Xương bánh chè thuốc loại xương nào

Xương bánh chè là một loại xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, giữ vai trò quan trọng trong việc che chở mặt trước của khớp gối. Xương bánh chè có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hệ thống gân duỗi gối nên khi bị gãy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động, rất nguy hiểm.

Do đó, người bệnh cần điều trị sớm và đúng cách để xương nhanh liền và hồi phục chức năng.

Những nguyên nhân chính dẫn đến gãy xương bánh chè

Gãy xương bánh chè còn được gọi với các tên khác là gãy xương phạm khớp. Xương bánh chè có thể bị gãy ngang chính giữa, ở bờ trên hoặc bờ dưới, một số ít trường hợp gãy theo chiều dọc của xương hoặc gãy vỡ vụn. Tình trạng này dễ gặp ở người già, người chơi thể thao nhiều hoặc các chấn thương từ tai nạn. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng chúng lại dễ để lại biến chứng nếu không chữa trị kịp thời. 

Nguyên nhân chủ yếu khiến xương bánh chè gãy là do các chấn thương trực tiếp khi ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đầu gối bị va đập mạnh khi đang ở tư thế gập hoặc bị đánh, ném trực tiếp bằng vật cứng. Đối với những người hay tập thể thao, cẳng chân co gấp một cách đột ngột và giãn đến cơ tứ đầu đùi. Lúc này, xương bánh chè bị tì ép mạnh lên lồi cầu xương đùi gây ra gãy ngang xương. 

Xương bánh chè thuốc loại xương nào

Gãy xương bánh chè dễ gặp ở người chơi thể thao không đúng cách

Triệu chứng thường gặp của gãy xương bánh chè

- Bệnh nhân cảm thấy đau nhói ngay ở mặt trước khớp gối, không tự duỗi gối ra được.

- Khớp đầu gối bị sưng nề, mất các lõm tự nhiên, lớp da phía ngoài có thể bị bầm tím.

- Xương kêu lạo xạo hoặc khi ấn vào phần gãy sẽ gây cảm giác đau nhói.

- Dùng tay kiểm tra sẽ thấy có khe dãn cách ở giữa hai đoạn gãy.

- Bác sĩ tiến hành chọc hút khớp khối phát hiện có nhiều dịch máu tụ trong khớp lẫn váng mỡ và không đông.

Xương bánh chè thuốc loại xương nào

Gãy xương bánh chè gây cảm giác đau nhói ngay mặt trước khớp gối

Cách điều trị gãy xương bánh chè

- Sơ cứu: Khi bị gãy xương bánh chè, cần đến phòng khám hoặc bệnh viện sớm để các bác sĩ tiêm thuốc giảm đau toàn thân hoặc gây tê ổ gãy rồi cố định tạm thời. Việc tiến hành sơ cứu ngay khi bị gãy đóng vai trò quyết định đến thời gian điều trị nhanh hay lâu. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng cách đắp lá cây, đắp thuốc theo mách bảo, có thể dẫn đến biến chứng khớp giả xương bánh chè.

- Điều trị: Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương và tuổi tác để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật cho phù hợp. 

+ Phương pháp điều trị bảo tồn: Áp dụng đối với trường hợp bệnh nhân gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm, chênh diện mặt sau xương bánh chè dưới 1mm hoặc gãy rạn xương bánh chè. Sau khi chọc hút hết phần máu tụ trong ổ khớp, các bác sĩ sẽ tiến hành bó bột. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể kết hợp cùng các biện pháp vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc chống sưng nề, giảm đau.

+ Phương pháp điều trị phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách trên 3 mm. Có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật như phương pháp kết xương, phương pháp khâu cố định bằng chỉ thép, phương pháp buộc vòng thép quanh xương,.... 

Xương bánh chè thuốc loại xương nào

Cần tiến hành điều trị sớm để xương bánh chè hồi phục nhanh hơn

Việc điều trị gãy xương cần tiến hành nhanh và chính xác ở phòng khám uy tín. La Văn Lường - Phòng khám chất lượng với bác sĩ chuyên môn cao ở cả Đông - Tây y. Trang thiết bị hiện đại cùng dịch vụ tốt, phục vụ cho mọi bệnh nhân tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Gãy xương bánh chè sẽ hồi phục nhanh nếu người bệnh phát hiện sớm và chữa dứt điểm. Để đặt lịch khám nhanh chóng, bạn có thể gọi ngay tới Hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập tới địa chỉ https://phongkhamlavanluong.vn/ 

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng (8h – 12h) – Chiều (15h – 19h30).

