Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng

Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng
Tạo lập văn bản (Ngữ văn - Lớp 6)

Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng

2 trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Đặt 3 câu cho danh từ chỉ đơn và khái niệm (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Tìm danh từ (Ngữ văn - Lớp 6)

4 trả lời

câu 1 :

Đoạn trích nói về mối quan hệ giữa những truyền thuyết với các tập tục và nghi lễ trong đời sống văn hoá của người Việt.

câu 2

“Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại” là ý từng được nói tới trong phần Tri thức ngữ văn của bài học Chuyện kể về những người anh hùng.

câu 3

Có thể dùng văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 để làm sáng tỏ nhận định: Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghỉ lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.

Bài tập 1. trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Thánh Gióng trong SGK (tr. 6 – 8) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu khái quát những điều phi thường, kỳ lạ gắn với nhân vật Thánh Gióng trong truyện kể.

Trả lời:

Những điều phi thường, kỳ lạ gắn với nhân vật Thánh Gióng:

– Sự ra đời của Thánh Gióng hoàn toàn không giống sự ra đời của một người bình thường (Thánh Gióng được sinh hạ bởi một người đàn bà hiếm muộn, đã luống tuổi; Thánh Gióng là kết quả của cuộc thụ thai khác thường; người mẹ mang thai Thánh Gióng trong mười hai tháng).

– Quá trình lớn lên của Thánh Gióng hết sức đặc biệt (đến tận khi ba tuổi vẫn không biết cười, biết nói; không nhích đi được bước nào; chỉ mở miệng khi nghe tin sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước).

– Thánh Gióng “lớn nhanh như thổi” sau hôm gặp sứ giả, khiến bà con làng xóm phải “gom góp gạo thóc để nuôi”

– Vũ khí và vật dụng mà Thánh Gióng yêu cầu chuẩn bị cho mình đều làm bằng sắt.

– Thánh Gióng đã thể hiện sức mạnh thần thánh khi đánh giặc, khiến giặc tan vỡ.

– Khi dẹp xong giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời, biến mất,…

Việc tô đậm những điều phi thường, kỳ lạ đã gợi lên ở người nghe, người đọc một niềm ngưỡng mộ bất tận. Nói chung, cách kể này thường xuyên được sử dụng ở các truyền thuyết về người anh hùng, nhằm làm nổi bật bản chất siêu nhiên của họ.

Câu 2 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Chi tiết nào được kể trong văn bản gây cho em nhiều ấn tượng hơn cả? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về chi tiết đó.

Trả lời:

Em hãy tùy chọn chi tiết mà mình muốn chia sẻ cảm nhận. Khi nói về chỉ tiết đã chọn ấy, nên quan tâm làm rõ ý nghĩa biểu trưng của nó. Một vài chi tiết đáng chú ý:

– Câu nói thứ hai thốt ra từ miệng Thánh Gióng không phải câu vòi mẹ, đòi ăn mà là câu nhận sứ mệnh đánh giặc. Rõ ràng Thánh Gióng không phải là người thường, Thánh Gióng sinh ra để thực hiện chức năng cứu giống nòi, dân tộc trước họa xâm lăng. Câu nói của Thánh Gióng phản ánh tình thế tổn tại rất đặc biệt và khả năng vượt lên tình thế đó của dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước.

– Chi tiết “chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ oai

phong lẫm liệt” muốn nói đến sự trỗi dậy kì diệu của sức sống dân tộc mỗi khi gặp thử thách ngặt nghèo. Trong tình thế bức bách, tất cả đều lớn vượt lên, không theo nhịp độ thời gian bình thường mà theo nhịp độ đặc biệt.

– Chi tiết Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời càng nhấn mạnh thêm bản chất phi thường và tính chất chức năng của hình tượng nhân vật này. Thánh Gióng như là hiện thân của lực lượng hộ quốc tiềm ẩn mà người dân Việt luôn tin tưởng. Lực lượng ấy không dễ nhận biết bằng con mắt trần tục. Nó sẽ chứng tỏ sức mạnh khi cần thiết, sau đó biến đi, hoà lẫn vào những giá trị tinh thần bất tử khác của dân tộc.

Câu 3 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm những chi tiết, sự kiện chứng tỏ trong nhận thức của tác giả dân gian, Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của cộng đồng.

Trả lời:

Những chi tiết, sự kiện chứng tỏ trong nhận thức của tác giả dân gian, Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của cộng đồng:

– Bà con hàng xóm cũng vui lòng gom góp gạo thóc để nuôi chú bé.

– Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, và lập miếu thờ ngay ở quê nhà.

Các chỉ tiết này cho thấy Thánh Gióng thực sự là người anh hùng của nhân dân, lớn lên từ sự đùm bọc, thương yêu, kỳ vọng của nhân dân và vì non sông đất nước mà lập chiến công vang dội, khiến nhân dân muôn đời biết ơn, ngưỡng mộ.

Câu 4 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao Thánh Gióng luôn được xác định là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong kho tàng truyền thuyết dân gian người Việt?

Trả lời:

Lý do khiến Thánh Gióng luôn được xác định là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước trong kho tàng truyền thuyết dân gian người Việt:

– Kho tàng truyền thuyết dân gian của người Việt gồm các tác phẩm thể hiện nhiều chủ đề khác nhau. Trong số những tác phẩm thuộc chủ đề chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, Thánh Gióng kể về cuộc chiến chống xâm lược thuở nước Văn Lang mới được dựng lên. Do vị trí của cuộc chiến ấy mà truyện Thánh Gióng có một giá trị hết sức nổi bật.

