Xây nhà trái phép là hành vi vi phạm gì

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về mức xử phạt khi xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật xây dựng khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Hiện nay, trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định không cần xin cấp giấy phép xây dựng thì những tất cả các công trình nếu muốn được xây dựng thì đều phải xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy đối với những trường hợp khi cố tình xây dựng mà không có giấy phép, hoặc xây dựng sai so với giấy phép được cấp thì có bị xử lý không, và mức xử phạt là như thế nào. Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về việc Xử phạt đối với hành vi xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép như sau:

Thứ nhất, xây dựng trái phép xây dựng có bị xử phạt không?

Luật xây dựng năm 2014 của nước ta chỉ quy định 10 trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:

– Các công trình thuộc vào bí mật quốc gia, công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị cấp tỉnh trở lên, công trình được xây dựng theo lệnh khẩn cấp.

– Các công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng, Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư xây dựng.

– Các công trình xây dựng tạm để phục vụ xây dựng công trình chính: chẳng hạn như nhà kho để để vật liệu, lán dựng tạm cho nhân công xây dựng,…

– Các công trình xây dựng theo tuyến ở ngoài đô thị ( như là đường dây điện, đường ống dẫn nước, đường bộ, đường sắt…) nhưng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt trước đó hoặc đã được chấp thuận về hướng tuyến công trình bởi cơ quan có thẩm quyền.

– Các công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu công nghiệp có quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thẩm định thiết kế xây dựng.

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có số tầng thấp hơn 7 và tổng diện tích sàn nhỏ hơn 500 mét vuông, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng.

Xem thêm: Thẩm quyền, quy trình cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất trái phép

– Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, hay ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình và các công trình bên trong.

– Sửa chữa, cải tạo thay đổi mặt ngoài kiến trúc không tiếp giáp với mặt đường đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư được duyệt và chỉ yêu cầu có Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

– Các công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ trường hợp nhà ở xây dựng trong khu di tích lịch sử – văn hóa, khu bảo tồn, hoặc các công trình xây dựng ở nông thôn nhưng nằm trong khu vực chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt hoặc quy hoạch phát triển đô thị.

Trong trường hợp xây dựng công trình như là khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình theo tuyến ngoài đô thị, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn hay các dự án được Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Bộ trưởng, Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư xây dựng tuy chủ đầu tư không cần xin cấp giấy phép xây dựng nhưng cần phải nộp hồ sơ và thông báo đến địa phương nơi thi công xây dựng dự án để cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi và lưu hồ sơ.

Ngoài những công trình được miễn cấp phép xây dựng kể trên thì tất cả các công trình xây dựng, dù là xây dựng mới hay sửa chữa, cải tạo thì đều phải xin cấp giấy phép xây dựng, và thực hiện đúng trên nội dung được cấp phép.

Có không ít trường hợp hiện nay, người dân hoặc thậm chí là cơ quan, tổ chức xây dựng công trình không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng lại vi phạm nội dung trên giấy phép được cấp. Hành vi như vậy là vi phạm quy định của pháp luật cụ thể là vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Xây dựng năm 2014 về các hành vi bị nghiêm cấm đó là xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp. Và hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Xây nhà trái phép là hành vi vi phạm gì

Xem thêm: Xử phạt hành vi khai thác đất trái phép, vận chuyển đất trái phép

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thứ hai, xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định về xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng có không giấy phép xây dựng được quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo:

+ Đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Đối với trường hợp xây dựng sai nội dung trên giấy phép để xây dựng mới:

Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy

+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Đối với trường hợp tổ chức thi công mà không có giấy phép xây dựng:

+ Đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị: Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Đối với công trình được miễn cấp phép xây dựng: Bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu xây dựng không đúng thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Xem thêm: Quy định cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm

Chủ đầu từ còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 60 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp:

+ Công trình xây dựng sai cốt.

+ Công trình xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng.

+ Thi công xây dựng công trình trái với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền được duyệt.

+ Lấn chiếm, cơi nới diện tích, không gian làm ảnh hưởng đến cá nhân, cơ quan tổ chức đang sử dụng, quản lý, hoặc ảnh hưởng đến khu vực công cộng, khu vực sinh hoạt chung.

+ Lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình bảo vệ quốc phòng an ninh, hành lang an toàn thông, hoặc cố tình thi công xây dựng ở nơi đã được cảnh báo về nguy cơ sạt lở, lũ quét.

Đối với trường hợp đã bị xử phạt về xây dựng trái nội dung trên giấy phép, hoặc không có giấy phép mà còn tái phạm:

+ Đối với trường hợp công trình là nhà ở riêng lẻ tại đô thị: Mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Xem thêm: Xử phạt hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

+ Đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc lập dự án đầu tư: Mức phạt tiền từ 950 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ trong khu di tích văn hóa-lịch sử, khu bảo tồn, hoặc công trình xây dựng khác không thuộc 2 trường hợp kể trên: Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra nếu tái phạm chủ đầu tư còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng trong thời hạn 12 tháng (nếu có).