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Xương bánh chè đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ cho phần còn lại của khớp gối. Xương này cũng hỗ trợ các hoạt động của đầu gối, bao gồm chạy, nhảy, đá hoặc uốn cong theo ý muốn.

Xương bánh chè thuốc loại xương nào
Xương bánh chè là cấu trúc ở phía trước khớp gối hỗ trợ các hoạt động bình thường ở đầu gối

Xương bánh chè nằm ở trung tâm của đầu gối, có hình tam giác ngược và là bộ phận kết nối xương đùi và xương chày. Ở xương đùi có một rãnh chuyên dụng để kết nối với xương bánh chè. Xương này hoạt động như một lá chắn bảo vệ khớp gối cũng như các mô mềm, như sụn, gân, dây chằng, và đảm bảo chuyển động linh hoạt ở khớp gối.

Ở người, xương bánh chè là xương vừng (Sesamoid bone) lớn nhất trong cơ thể. Ở trẻ sơ sinh, xương bánh chè là một mô sụn mềm và bắt đầu phát triển thành xương khi trẻ được bốn tuổi.

Xương bánh chè là bộ phận rất dễ bị tổn thương và tác động do các lực kéo từ gân, dây chằng ở đầu gối. Ngoài ra, các ngoại lực tác động lên đầu gối, chẳng hạn như động tác nhảy, chạy, cũng có xu hướng gây ảnh hưởng đến xương bánh chè.

Xương bánh chè là xương vừng có hình tam giác ngược với phần đỉnh hướng xuống. Xương này có hình dạng nhọn với mặt trước, mặt sau, ba đường viền xung quanh và đỉnh.

Xương bánh chè nằm ở phía trên một khu vực nhẵn, được chia thành hai mặt bởi một đường gờ dọc. Đường gờ này tương ứng với rãnh trên bề mặt của xương đùi. Cụ thể hai bề mặt của xương có cấu trúc như sau:

  • Bề mặt trước nằm ở bên dưới da, được cấu tạo với các lỗ nhỏ trên bề mặt để các mạch dinh dưỡng đi qua, do đó mặt trước thường gồ ghề và có nhiều vân dọc. Mặt trên của xương được ngăn cách với da bởi một bao hoạt dịch, điều này nhằm hạn chế ma sát và tổn thương da.
  • Mặt sau của xương bánh chè được bao phủ bởi một lớp sụn khớp dày từ 4 đến 5 mm. Điều này nhằm hạn chế phân tán lực và hỗ trợ bảo vệ xương bánh chè.

Phần góc hoặc đường viền trên của xương bánh chè là cấu trúc dày, thô và dốc. Đường viền bên ngoài của xương kết nối với xương đùi để đảm bảo tính linh hoạt của khớp gối.

Các đường viền giữa và đường viền bên thường mỏng hơn, kết nối với cơ tứ đầu đùi và các cơ trung gian.

Đỉnh xương bánh chè có cấu trúc hơi nhọn kết nối với dây chằng.

Trong tư thế đứng thẳng thoải mái, phần đỉnh của xương nằm gần đường khớp gối.

Xương bánh chè bao gồm một mô xương xốp dày đặc gần như đồng như với nhau và được bao phủ bởi một lớp màng mỏng. Các khối xương xốp ngày bên dưới bề mặt trước có cấu trúc song song. Ở phần còn lại còn xương, các mô xốp tỏa ra khắp bề mặt và các phần khác của xương.

Thông thường, xương bánh chè bắt đầu phát triển khi trẻ được ba hoặc ba tuổi, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến khi trẻ được sáu tuổi.