– Không chỉ thế, truyện Thánh Gióng còn xây dựng được một hình mẫu tiêu biểu

về người anh hùng bảo vệ đất nước trước họa xâm lược. Ở nhân vật Thánh Gióng có sự kết tinh sức mạnh của cả cộng đồng, của thiên nhiên làng mạc quê hương và của tất cả những gì được người dân Việt xưa sáng tạo nên để sinh tồn và phát triển.

– Với hình thức biểu trưng sống động, truyện Thánh Gióng đã phản ánh được ý chí,

bản lĩnh và sức mạnh của cả một dân tộc luôn biết vượt lên những tình huống thử thách đặc biệt.

Câu 5 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo em, trong văn bản, lời kể ở đoạn nào sinh động nhất? Hãy phân tích đặc điểm riêng của lời kể ở đoạn đó.

Trả lời:

Em tự chọn một đoạn có lời kể mà em cho là sinh động nhất để phân tích.

Nếu chọn đoạn kể về cảnh Thánh Gióng ra trận, cần lưu ý các điểm sau:

– Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập.

– Đoạn văn sử dụng rất nhiều động từ chỉ các hoạt động mạnh mẽ như: nhảy

lên, nhổ, quật,…

Nói chung, lời kể của Lê Trí Viễn đã bảo lưu được tính mộc mạc, chú trọng hiệu

quả tác động trực tiếp của lời kể truyền miệng.

Câu 6 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Có một từ Người viết hoa và một từ người viết thường trong câu sau đây:

Nhưng đến đất, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

Theo em, vì sao có cách viết khác nhau đó?

Trả lời:

Trong câu văn có hai từ người, từ thứ nhất là đại từ chỉ Thánh Gióng, từ thứ hai

là danh từ chung. Đại từ Người chỉ Thánh Gióng cần được viết hoa để tỏ sự tôn kính. Danh từ chung người không cần phải viết hoa.

cố định

Bài tập 2. trang 3, 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh trong SGK (tr. 10 – 12) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột giữa Thủy Tinh và Sơn Tinh là gì?

Trả lời:

Sự kiện trực tiếp dẫn đến cuộc xung đột giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh: Sơn Tinh đem đầy đủ lễ vật đến trước nên thắng cuộc và được cưới Mị Nương. Thuỷ Tinh chậm chân, không lấy được vợ, sinh nổi giận và gây chiến với Sơn Tinh.

Câu 2 trang 3 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo các văn bản truyền thuyết em đã học, Sơn Tinh và Thánh Gióng là hai nhân vật đóng những vai trò quan trọng khác nhau đối với cuộc sống của cộng đồng người Việt thuở xưa. Hãy chỉ ra sự khác nhau đó.

Trả lời:

Sơn Tinh và Thánh Gióng đều là những anh hùng trong thế giới truyền thuyết. Nếu Thánh Gióng đóng vai trò là người giết giặc, giữ yên bờ cõi thì Sơn Tinh đảm nhiệm chức năng giúp cộng đồng trị thuỷ, nói rộng ra là đấu tranh chống lại các lực lượng thiên nhiên gây tai hoạ cho cuộc sống lao động, sản xuất của con người. Chuyện về hai nhân vật với những kỳ tích của họ đã phản ánh được hai hoạt động chính của người Việt thuở xưa để giành cơ hội sống và phát triển.

Câu 3 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Bên cạnh việc phô diễn những hành động phi thường, các nhân vật chính trong truyền thuyết nhiều khi cũng bộc lộ nét tâm tính rất bình thường như muôn người khác. Hãy tìm một bằng chứng trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể làm sáng tỏ nhận xét này.

Trả lời:

Bên cạnh việc phô diễn những hành động phi thường, không ít khi các nhân vật chính trong truyền thuyết đã bộc lộ những nét tâm tính chẳng có gì khác biệt với muôn người bình thường. Cuộc chiến vì ghen tuông mà Thuỷ Tỉnh gây ra với Sơn Tinh chứng tỏ điều đó. Hoá ra kẻ được gọi là thần cũng ghen, cũng giận, cũng thù dai: Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen (ca dao);…

Câu 4 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu khái quát ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Trả lời:

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh chứa đựng các ý nghĩa chính sau:

– Giải thích nguyên nhân của nạn lũ lụt hằng năm vẫn đe dọa cuộc sống của cư dân vùng xung quanh chân núi Tản Viên, nói rộng ra là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

– Phản ánh khát vọng chế ngự các lực lượng thiên nhiên hung bạo để bảo vệ cuộc sống và hoạt động canh tác, sản xuất của người Việt thuở xưa.

– Phản ánh được đôi nét về đặc điểm địa bàn cư trú, tổ chức xã hội và phong tục, tập quán của người Việt cổ.

– Thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của các tác giả dân gian khi hư cấu nên một câu chuyện vừa đời thường, vừa kì vĩ với cuộc xung đột của hai vị thần đại diện cho hai không gian sống quen thuộc với tổ tiên ta ngày trước.

Câu 5 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao trong văn bản này, người kể khi thì gọi hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh, khi thì gọi họ là Thần Núi và Thần Nước?

