Xét nghiệm nhanh covid như thế nào

Hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn khi sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm COVID-19. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi có câu hỏi, kể cả khi các triệu chứng của quý vị trở nên tệ hơn. Quý vị có thể tùy chỉnh thay đổi tên nhà cung cấp và số điện thoại trong tài liệu bản in này.

Sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm [1 Page, 322 KB]

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm

Nếu quý vị đang có các triệu chứng của COVID-19 và có nguy cơ cao mắc bệnh nặng, xin đừng trì hoãn. Xét nghiệm càng sớm càng tốt và nếu kết quả dương tính, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều trị phải bắt đầu sớm để có hiệu quả.

Đừng trì hoãn: Xét nghiệm ngay và điều trị sớm [1 Page, 279 KB]

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19)

Bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ bị bệnh đường hô hấp từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ho và hụt hơi. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng 2-14 ngày sau khi phơi nhiễm.

Các triệu chứng của vi-rút Corona (COVID-19) [1 Page, 844 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút.

Cách thức hoạt động của vắc-xin véc-tơ vi-rút [1 Page, 94 KB]

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19

Đồ họa thông tin này giải thích cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19.

Cách thức hoạt động của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 [1 Page, 103 KB]

Tờ thông tin v-safe

Sử dụng tờ thông tin này để tìm hiểu thêm về v-safe, bao gồm hướng dẫn về cách đăng ký và hoàn thành việc kiểm tra sức khỏe.

Tờ thông tin v-safe [1 Page, 249 KB]

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà

Tờ thông tin về những việc quý vị có thể làm tại nhà để kiểm soát các triệu chứng COVID-19.

10 điều quý vị có thể làm để kiểm soát các triệu chứng COVID-19 tại nhà [1 Page, 499 KB]

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận

Tài liệu dành cho bệnh nhân đang lọc thận để tìm hiểu thêm về cách tự bảo vệ bản thân khỏi COVID-19 và tầm quan trọng của việc không trì hoãn những lần đi điều trị.

Giữ an toàn cho bệnh nhân lọc thận [1 Page, 390 KB]

Xét nghiệm Covid-19 đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, giúp hệ thống y tế nước nhà dễ dàng hơn trong việc phân loại và điều trị cho các ca nhiễm. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được thực chất xét nghiệm Covid là như thế nào. Hãy cùng đọc những thông tin sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Xét nghiệm Covid là như thế nào?

Xét nghiệm Covid-19 là phương pháp giúp phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể. Thông qua các xét nghiệm này, các bác sĩ, nhân viên y tế có thể biết được bạn có đang bị nhiễm hay có tiền sử mắc Covid hay không. Đối với xét nghiệm RT-PCR, test nhanh kháng nguyên mẫu bệnh phẩm là dịch tỵ hầu được lấy từ vùng họng, còn nếu là xét nghiệm kháng thể, mẫu bệnh phẩm là máu được lấy từ đầu ngón tay.

Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến giúp dễ dàng phát hiện các đối tượng nhiễm Covid-19:

Xét nghiệm kháng nguyên:

Xét nghiệm kháng nguyên là virus SARS-CoV-2 còn đang hoạt động và nằm ở vùng mũi họng của người bệnh. Cấu trúc của virus SARS-CoV-2 gồm 4 phần chính: lớp nỏ bao bọc nhân, lớp vỏ bọc, mang và gai. Xét nghiệm này được thực hiện dựa trên cơ chế tìm kiếm sự tồn tại của 1 trong 4 thành phần chính của kháng nguyên. Dựa và việc quan sát mật độ xuất hiện của loại protein tương ứng có thể xét xét và đưa ra chẩn đoán mẫu bệnh phẩm có nhiễm virus hay không.

Xét nghiệm RT-PCR:

Đây là viết tắt của Real Time Polymerase Chain Reaction, giống với PCR ở điểm chúng đều là xét nghiệm sinh học phân tử. Xét về bản chất, PCR là định tính, chỉ phát hiện virus ở trên các sợi ADN, không xác định định được số lượng virus tồn tại trên đó. Còn RT-PCR lại vượt trội hơn hẳn, không chỉ phát hiện được được sự tồn tại của virus trên sợi ADN mà còn có thể ước tính được số lượng virus trong cơ thể bệnh nhân.

Ngoài ra, phương pháp RT-PCR còn có thể phát hiện được virus ngay cả trong giai đoạn cuối của thời kỳ ủ bệnh, khi còn chưa có triệu chứng và khi đã phát bệnh có triệu chứng. Do đó, phương pháp này được coi là là phương pháp khẳng định trong việc tìm ra các ca nhiễm mới hiệu quả.