Xương bánh chè đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ đầu gối và duy trì tính linh hoạt. Cụ thể, xương này có các vai trò bao gồm:

Xương bánh chè thuốc loại xương nào
Xương bánh chè hổ trợ các hoạt động ở các chi dưới
  • Hoạt động như một ròng rọc cho cơ tứ đầu. Cụ thể, xương bánh chè làm tăng lực kéo của xương đùi, cho phép gập khớp gối hiệu quả hơn, từ đó tăng sức mạnh ở cơ tứ đầu lên 33 – 50%.
  • Hoạt động giống như một cơ chế cân bằng, điều chỉnh chiều dài, hướng và lực ở xương đùi, cơ tứ đầu và gân xương bánh chè. Khi đầu gối uốn cong theo nhiều cấp độ khác nhau, xương bánh chè di chuyển từ xa đến gần trên bề mặt xương. Sự thay đổi diện tích tiếp xúc này có thể làm thay đổi sự hỗ trợ cơ học của xương bánh chè đối với cơ tứ đầu.
  • Xương bánh chè nằm giữa cơ tứ đầu và xương đùi, do đó hoạt động như một bộ phận đệm, ngăn ngừa ma sát và tổn thương lên xương đùi. Ngoài ra, xương bánh chè cũng hỗ trợ giảm lực truyền đến xương ống chân và ngăn ngừa gãy chân do áp lực.

Xương bánh chè đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động uốn cong của đầu gối và các chuyển động bình thường của chân. Nếu xương bánh chè hoặc gân bị tổn thương, chẳng hạn như trật khớp hoặc bong gân, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn khi đi lại, chạy hoặc đứng và không thể tham gia vào các hoạt động thể thao. Nếu bị trật khớp, xương bánh chè có thể không trượt theo đường rãnh xương đùi. Điều này dẫn đến mất các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến tổn thương nghiêm trọng hơn và có thể gây ảnh hưởng đến sụn ở cả xương đùi và xương chày.

Xương bánh chè là một phần của khớp gối và đóng nhiều vai trò trong sự linh hoạt của các chi dưới. Đôi khi xương bánh chè có thể bị tổn thương, dẫn đến đau đớn, sưng hoặc cảm thấy không ổn định ở đầu gối. Cụ thể các chấn thương cấp tính ở xương bánh chè có thể bao gồm:

Gân xương bánh chè là cấu trúc kết nối xương bánh chè với xương ống chân. Gân này là một phần quan trọng trong cơ chế kéo dài của các chi dưới.  Cơ chế kéo dài bao gồm cơ tứ đầu, gân cơ tứ đầu, xương bánh chè và gân bánh chè. Các cấu trúc này kết hợp với nhau để đầu gối duỗi thẳng và hỗ trợ tạo ra lực ở đầu gối.

Ngoài ra, gân xương bánh chè cũng đóng một vai trò trong cơ chế mở rộng của đầu gối. Cơ chế này hỗ trợ các chức năng bình thường, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang đến các hoạt động bình thường, chẳng hạn như chạy, nhảy hoặc đá. Nếu không có cơ chế mở rộng, các hoạt động liên quan đến đầu gối có thể bị ảnh hưởng.

Rách gân xương bánh chè là một chấn thương cấp tính, thường phổ biến ở các vận động viên thiếu niên. Tuy nhiên chấn thương này có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi.

Thông thương chấn thương này liên quan đến một tư thế tiếp đất sai khi nhảy, khiến cơ tứ đầu co lại nhưng đầu gối lại duỗi thẳng một cách mạnh mẽ. Điều này dẫn đến áp lực lên các gân và có thể gây rách gân.

Những người bị rách gân xương bánh chè thường cảm thấy bị bật ra hoặc giật ngay tại thời điểm chấn thương. Ngoài ra, người bệnh thường không thể di chuyển sau chấn thương.

Xương bánh chè thuốc loại xương nào
Rách gân xương bánh chè là một tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của khớp gối

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau đầu gối ở ngay bên dưới xương bánh chè
  • Sưng và bầm tím ở phía trước đầu gối
  • Đầu gối mềm
  • Khó khăn khi đi lại hoặc thực hiện các hoạt động thể thao

Rách gân bánh chè không thể tự lành và nếu không được điều trị có thể dẫn đến yếu cơ tứ đầu và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, bao gồm cả đi bộ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến để nối hoặc khâu các đầu gân bị rách lại với nhau.