Trả lời:

Ở bản kể Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong SGK, người kể khi thì gọi hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, khi thì gọi họ là Thần Núi và Thân Nước. Đây là cách gọi tên linh hoạt, giúp cho lời kể sống động, không cứng nhắc. Cơ sở của nó là sự tương đồng về nghĩa giữa Sơn Tinh với Thần Núi và Thuỷ Tinh với Thần Nước. Các yếu tố sơn, thuỷ trong tên gọi các vị thần là từ mượn tiếng Hán, có nghĩa là núi và nước. Tinh trong trường hợp này có nghĩa chung là quỷ thần (thần cũng là từ mượn tiếng Hán nhưng dễ được cảm nhận như từ “thuần Việt”).

cố định

Bài tập 3. trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong SGK (tr. 22 – 23) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Câu chuyện được kể liên quan đến phong tục nào của người Việt còn truyền đến ngày nay?

Trả lời:

Câu chuyện được kể trong Bánh chưng, bánh giầy liên quan đến phong tục gói bánh chưng, làm bánh giầy vào dịp Tết hay vào các dịp lễ hội truyền thống của người Việt.

Câu 2 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trước khi nối ngôi vua, Lang Liêu có cuộc sống như thế nào? Việc nhấn mạnh vào đặc điểm cuộc sống ấy thể hiện dụng ý gì của tác giả dân gian?

Trả lời:

Theo truyện kể, trước khi được vua cha truyền ngôi cho, Lang Liêu sống gần như một người thường dân nơi thôn dã, “chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai“ Việc tác giả dân gian nhấn mạnh vào đặc điểm cuộc sống ấy thể hiện tư tưởng coi trọng nghề nông – nghề sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống mọi người. Mặt khác, đây cũng là cách tạo ra yếu tố bất ngờ cho truyện kể, vì cuối cùng, khác với những điều người trong cuộc có thể dự đoán, chính vật phẩm mà Lang Liêu dâng lên trong lễ Tiên vương lại làm đẹp ý vua cha hơn hết.

Câu 3 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” – đó là lời một vị thần hiện lên trong giấc mộng của Lang Liêu. Lời nói đó cho thấy điều gì về cách nhìn nhận của nhân dân đối với nghề trồng lúa nước?

Trả lời:

“Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo.” – đó là lời một vị thần hiện lên

trong giấc mộng của Lang Liêu. Lời nói đó thể hiện quan niệm rất sâu sắc của nhân dân về giá trị của những vật phẩm ngỡ tầm thường mà kết tỉnh trong đó bao công sức lao động và sáng tạo của người bình dân, lại có khả năng nuôi sống con người. Sự thực, đó là lời tôn vinh đối với lúa gạo, nghề trồng lúa nước và đối với lao động nói chung.

Câu 4 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Khi kể về sự kiện Vua Hùng truyền ngôi cho lang Liêu, tác giả dân gian muốn gửi gắm suy nghĩ, ước vọng gì?

Trả lời:

Khi kể về sự kiện Vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu, tác giả dân gian muốn thể hiện sự ngưỡng mộ đối với những người đáng được gọi là anh hùng văn hoá, đã có những sáng tạo làm đẹp cho đời sống xã hội. Đồng thời, tác giả dân gian còn muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với đất trời, ngụ ý là những đấng có quyền lực vô biên, đã hào phóng ban tặng cho con người những điều kiện sống tốt đẹp. Kể câu chuyện Lang Liêu lên làm vua cũng chính là kể về sự “lên ngôi” của lúa gạo và lòng trung hậu.

Câu 5 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm trong văn bản những câu có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu lập luận của em nhằm khẳng định dấu chấm phẩy đã được tác giả văn bản dùng rất đúng chỗ và hợp lý.

Trả lời:

Những câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy trong văn bản:

– Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng giặc trong phải đề phòng; dân có ấm no, ngai vàng mới vững.

– Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai;

bây giờ nhìn quanh quần trong nhà, cũng chỉ lúa khoai là nhiều.

Trong cả hai câu văn trên, dấu chấm phẩy đã được dùng rất đúng chỗ và hợp lý, khó thay chúng bằng dấu phẩy hay dấu chấm. Khó thay bằng dấu chấm vì hai vế

câu diễn đạt một ý liên tục. Cũng khó thay bằng dấu phẩy vì nội dung các cụm từ trước và sau đó có sự phân biệt khá rõ về tính chất.

cố định

Bài tập 4. trang 4, 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Càng lạ hơn nữa, sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chật ních. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, thành thử phải chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con hàng xóm cũng vui lòng gom góp gạo thóc để nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú bé giết giặc, cứu nước.

(Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.7)

Câu 1 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tìm một từ đơn có sẵn trong đoạn trích có thể khái quát được tính chất của toàn bộ sự việc, hiện tượng được kể ở đây.

Trả lời:

Lạ là từ đơn có sẵn (ở câu thứ nhất) có thể khái quát được tính chất của toàn bộ sự việc, hiện tượng được kể trong đoạn trích.

Câu 2 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Việc lớn nhanh của Thánh Gióng hầu như đều được nhấn mạnh trong mọi bản kể về người anh hùng này. Điều đó gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Hiện có nhiều bản kể khác nhau về Thánh Gióng và giữa các bản có sự khác biệt nhất định về số lượng các chi tiết, sự việc, thậm chí về nội dung, diễn biến của một số sự việc được nói tới. Tuy vậy, hầu như mọi bản kể đều nhấn mạnh việc lớn nhanh đáng kinh ngạc của Thánh Gióng. Điều này cho thấy đây là chỉ tiết, sự việc quan trọng, không chỉ nói được về đặc điểm phi thường của mẫu hình nhân vật anh hùng trong truyền thuyết nói chung, mà còn phản ánh được tình thể buộc phải cố kết với nhau và lớn mạnh nhanh chóng của cộng đồng người Việt trước nạn ngoại xâm. Bên cạnh đó, chỉ tiết, sự việc này cũng tỏ rõ Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân, lớn lên trong lòng dân và được dân hết lòng ủng hộ.