Xét nghiệm kháng thể:

Xét nghiệm kháng thể là các protein có kích thước nhỏ tuần hoàn trong máu, là thành phần phần không thể thiếu được trong hệ miễn dịch con người. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi những tác nhân gây hại bên ngoài như virus, vi khuẩn thì cơ thể sẽ tự nhận biết và tế bào bạch cầu sẽ tự động sản sinh ra các kháng thể để tiêu diệt các tác nhân có hại, bảo vệ cơ thể. Thông thường, nếu cơ thể có khả năng sản sinh kháng thể càng nhanh thì hệ miễn dịch của người đó càng mạnh.

Xét nghiệm kháng thể Covid-19 cũng được thực hiện dựa vào nguyên tắc đó. Thông qua việc xác định sự tồn tại của kháng thể trong máu, các nhân viên y tế có thể nhận biết được bạn đã từng nhiễm Covid-19 hay chưa. Nếu như có sự xuất hiện của các kháng thể trong máu đồng nghĩa với việc bạn đã từng bị Covid-19 trước đó và đã khỏi bệnh hay đã được tiêm ngừa vắc xin.

Xét nghiệm RT-PCR mang tính khẳng định một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không

2. Những đối tượng nào cần được xét nghiệm Covid-19

Dưới đây là các đối tượng cần được xét nghiệm Covid-19. Nếu bạn là một trong những đối tượng đó, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được xét nghiệm kịp thời:

  • Bạn cần xét nghiệm Covid-19 khi có một trong các dấu hiệu như: sốt, ho, đau họng, khó thở, viêm phổi,...

  • Người đã từng đến, ở, hoặc trở về từ nước được ghi nhận có ca nhiễm Covid-19 (danh sách được lấy theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới WHO).

  • Đối tượng đã từng đến, ở, hoặc trở về từ các địa phương trong nước đang công bố có dịch trong vòng 21 ngày.

  • Người đã từng tiếp xúc gần với F0 hoặc các ca nghi nhiễm trong vòng 21 ngày.

Những đối tượng có các dấu hiệu dịch tễ trên cần nhanh chóng thực hiện xét nghiệm Covid-19

3. Đăng ký xét nghiệm xét nghiệm Covid-19 tại MEDLATEC

Quý khách có thể lựa chọn 03 hình thức đặt lịch xét nghiệm Covid-19 chủ động tại hệ thống MEDLATEC sau đây:

- Đặt lịch xét nghiệm Covid-19 thông qua tổng đài: Quý khách vui lòng liên hệ qua đường dây nóng: 1900 565656 để gặp nhân viên và đặt lịch hẹn xét nghiệm.

- Đặt lịch xét nghiệm trên website: Medlatec.vn

  • Bước 1: Truy cập địa chỉ website: medlatec.vn.

  • Bước 2: Click vào nút "Đăng ký xét nghiệm Covid-19".

  • Bước 3: Chọn "Test nhanh Covid-19" hoặc "Realtime PCR SARS-CoV-2".

  • Bước 4: Điền đầy đủ thông tin vào các trường có dấu sao đỏ.

  • Bước 5: Chọn "Ngày lấy mẫu", "Khung giờ".

  • Bước 6: Click "Tôi không phải là người máy". Hoàn thành việc đăng ký bằng cách nhấn nút "Đăng ký".

- Đặt lịch xét nghiệm trên ứng dụng MedOn

  • Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng MedOn trên CH Play hoặc App Store.

  • Bước 2: Mở ứng dụng MedOn, lựa chọn loại hình xét nghiệm phù hợp với nhu cầu của bản thân ở trang chủ.

  • Bước 3: Lựa chọn các thông tin về lịch hẹn: Cơ sở y tế lựa chọn dịch vụ, hẹn ngày xét nghiệm, khung giờ xét nghiệm rồi tiến hành xác nhận lịch hẹn.

Hỗ trợ tư vấn và đặt lịch xét nghiệm Covid-19 trên ứng dụng MedOn

Ngoài việc đặt lịch xét nghiệm Covid-19, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai dịch vụ "Video Call - Tương tác trực quan, chăm sóc từ mọi khoảng cách". Bệnh nhân có thể trao đổi chủ động trong việc đặt lịch thăm khám với thời gian biểu của bản thân và lựa chọn bất kỳ bác sĩ chuyên gia nào mà bạn mong muốn. Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn, trao đổi tận tình về việc xét nghiệm Covid-19. Phương pháp này hiện đang được ưu tiên lựa chọn vì tính tiện lợi, nhanh gọn, đặc biệt là hạn chế tiếp xúc với các nguồn nhiễm bệnh.