Tuy nhiên phẫu thuật này thường khó thực hiện và cần đảm bảo khôi phục được độ căng thích hợp cho gân, không làm gân quá căng hoặc quá lỏng.

Ngoài ra, đôi khi gân bị rách có thể không thể hồi phục bình thường. Lúc này bác sĩ có thể khâu gân trực tiếp vào xương để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Rách gân xương bánh chè rất khó phục hồi hoàn toàn và cần nhiều thời gian. Phẫu thuật sớm và đúng cách đúng phương pháp được xem là điều quan trọng để phục hồi chức năng của gân. Trì hoãn phẫu thuật có thể hạn chế khả năng hồi phục và dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, người bệnh có thể cần thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện hoạt động của khớp gối.

Trật khớp xương bánh chè xảy ra khi xương bánh chè lệch hoàn toàn khỏi rãnh xương đùi và nằm bên ngoài khớp gối. Điều này dẫn đến các cơn đau dữ dội và có thể gây biến dạng khớp gối. Thông thường cơn đau và tình trạng sưng ở xương bánh chè có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian và gây khó khăn cho hoạt động của khớp gối.

Các dấu hiệu khác khi bị trật xương bánh chè bao gồm:

  • Đau dữ dội ở khớp gối
  • Không có khả năng duỗi thẳng chân (đầu gối được giữ ở trạng thái uốn cong)
  • Sưng và biến dạng mặt trước của đầu gối có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Trật xương bánh chè khác với trật khớp gối. Trật khớp gối là tình trạng xương đùi và xương ống chân mất sự tiếp xúc, khiến đến tình trạng đầu gối uốn cong sai hướng.

Trong hầu hết các trường hợp, trật xương bánh chè có thể tự quay trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh cần đến bệnh viện và can thiệp y tế để đặt xương bánh chè về vị trí ban đầu.

Sau khi đặt xương bánh chè về vị trí ban đầu, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao chân để kiểm soát cơn đau và giảm sưng. Sau khi đầu gối bắt đầu hồi phục, người bệnh có thể tập vật lý trị liệu và nẹp xương bánh chè để ngăn ngừa nguy cơ tái phát và bảo vệ các cơ xung quanh đầu gối.

Ở những bệnh nhân bị trật khớp tái phát, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tái tạo dây chằng và giữ xương bánh chè ở đúng vị trí. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần cắt và sắp xếp lại vị trí xương.

Viêm gân bánh chè là chấn thương gân phổ biến ở vận động viên nhảy hoặc chơi các môn thể thao như bóng rổ hoặc bóng chuyền. Các triệu chứng phổ biến thường là đau đớn và sưng ở đầu gối.

Xương bánh chè thuốc loại xương nào
Viêm gân bánh chè thường xảy ra ở người chơi thể thao

Tình trạng này có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp chăm sóc cơ bản, chẳng hạn như nghỉ ngơi và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Ngoài ra, người bệnh có thể cần thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng. Cụ thể, bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn người bệnh các biện pháp như:

  • Giảm đau bằng cách chườm lạnh, siêu âm hoặc sử dụng một dòng điện nhỏ để đưa cortisone qua da.
  • Hướng dẫn người bệnh có bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cơ đùi.
  • Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng các dụng cụ thể giảm đau và chấn thương gân khi chơi thể thao.

Xương bánh chè là một cấu trúc trượt lên và xương ở rãnh xương đùi khi đầu gối uốn cong. Tỏng hầu hết các trường hợp, xương này được thiết kế để vừa với rãnh xương đùi, tuy nhiên đôi khi xương có thể bị kéo ra bên ngoài rãnh. Điều này dẫn đến sự mất ổn định ở xương bánh chè.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, các triệu chứng có thể bao gồm khó chịu khi hoạt động và đau ở hai bên xương bánh chè.