Câu 3 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sưu tầm một số câu thơ có nội dung bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc lớn nhanh kỳ diệu của Thánh Gióng.

Trả lời:

Một số câu thơ có nội dung bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với việc lớn nhanh kỳ diệu của Thánh Gióng:

– Bảy nong cơm, ba nong cà

Uống một hơi nước cạn đà khúc sông.

(Vè cổ, theo Cao Huy Đỉnh)

– Thần vương nghe biết khúc nhôi,

Tức thì vươn dài dư mười trượng cao.

Con mắt sáng vẻ như sao,

Lưu tỉnh chấp chới tót vào đầu tỉnh.

(Khuyết danh, Thiên Nam ngữ lục)

– Đón ngựa xong, thân tướng

Ăn liền ba vạc cơm

Vươn vai lớn mười trượng

Bóng che trùm cả thôn.

(Huy Cận, Phù Đổng Thiên Vương)

– Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân.

(Tố Hữu, Theo chân Bác)

Câu 4 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trong đoạn trích, câu nào có thể được xem là then chốt, quy định hướng triển khai nội dung của tất cả các câu còn lại?

Trả lời:

Câu có thể được xem là then chốt trong đoạn trích: “Càng lạ hơn nữa, sau hôm

gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.” Tất cả các câu khác đều triển khai nội

dung được nói trong câu này.

Câu 5 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu “Cơm ăn không đủ no.” và “Cơm ăn mấy cũng không đủ no.”.

Trả lời:

Hai câu có sự khác biệt lớn về nghĩa, dù chỉ khác nhau ở mấy từ và vị trí xếp đặt của chúng. Câu “Cơm ăn không đủ no“ nói về tình trạng thiếu cơm, nghèo túng; còn câu “Cơm ăn mấy cũng không no.” nói về sức ăn, khả năng ăn khác thường.

cố định

Bài tập 5. trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (từ Một người là chúa miền non cao đến rước Mị Nương về núi) trong SGK (tr. 11) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích kể về thử thách gì đặt ra với Sơn Tinh, Thủy Tinh khi cả hai đến cầu hôn công chúa Mị Nương cùng một lúc?

Trả lời:

Làm sao tìm được đồ sính lễ phù hợp và đưa đến trước theo yêu cầu của Vua Hùng là thử thách đặt ra với Sơn Tinh và Thuỷ Tỉnh khi họ đến cầu hôn công chúa Mị Nương.

Câu 2 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự băn khoăn của Vua Hùng và kế giải quyết tình trạng khó xử do vua đưa ra có thể cho ta biết được điều gì về phẩm chất của hai nhân vật chính?

Trả lời:

Sự băn khoăn của Vua Hùng và kế giải quyết tình trạng khó xử do vua đưa ra khẳng định một thực tế: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ngang sức ngang tài, mỗi người làm chủ một vùng không gian quan trọng trên địa bàn cư trú của cộng đồng người Việt, vì vậy, ai cũng xứng đáng làm rể vua.

Câu 3 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tên của các món đồ sính lễ mà Sơn Tinh, Thủy Tinh phải sắm gợi cho em suy nghĩ gì về phong tục và đời sống sinh hoạt của người Việt thuở xưa?

Trả lời:

Các món đồ sính lễ buộc phải có gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Qua tên gọi của chúng, có thể thấy được phần nào phong tục và đời sống sinh hoạt của người Việt thuở xưa: coi trọng những sản phẩm được làm ra từ lúa, gạo (gắn với nền sản xuất lúa nước); biết thuần dưỡng các loài chim, thú sinh sống trên địa bàn cư trú vốn nhiều rừng núi của mình như voi, ngựa, gà,…

Câu 4 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích hai lần thuật lại lời nói của Vua Hùng. Hãy nhận xét cách trình bày trên văn bản về lời nói của vua ở hai lần ấy.

Trả lời:

Đoạn trích hai lần thuật lại lời nói của Vua Hùng. Lời nói lần thứ nhất được viết tách khỏi dòng văn, sau dấu hai chấm và một gạch ngang đánh dấu lời thoại. Lời nói lần thứ hai được viết liền trong dòng văn, sau dấu hai chấm và được đặt trong ngoặc kép. Cả hai cách trình bày lời thoại này đều được sử dụng phổ biến trong các văn bản văn học hiện nay. Có khi, chúng đồng thời xuất hiện trong một văn bản.

Câu 5 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Cho biết chủ thể của hành động phán và tâu trong đoạn trích và rút ra nhận xét về cách sử dụng các từ phán và tâu.

Trả lời:

Từ phán được dùng để chỉ định hành động nói của Vua Hùng với Sơn Tỉnh, Thuỷ Tinh; từ tâu chỉ định hành động nói của hai vị thần hướng đến Vua Hùng. Nói chung, việc dùng các từ kể trên thường chỉ thích hợp khi muốn thuật kể về cuộc đối thoại giữa vua với bậc dưới của mình (trong bối cảnh câu chuyện, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh tuy là thần nhưng vẫn có thể được xem là bậc dưới, vì cả hai đều muốn làm con rể của Vua Hùng). Ở một số trường hợp khác, tuỳ ý định tu từ của người kể, người viết mà các từ phán, tâu có thể được sử dụng linh hoạt, không nhất thiết phải gắn với quan hệ vua – tôi.

cố định

Bài tập 6. trang 5, 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhà vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên vương) trong SGK (tr. 22) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu chi tiết có thể giúp người đọc biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì nào trong lịch sử dân tộc. Em đã học truyền thuyết nào cùng kể về thời kỳ lịch sử này?

