giờ dạy thử trước khi "mang chuông đi đánh sứ người". Và vì thế, không đồng nghiệp nào lại dám coi thường họ, danh hiệu giáo viên dạy giỏi họ nhận được cũng thật sự xứng đáng.

"Tuyệt đối không dạy ngoài sách giáo khoa" là quan niệm đã thâm căn cố đế   Nếu chia sách giáo khoa theo bài và quy định nội dung từng bài học thì sẽ làm khó giáo viên trong dạy học, vô tình trói buộc giáo viên vào lối tư duy cũ. Suốt cả một thời gian dài quan điểm "sách giáo khoa là pháp lệnh" đã ăn sâu vào đời sống, môi trường giáo dục phổ thông. Nó mạnh...