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân cụ thể ở xương bánh chè. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang đầu gối để xác định tổn thương cụ thể và đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Vật lý trị liệu: Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể được đề nghị thực hiện vật lý trị liệu truyền thống để tăng cường sức mạnh của các cơ xung quanh đầu gối và toàn bộ chi dưới.
  • Băng đầu gối: Bác sĩ có thể đề nghị nẹp đầu gối để tránh tình trạng lệch xương bánh chè. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng và không phải là biện pháp lâu dài.
  • Phẫu thuật: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, đặc biệt là ở bệnh nhân đau đớn dữ dội. Phẫu thuật có thể giải phóng áp lực ở xương bánh chè, tái tạo dây chằng trung gian hoặc sắp xếp lại xương.

Gãy xương bánh chè là một chấn thương nghiêm trọng, thường xảy ra do ngã trực tiếp vào xương bánh chè. Loại gãy xương này có thể đi kèm một số tổn thương ngoài da, chẳng hạn như rách da, bầm tím hoặc gãy xương hở (xương lồi ra bên ngoài da).

Gãy xương bánh chè cũng có thể xảy ra khi cơ tứ đầu co nhưng đầu gối lại duỗi thẳng. Khi cơ bị kéo mạnh theo cách này, xương bánh chè có thể bị gãy. Ngoài ra, đôi khi xương có thể gãy do bệnh lý, chẳng hạn như xương yếu, loãng xương, nhiễm trùng xương hoặc khối u xương.

Xương bánh chè thuốc loại xương nào
Gãy xương bánh chè là một chấn thương nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức

Đau đớn dữ dội là dấu hiệu phổ biến nhất khi bị gãy xương. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Khó chịu: Gãy xương bánh chè có thể đau nhẹ hoặc khó chịu ở đầu gối. Giữa đầu gối thẳng có thể cải thiện tình trạng khó chịu và uốn cong có thể gây đau đớn dữ dội.
  • Sưng: Sưng và bầm tím xung quanh hoặc mặt trước của đầu gối là dấu hiệu điển hình khi bị gãy xương bánh chè. Thông thường, tình trạng sưng tấy có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí là kéo dài đến ống chân và bàn chân.
  • Mất khả năng nhấc chân: Đây là một dấu hiệu phổ biến của các chấn thương ở đầu gối.
  • Có thể sờ thấy tổn thương ở xương bánh chè: Tùy thuộc vào loại gãy xương, đôi khi người bệnh có thể cảm nhận được sự tổn thương ở xương bánh chè thông qua da.

Gãy xương bánh chè là tình trạng khẩn cấp cần được điều trị ngay lập tức. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để xác định loại gãy xương và có kế hoạch điều trị phù hợp. Người bệnh có thể được nẹp đầu gối để giảm đau và hỗ trợ sự phục hồi của xương.

Những bệnh nhân gãy xương không tách rời hoặc di lệch ít có thể được điều trị bằng cách bó bột hoặc dụng cụ cố định đầu gối. Tuy nhiên, các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để sắp xếp lại xương và tránh các rủi ro liên quan.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể được đề nghị vật lý trị liệu để phục hồi chức năng ở đầu gối.

Xương bánh chè là một cấu trúc quan trọng và thực hiện nhiều chức năng ở đầu gối. Do đó giữ xương bánh chè khỏe mạnh có thể ngăn ngừa các chấn thương và tăng cường chất lượng cuộc sống. Cụ thể để tăng cường sức khỏe xương bánh chè, có thể tham khảo một số lưu ý như:

  • Làm nóng cơ thể bằng cách khởi động nhẹ nhàng hoặc kéo căng cơ chân trước và sau khi tập luyện thể dục thể thao.
  • Thực hiện một kế hoạch tập luyện an toàn và tăng cường độ dần dần để tránh các tổn thương tác động đến khớp gối.
  • Đi giày vừa vặn và phù hợp với loại hình thể thao đang luyện tập để tránh các rủi ro liên quan.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giảm căng thẳng lên đầu gối.
  • Tăng cường cơ bắp chân bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Các bài tập chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang hoặc đi xe đạp có thể tăng cường cơ ở đầu gối và hỗ trợ ngăn ngừa các chấn thương.

Chấn thương xương bánh chè có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động thông thường của người bệnh. Do đó, nắm rõ cấu trúc xương và các chấn thương phổ biến để tránh các rủi ro liên quan và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe xương phù hợp.

Tham khảo thêm: Đầu gối kêu lục cục có phải mắc bệnh xương khớp?