Trả lời:

Chỉ tiết “Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được” đã giúp ta biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết Thánh Gióng cũng kể về thời kì này.

Câu 2 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích cho biết về thử thách được đặt ra trước những người con của Vua Hùng? Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là gì?

Trả lời:

Đoạn trích cho biết một thử thách được đặt ra trước những người con của Vua Hùng: tìm dâng lễ vật cúng Tiên vương có thể làm vừa ý vua cha để được truyền ngôi. Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là làm sao xác định được người biết nối chí mình trước trọng trách dựng nước, giữ nước, đưa lại cảnh thái bình cho thiên hạ.

Câu 3 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự việc được kể trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ diễn biến của câu chuyện?

Trả lời:

Sự việc được kể trong đoạn trích có ý nghĩa mấu chốt mà tất cả những diễn biến tiếp theo của câu chuyện đều xuất phát từ đó.

Câu 4 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Qua tình huống được kể trong đoạn trích, trên cơ sở liên hệ với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, hãy nêu nhận xét của em về cách mà truyền thuyết thường sử dụng để làm nổi bật đặc điểm, phẩm chất của các nhân vật chính trong truyện.

Trả lời:

Thử thách đặt ra cho các lang (con trai vua) được kể trong đoạn trích gợi nhớ thử thách đặt ra cho người nào muốn làm con rể Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Qua điểm giống nhau này giữa hai truyện, có thể thấy truyền thuyết thường xây dựng những tình huống gay cấn đòi hỏi nhân vật phải thực sự bộc lộ tài trí, phẩm chất hơn người của mình. Người vượt qua nó sẽ trở thành anh hùng trong sự tôn vinh của cộng đồng.

Câu 5 trang 5 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Lang Liêu đều là những anh hùng, xuất hiện để đáp ứng các đòi hỏi lớn lao của đời sống dân tộc. Theo em, các đòi hỏi lớn lao đó là gì?

Trả lời:

Thánh Gióng (trong truyện Thánh Gióng), Sơn Tinh (trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) và Lang Liêu (trong truyện Bánh chưng, bánh giầy) đều được xem là những anh hùng trong cảm nhận và suy nghĩ của người Việt. Thánh Gióng sinh ra để đáp ứng yêu cầu chống giặc ngoại xâm; Sơn Tinh xuất hiện để thực hiện công cuộc chế ngự, chỉnh phục thiên nhiên; còn Lang Liêu có mặt với tư cách là người góp công tạo dựng nền văn hóa riêng, đặc sắc của cộng đồng người Việt thời xưa.

Câu 6 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo những gì được gợi lên từ đoạn trích, hãy cho biết tầm quan trọng của những hoạt động sáng tạo trong cuộc sống đời thường của một cộng đồng dân tộc.

Trả lời:

Những phát minh, sáng chế trong cuộc sống của một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa vô cùng lớn. Chính chúng sẽ góp phần làm nên và định hình bản sắc của một dân tộc, giúp nó tồn tại mãi với thời gian.

Câu 7 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Liệt kê những từ có yếu tố hậu mang nghĩa như từ hậu trong câu: “Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương.”.

Trả lời:

Từ hậu được chú thích ở SGK (tr. 22) là chỉ sự đầy đặn, thường nói về lễ vật, ơn

nghĩa, phúc đức,… Có thể nêu những từ chứa yếu tố hậu mang nghĩa này như: hậu

ý (ý tốt), hậu đãi (tiếp đãi một cách chu đáo, đầy trân trọng), hậu vị (vị ngon),…

Câu 8 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu cách hiểu của em về từ nối, từ đó, giải thích nghĩa của cụm từ nối chí trong đoạn trích trên.

Trả lời:

Từ nối có nghĩa là làm liền lại với nhau, chắp lại với nhau hay tiếp vào nhau làm cho liền mạch, liên tục. Từ cách giải thích này, có thể hiểu nối chí là tiếp tục duy trì ý chí, nguyện vọng của người đi trước trong hành động.

cố định

Bài tập 7. trang 6, 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tự nhiên, một hôm có một đàn chim lớn bay từ phuwownh tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt thanh thanh. Mai reo lên:

– Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi!

(Nguyễn Đổng Chi, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1,

NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 81)

Câu 1 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào sự tìm đọc và hiểu biết của em, hãy cho biết nhân vật Mai được nhắc tới trong đoạn trích có họ tên đầy đủ là gì?

Trả lời:

Đoạn trích được lấy từ một bản kể về truyền thuyết Mai An Tiêm sống trên đảo

hoang thời các Vua Hùng. Họ tên đầy đủ của nhân vật là Mai An Tiêm.

Câu 2 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

Trả lời:

Những chỉ tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các

nhân vật:

– …. Thứ dưa này được bây chim đưa từ phương tây lại, từ đất liên ra cho chúng ta: các nhân vật sống trên một hòn đảo giữa Biển Đông.

–  “Trời nuôi sống chúng ta rồi!”: Câu nói cho biết các nhân vật phải vật lộn với

hoàn cảnh để tìm cái ăn, để tồn tại được ở nơi vốn không có người sinh sống.

Đó là một hoàn cảnh sống đầy thử thách, đòi hỏi con người phải không ngừng vươn lên nếu muốn tồn tại.

Câu 3 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích cho biết điều gì về đặc điểm của giống dưa hấu khiến các nhân vật trong truyện phải tò mò? Những miêu tả của người kể có phù hợp với điều em đã biết về thứ quả này hay không?