Như vậy, qua những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ xét nghiệm Covid là như thế nào. Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm Covid phổ biến, bạn có thể cân nhắc lựa chọn để phù hợp với nhu cầu với bản thân. Ngoài ra, để chủ động hơn trong việc xét nghiệm Covid-19, bạn có thể đặt lịch hẹn với MEDLATEC thông qua 3 hình thức mà bài viết đã đề cập. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 565656 để được hỗ trợ.

Xét nghiệm Covid làm những gì đang là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, trước tình hình ngày càng phức tạp, có nhiều ca nhiễm ngoài cộng đồng, đây là biện pháp được cho là cần thiết góp phần kiểm soát, đẩy lùi đại dịch Covid-19.

1. Xét nghiệm Covid quan trọng như thế nào trong thời dịch?

Có thể nói, đại dịch Covid là một cuộc chiến tranh toàn cầu, gây ra bởi virus SARS-CoV-2 - loại virus có khả năng lây lan rất nhanh và khó kiểm soát.

Xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (hay xét nghiệm Covid) là một phần hỗ trợ cho việc ngăn chặn sự lây lan, bùng phát dịch ra cộng đồng. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, chúng ta có thể biết được chính xác những đối tượng đã nhiễm phải virus SARS-CoV-2. Từ đó có những biện pháp cách ly và phân luồng ngay được những đối tượng có nguy cơ nhiễm cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.

Xét nghiệm Covid không giúp ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan dịch bệnh, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngăn chặn dịch bùng phát

03 loại xét nghiệm Covid được sử dụng hiện nay là xét nghiệm RT-PCR, test nhanh Covid bằng xét nghiệm kháng nguyên và test nhanh Covid bằng xét nghiệm kháng thể.

2. Xét nghiệm Covid làm những gì?

Xét nghiệm Covid không phải là biện pháp duy nhất có thể giúp chúng ta ngăn chặn được dịch bệnh lây lan. Cùng với nhiều biện pháp khác, xét nghiệm Covid sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình hạn chế bùng phát dịch bệnh. Thực hiện xét nghiệm cũng giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Vậy mỗi đối tượng khi tiến hành xét nghiệm Covid làm những gì?

5 bước thực hiện xét nghiệm Covid mà ai cũng cần biết.

Bước 1: Chuẩn bị

Đối với nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu cần đảm bảo được an toàn sinh học đối với các bệnh truyền nhiễm theo đúng yêu cầu của bộ y tế bao gồm:

  • Nhân viên thực hiện xét nghiệm phải có đồ bảo hộ và phải mặc đúng cách, đúng trình tự. Ngoài đồ bảo hộ còn có khẩu trang, kính, tấm che mặt, găng tay.

  • Đồ bảo hộ phải được khử khuẩn toàn bộ, tuyệt đối không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực cho phép.

Từ người lấy mẫu đến đối tượng được lấy mẫu nên nắm rõ xét nghiệm Covid làm những gì

Bước 2: Lấy mẫu

  • Đối với xét nghiệm RT-PCR và test nhanh bằng xét nghiệm kháng nguyên, mẫu được lấy từ dịch hầu họng hoặc dịch mũi.

  • Đối với xét nghiệm kháng thể (hay còn gọi là xét nghiệm huyết thanh học): lấy 3 - 5 ml mẫu máu ở đầu ngón tay cho vào ống chuyên dụng đã chuẩn bị trước đó.

Bước 3: Bảo quản mẫu

Dù ở bất kỳ môi trường bảo quản nào, mẫu sau khi lấy vẫn nên được tiến hành xét nghiệm sớm nhất có thể.

  • Nếu mẫu được xét nghiệm dự kiến tiến hành sau 48h (tính từ lúc lấy mẫu) thì nên bảo quản mẫu ở 2 - 8 độ C.

  • Nếu thời gian dự kiến tiến hành xét nghiệm vượt quá 48h thì mẫu phải được bảo quản ở -70 độ C.

Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về nơi xét nghiệm (không đối với test nhanh bằng kit test tại chỗ)

  • Type bệnh phẩm cần phải được siết chặt nắp, bên ngoài được bọc kỹ bằng giấy parafin. Mỗi ống tye phải được bọc thêm bên bằng ngoài lớp giấy thấm.

  • Cho mẫu ống type bệnh phẩm vào bao vận chuyển.

  • Bọc thêm một lớp giấy thấm hoặc bông có thấm Cloramin B,...

  • Tiếp tục bọc thêm một lớp bao vận chuyển và thắt chặt nút cột.

  • Lớp bọc bệnh phẩm cuối cùng được buộc chặt cùng với phiếu thu thập bệnh phẩm. Cho tất cả vào phích lạnh là có thể tiến hành vận chuyển.