Trả lời:

Các đặc điểm của giống dưa hấu được nêu lên trong đoạn trích: cây thân dây; mọc trên cát biển; có quả lớn, vỏ màu xanh mướt, ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh, ăn thấy có vị ngòn ngọt, thanh thanh. Những miêu tả của người kể khá chi tiết, đầy đủ, có thể giúp người ta hình dung được tương đối chính xác về giống dưa hấu.

Câu 4 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Có thể xem chi tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ không? Vì sao?

Trả lời:

Hoàn toàn có thể xem chỉ tiết bầy chim đem hạt đến đảo là một chi tiết kì lạ. Ít nhất nó cũng đã gây ngạc nhiên cho các nhân vật, khiến Mai phải thốt lên: “Trời nuôi sống chúng ta rồi!”. Chỉ tiết đó còn cho thấy người xưa rất tin vào những lực lượng hỗ trợ mang tính thần kỳ đối với người tốt. Nó cũng góp phần khẳng định: một trong những điều làm nên sức hấp dẫn của truyện dân gian, trong đó có truyền thuyết, là sự có mặt của yếu tố kì ảo.

Câu 5 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Trả lời:

Đoạn trích có thể đưa đến ý nghĩ: Giữa con người và thiên nhiên có mối quan hệ thân thuộc, gắn bó. Thiên nhiên bao bọc con người, luôn dành cho con người nhiều cơ hội tốt đẹp để cải thiện cuộc sống.

Câu 6 trang 6 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu suy nghĩ của em về những điều kì lạ trong cuộc sống qua đọc đoạn trích và qua tìm hiểu về truyền thuyết có sự kiện được kể ở đây.

Trả lời:

Cuộc sống vốn chứa đựng rất nhiều điều kì lạ, nhưng những điều ấy chỉ thực sự đến với ai không ngừng vươn tới và biết cách nâng niu, đón nhận nó. Có thể xem điều kì lạ là món quà được dành để tặng riêng cho những người xứng đáng.

Câu 7 trang 6, 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích có sử dụng một số cụm từ rất ấn tượng như: đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh. Hãy thử thay thế chúng bằng những cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương và rút ra nhận xét về việc làm này.

Trả lời:

Các cụm từ đen ngòm, kêu váng, xanh um, xanh mướt, đỏ hồng, đen nhánh đã được dùng để biểu thị những sắc màu, âm thanh tỉnh tế, sinh động của nhiều đối tượng trong cuộc sống. Trước khi quyết định dùng các cụm từ này, người kể/ người viết có thể đã nghĩ đến hàng loạt cụm từ khác có khả năng biểu đạt tương đương. Bên cạnh đen ngòm có đen thui, đen sâm, đen đặc, đen hoắc,... Bên cạnh kêu váng có kêu âm, kêu rộn, kêu inh ỏi,… Cùng với xanh um có xanh tốt, xanh tươi, xanh mơn mởn,… Cùng với xanh mướt có xanh đậm, xanh bóng, xanh thẳm (sẫm),… Tương đương với đỏ hồng có đỏ lợt (nhợt),… Tương đương với đen nhánh có đen ánh, đen bóng, đen óng, đen nhưng nhức,… Về phía người kể/ người viết, chọn dùng cụm từ nào không hề là một việc ngẫu nhiên. Điều đó liên quan đến tài vận dụng ngôn ngữ hay khả năng biểu đạt chính xác. Về phía người nghe/ người đọc, việc thay thế một từ, cụm từ đã được sử dụng trong các văn bản nổi tiếng là chuyện khó khăn, thậm chí không thể. Nhưng khi thử thay thế chúng, ta sẽ có cơ hội hiểu thêm về yêu cầu tỉnh tế trong sử dụng ngôn ngữ.

Câu 8 trang 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Theo cảm nhận của em, nghĩa của ngòn ngọt, thanh thanh có giống với nghĩa của ngọt và thanh không? Hãy nêu những ví dụ khác cùng loại để thấy được sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ trong từng cặp từ đó.

Trả lời:

Ngòn ngọt, thanh thanh đều là những từ láy biểu đạt cái vị mà người ta cảm thấy khi nếm hay dùng một thức ăn nào đó. Ngòn ngọt thuộc vị ngọt, nhưng có mức độ nhạt hơn so với ngọt. Thanh thanh chỉ vị thanh, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng, dìu dịu hơn so với thanh. Trong tiếng Việt có nhiều từ láy thuộc loại này, thường được dùng để chỉ mức độ giảm bớt của vị, màu, cảm giác “gốc”: đăng đắng (đắng), mằn mặn (mặn), đo đỏ (đỏ), tim tím (tím), xanh xanh (xanh), lành lạnh (lạnh), sờ sợ (sợ),…

cố định

Bài tập 8. trang 7, 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương – một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hằng năm và trở thành một sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

    […] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vi hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tạ được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ.   Trong thời gian lễ hội,  ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại, …ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại, …Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội,

tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An, ngày 29/3/2012)

Câu 1 trang 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

Trả lời:

Văn bản có đoạn được trích thuộc loại văn bản thông tin.

Câu 2 trang 7 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện đó diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào trong năm?

Trả lời:

Sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông (tưởng nhớ vua An Dương Vương), tổ chức tại Nghệ An vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm.

Câu 3 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Trả lời:

Tác giả thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian, cái gì diễn ra trước được nói trước, cái gì diễn ra sau thì nói sau. Cụ thể, tác giả lần lượt nói về hoạt động trong từng ngày lễ hội, từ ngày 12 tháng Hai âm lịch đến ngày 16 tháng Hai âm lịch.

Câu 4 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích đã làm nổi bật được đặc trưng của lễ hội nói chung, lễ hội đền Cuông nói riêng như thế nào?

Trả lời:

Trong đoạn trích, không kể đoạn đầu mang tính chất giới thiệu chung, đoạn thứ hai tập trung nói về các nghỉ lễ, còn đoạn thứ ba dành để nói về các hoạt động vui chơi trong thời gian diễn ra lễ hội. Như vậy, cả đoạn trích đã nói được khá toàn diện vừa về tính chất chung của một lễ hội, vừa về đặc điểm riêng của lễ hội đền Cuông, với các nghỉ lễ và hoạt động vui chơi cụ thể.

Câu 5 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy liên hệ với văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 (Ngữ văn 6, tập hai) và rút ra nhận xét về điểm chung của các lễ hội tưởng nhớ tiền nhân, ghi công những người đã có đóng góp lớn cho cộng đồng.

Trả lời:

Cũng như văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, đoạn trích cho ta biết được đặc điểm chung của một lễ hội tưởng nhớ tiền nhân, ghi công những người đã có đóng góp lớn cho cộng đồng. Đó là, luôn có những nghi lễ trang trọng mà linh thiêng luôn thể hiện niềm tin về sự hiện hữu của những linh hồn bất tử và luôn chứng minh được sự tiếp diễn không ngừng của cuộc sống cộng đồng, dân tộc.

Câu 6 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu cách em suy đoán nghĩa của từ khai quang trong câu văn: “Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội.”.

Trả lời:

Có thể suy đoán nghĩa của từ khai quang được dùng trong đoạn trích theo cách:

– Chú ý chi tiết “diễn ra đầu tiên” liên hệ tới những từ có yếu tố khai như khai giảng, khai hội, khai trương, khai bút, khai vị, từ đó đoán nghĩa của yếu tố khai là “mở ra” hay “bắt đầu”.

– Chú ý chi tiết “dọn dẹp đền/ liên hệ tới những từ có yếu tố quang như quang minh, quang vinh, quang quẻ (từ láy), từ đó đoán nghĩa của yếu tố quang là “sáng, sáng sủa, thưa, trống/,…

– Đoán nghĩa chung của từ khai quang: mở ra cho sáng sủa hay bắt đầu cho trôi chảy, thuận lợi.

Câu 7 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu cách xử lý của em nếu được yêu cầu nhập hai câu sau đây thành một và có sử dụng dấu chấm phẩy: “Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban, ngành và người dân về dự lễ.”.

Trả lời:

Cách xử lý: bỏ dấu chấm sau câu thứ nhất, thay bằng dấu chấm phẩy. Câu văn mới sẽ là: “Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng; sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban, ngành và người dân về dự lễ”.

cố định

Bài tập 9. trang 8, 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hóa dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường có nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.

(Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,

NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)

Câu 1 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?

Trả lời:

Đoạn trích nói về mối quan hệ giữa những truyền thuyết với các tập tục và nghỉ lễ trong đời sống văn hoá của người Việt.

Câu 2 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Ý nào của đoạn trích từng được nhắc đến trong bài học Chuyện kể về những người anh hùng?

Trả lời:

“Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại” là ý từng được nói tới trong phần Tri thức ngữ văn của bài học Chuyện kể về những người anh hùng.

Câu 3 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Nêu tên một văn bản đã học có thể dùng để minh họa cho nhận định sau đây:

Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hóa dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.

Trả lời:

Có thể dùng văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 để làm sáng tỏ nhận định: Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ.

Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hoá dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết.

Câu 4 trang 8 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Vì sao trên thực tế, nhiều người thuộc nhiều thế hệ luôn tin vào tính chất xác thực của truyền thuyết?

Trả lời:

Nhiều người thuộc nhiều thế hệ luôn tin vào tính chất xác thực của những truyền thuyết là vì:

– Vô số tập tục, nghỉ lễ được duy trì và thực hiện qua nhiều đời dường như đã chứng minh những điều được các truyền thuyết kể lại là có thật.

– Bản thân các truyền thuyết luôn có những chi tiết, lời kể gắn câu chuyện với một mốc lịch sử nào đó từng được xác nhận hay với những chứng tích còn có thể được nhìn thấy tận mắt.

– Nhiều nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật lịch sử có thật.

Câu 5 trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hãy tìm trong các văn bản truyền thuyết đã học những câu, những chi tiết có thể làm sáng tỏ nhận xét sau:

Người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại.

Trả lời:

Người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất

xác thực của câu chuyện được họ kể lại. Nhiều câu, nhiều chỉ tiết trong các văn bản đã học có thể được dùng làm bằng chứng cho nhận định đó như:

– Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Phù Đồng…; Bấy giờ, có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta; Còn những vết chân ngựa nay thành những hồ ao liên tiếp. Và khi ngựa thét ra lửa có cháy mất cả một làng. Làng đó nay gọi làng Cháy… (Thánh Gióng).

– Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái…; Một người ở vùng núi Tân Viên… (Sơn Tinh, Thuỷ Tỉnh).

Câu 6 trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Đoạn trích gồm có 4 câu. Thử tổ chức lại thành đoạn chỉ có hai câu với những dấu câu thích hợp.

Trả lời:

Có thể tổ chức lại đoạn trích thành đoạn chỉ có hai câu theo cách sau:

– Bỏ dấu chấm sau câu thứ nhất, thay bằng dấu chấm phẩy, viết thường từ “ngược”.