Bước 5: Tiến hành xét nghiệm khi mẫu đã được đưa đến phòng xét nghiệm an toàn.

Nhân viên y tế đang tiến hành xét nghiệm mẫu bằng những máy móc thiết bị hiện đại

Vậy với những đối tượng được lấy mẫu khi xét nghiệm Covid làm những gì? Nơi lấy mẫu là một trong những nơi tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, đối tượng được lấy mẫu vẫn cần phải chú ý đến các nguyên tắc an toàn về khoảng cách, khử khuẩn, khẩu trang. Phải hết sức cẩn thận để tránh trường hợp nhiễm phải virus SARS-CoV-2 ngoài ý muốn.

3. Thông tin thêm về 03 phương pháp xét nghiệm Covid

Hiện nay việc xét nghiệm Covid-19 trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh ra ngoài cộng đồng. Tùy theo từng đối tượng, nhu cầu cũng như mục đích của mỗi đối tượng thực hiện xét nghiệm sẽ phù hợp với mỗi loại xét nghiệm khác nhau.

Test nhanh bằng xét nghiệm kháng nguyên

Đây là phương pháp xét nghiệm giúp sàng lọc và phân luồng nhanh những đối tượng nghi ngờ hoặc có nguy cơ mắc phải virus SARS-CoV-2. Bởi thao tác thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, có thể tiến hành lấy mẫu lưu động, thời gian cho kết quả nhanh chóng. Do đó, cho phí cho loại xét nghiệm này rẻ hơn.

Những đối tượng thường được áp dụng loại xét nghiệm này là:

  • Người từng tiếp xúc với người nhiễm phải virus SARS-CoV-2.

  • Người đi từ vùng dịch trở về, hoặc những người sống trong khu có ca nhiễm bệnh do Bộ Y tế thông báo không quá 28 ngày.

  • Người cần giấy tờ thông hành, thường xuyên di chuyển liên tỉnh.

  • Người thực hiện khám chữa bệnh, thực hiện phẫu thuật hoặc tiểu phẫu tại các bệnh viện.

  • Xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ/cơ quan y tế,...

Tuy nhiên, kết quả thu được từ phương pháp xét nghiệm này không hoàn toàn chính xác. Do đó, hầu hết các kết quả dương tính sau khi được xét nghiệm, đều được xét nghiệm xác nhận chính xác một lần nữa bằng xét nghiệm RT-PCR.

Xét nghiệm RT-PCR

Hay còn gọi là xét nghiệm học phân tử. Phương pháp này được dùng để phát hiện vật chất di truyền của virus có trong mẫu xét nghiệm. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng trong việc phát hiện chính xác sự có mặt của virus gây bệnh.

Chúng thường được sử dụng để xét nghiệm cho một số đối tượng sau:

  • Người có kết quả âm tính sau khi xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên.

  • Người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2.

  • Người cần giấy xác nhận âm tính phục vụ cho việc xuất ngoại hoặc công việc.

  • Người đang trong quá trình điều trị Covid.

Test nhanh bằng phương pháp xét nghiệm kháng thể

Phương pháp này chỉ được sử dụng để tìm kiếm những kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 có trong cơ thể. Do đó, chỉ có thể thực hiện được xét nghiệm này trên đối tượng đang mắc phải Covid-19 hoặc đã từng mắc Covid-19 trước đó.

Ngoài ra, nếu thực hiện hai loại xét nghiệm test nhanh bằng xét nghiệm kháng thể và xét nghiệm RT-PCR ở bệnh nhân đang điều trị Covid-19, các bác sĩ sẽ dễ dàng trong việc chẩn đoán và xem xét tình trạng bệnh nhân hơn.

Nếu test nhanh kháng thể cho kết quả âm tính nhưng xét nghiệm RT-PCR dương tính có nghĩa cơ thể chỉ mới bị nhiễm bệnh nên trong máu chưa xuất hiện kháng thể.

Nếu test nhanh kháng thể dương tính và xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể cho rằng họ đã từng nhiễm phải virus SARS-CoV-2 nhưng không còn khả năng lây bệnh, hoặc có thể đã được tiêm chủng vắc xin.

Nhân viên y tế đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19

Xét nghiệm Covid không giống như những loại xét nghiệm thông thường. Do đó, cần nắm rõ được xét nghiệm Covid làm những gì vừa giúp chúng ta yên tâm hơn khi xét nghiệm, vừa nhắc nhở bản thân phải luôn cẩn thận tránh lây nhiễm virus từ bên ngoài cũng như hạn chế phát tán virus ra cộng đồng.