– Bỏ dấu chấm sau câu thứ ba, viết thường từ “và”.

cố định

Bài tập 1. trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của em về một truyền thuyết đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Trong những truyền thuyết đã đọc, em thích nhất là truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn đặc biệt của nó. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh tái hiện cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh trong cuộc đua giành cưới công chúa Mị Nương con gái vua Hùng. Cuộc chiến giữa những vị thần đã tái hiện chân thực sự khắc nghiệt tàn bạo của những thiên tai, lũ lụt, mưa bão xảy ra hàng năm trên đất nước ta khiến cuộc sống của người dân cực khổ trăm bề. Thế nhưng trước sức mạnh, sự khắc nghiệt của thiên tai người dân chưa bao giờ nao núng sợ hãi trước những thiên tai này mà họ vẫn kiên cường chống chọi, dũng cảm chiến đấu tới cùng. Qua cuộc chiến giữa hai vị thần, tác giả dân gian đã thể hiện rõ ước mơ của nhân dân về công lý, lẽ phải, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Đồng thời qua truyện này ca ngợi tinh thần dựng nước và giữ nước của các vị vua hùng ở nước ta. Cho đến nay câu chuyện vẫn giữ nguyên được giá trị của nó như nhắc nhở con cháu đời sau phải biết nối tiếp, gìn giữ những truyền thống về tinh thần chính nghĩa và lòng quả cảm trước những gian khó cuộc đời.

cố định

Bài tập 2. trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) thuật lại vắn tắt diễn biến của một lễ hội hoặc sự kiện văn hóa mà em từng tham gia hoặc được xem qua truyền hình.

Trả lời:

Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Khung cảnh của ngày lễ hội thật sự rực rỡ màu sắc, không khí rộn ràng. Buổi sáng ngày thi đấu, hai bên bờ sông suốt đường đua kéo dài 1000 mét sẽ được treo cờ, kết hoa đầy màu sắc. Mỗi đội thi đều có một đội cổ vũ mang băng rôn, kèn trống thổi vang tạo không khí vui tươi, náo nhiệt vô cùng. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên làng khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau để phân biệt, cũng là tạo thêm màu sắc cho cuộc đua náo nhiệt hơn. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Năm nào đội làng em cũng về đích trước tiên. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi, ngay cả khi đội của mình không dành chiến thắng. Em mong rằng lễ hội đua thuyền ở quê em sẽ giữ gìn được bản sắc, năm nào cũng sẽ diễn ra để tăng thêm tình đoàn kết giữa mọi người vào tạo nét đẹp văn hóa độc đáo cho quê hương.

cố định

Bài tập 1. trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về một truyền thuyết em yêu thích.

Trả lời:

Trong những truyền thuyết đã đọc, em thích nhất là truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bởi sự cuốn hút, hấp dẫn đặc biệt của nó. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh tái hiện cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh trong cuộc đua giành cưới công chúa Mị Nương con gái vua Hùng. Cuộc chiến giữa những vị thần đã tái hiện chân thực sự khắc nghiệt tàn bạo của những thiên tai, lũ lụt, mưa bão xảy ra hàng năm trên đất nước ta khiến cuộc sống của người dân cực khổ trăm bề. Thế nhưng trước sức mạnh, sự khắc nghiệt của thiên tai người dân chưa bao giờ nao núng sợ hãi trước những thiên tai này mà họ vẫn kiên cường chống chọi, dũng cảm chiến đấu tới cùng. Qua cuộc chiến giữa hai vị thần, tác giả dân gian đã thể hiện rõ ước mơ của nhân dân về công lý, lẽ phải, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Đồng thời qua truyện này ca ngợi tinh thần dựng nước và giữ nước của các vị vua hùng ở nước ta. Cho đến nay câu chuyện vẫn giữ nguyên được giá trị của nó như nhắc nhở con cháu đời sau phải biết nối tiếp, gìn giữ những truyền thống về tinh thần chính nghĩa và lòng quả cảm trước những gian khó cuộc đời.

cố định

Bài tập 2. trang 9 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống:Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.

Trả lời:

Hà Nội trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian, lịch sử vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ kính với bề dày lịch sử, văn hóa sâu xa. Và một trong những nét đẹp khiến người ta nhớ đến Hà Nội nhiều nhất chính là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện về người anh hùng dân tộc  Lê Lợi trả gươm rùa thần. Chuyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, cuộc sống của nhân dân ta rơi vào cảnh lầm than, bế tắc. Người dân căm hận quân thù đến tận xương tủy. Trước tình cảnh đất nước lầm than, nghĩa quân Lam Sơn đã phất cờ khởi nghĩa. Thế nhưng những buổi đầu do lực lượng còn yếu, thế giặc mạnh nên bị thua trận nhiều. Hay tin này, Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.

            Có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quăng chài Thận chỉ kéo được một thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.

             Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh đơn sơ lại có thứ ánh sáng lạ tỏa ra từ góc nhà. Lê Lợi đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.

           Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi băng qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Trở về, Lê Lợi lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến, hỏi rõ nguồn gốc mới biết đây chính là ý trời giúp dân làm việc lớn.

          Có được gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng lớn, bách chiến bách thắng quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy là biểu tượng cho một vũ khí chính nghĩa, cho tinh thần dân tộc kiên cường và nhắc người dân luôn nhớ về chiến thắng vẻ vang của dân tộc, thực hiện tốt đạo lý uống nước nhớ nguồn, giữ gìn bờ cõi.

cố định