Các công trình xây xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép có thể bị áp dụng biện pháp yêu cầu khắc phục hậu quả:

+ Đối với công trình đã hoàn tất xây dựng thì bị buộc tháo dỡ công trình, và phần công trình vi phạm.

+ Đối với trường hợp công trình đang thi công thì bị lập biên bản xử phạt và yêu cầu dừng thi công công trình sai phạm.

Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia của vấn đề “Xử phạt khi xây dựng sai phép, xây dựng trái phép, xây dựng không giấy phép“. Ngoài ra  bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong vấn đề liên quan đến giấy phép xây dựng như sau:

1. Xử phạt khi xây dựng sai giấy phép xây dựng

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Chào luật sư!

Ngôi nhà của tôi đang xây dựng đã xin giấy phép xây dựng, nhưng do sơ suất nên tôi đã xây dựng sai phép và quá diện tích xin phép. Hiện thanh tra xây dựng đã xuống và làm biên bản vi phạm, đình chỉ thi công công trình của gia đình tôi. Vậy tôi có vi phạm luật xây dựng không?

Luật sư tư vấn:

Khoản 4, 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;

Xem thêm: Căn cứ vào văn bản pháp luật nào để xử lý hành vi san ủi đất trái phép

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;

b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;

c)Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;”

Đối chiếu theo các quy định trên thì việc xây dựng nhà rộng hơn so với thiết kế bản vẽ của bạn là trái với quy định của pháp luật. Với hành vi này, bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP như nêu trên.

2. Trách nhiệm nộp phạt hành chính khi mua nhà xây dựng sai giấy phép

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi mua nhà của ông A trong khi đang bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng sai giấy phép nhưng ông A chưa đóng phạt. Vậy khi tôi mua đất này thì tôi hay ông A có trách nhiệm nộp phạt? Nếu ông A chưa nộp phạt thì tôi có được cấp sổ đỏ không?

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Hành vi lấn chiếm đất và xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện hoặc cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Do đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.”

Như vậy, người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa là cá nhân có hành vi vi phạm.

Trong trường hợp này, ông A là người có hành vi vi phạm hành chính và đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền nhưng chưa chưa thực hiện thì ông A phải có trách nhiệm nộp tiền phạt theo đúng thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Khoản 3 Luật đất đai 2013 quy định:

Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được cấp cho bạn sau khi ông A đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về việc nộp phạt hành chính cho nhà nước .

Xem thêm: Có được sử dụng súng hơi không? Mức phạt khi sử dụng súng hơi trái phép?

3. Xây dựng trái phép xử phạt như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin Luật sư tư vấn 1. Công trình thi công xây dựng vi phạm và bị UBND phường Dĩ An ra Quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 30/9/2019 về việc đình chỉ thi công xây dựng đối với công trình. sau khi bị đình chỉ thì chủ công trình dùng bạc che kính bên ngoài không nhìn thấy và họ tiếp tục tổ chức thi công. sự việc được gia đình tôi báo cho UBND phường nhưng UBND phường chỉ đứng bên ngoài và không có biện pháp gì. Cho đến ngày 11/1/2020 công trình thi công 2 cột cổng trước thì gia đình tôi báo cho phường, phường lên kiểm tra và ghi nhận biên bản sự việc và cho phép công trình thi công cổng rào mà không có văn bản nào hết. lợi dụng sự cho phép của UBND phường cho phép thi công cổng rào họ đã tổ chức thi công phần nội thất, sơn tường bên trong. mà công trình chưa bồi thường thiệt hại vậy cho tôi hỏi khi bị đình chỉ thì toàn bộ công trình hay một phần. việc cho phép thi công có đúng với luật pháp không. Chủ công trình có được phép vào ở và tiếp tục hoàn thiệt công trình không ? UBND phường trả lời với gia đình tôi là chủ công trình chỉ lắp ráp giường, trang trí nội thất không làm ảnh hưởng đến gia đình tôi nên không lập biên bản. Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định 139/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự xây dựng:

“3. Xử phạt nhà thầu tiếp tục thực hiện thi công xây dựng công trình mà chủ đầu tư công trình đó đã bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 15 Nghị định này như sau:

a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;

c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Xem thêm: Quy định xử lý hành vi vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép

Do không rõ nguyên nhân của công trình xây dựng bị ủy ban nhân dân ra quyết định đình chỉ thi công là do đâu, nên chưa thể xác định được quyết định đình chỉ có đúng và phù hợp với quy định của pháp luật xây dựng hay không. Nếu việc ra quyết định đình chỉ là đúng thì chủ đầu tư sẽ không được phép tiếp tục thi công công trình, nếu tiếp tục thi công cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính theo quy định trên. Nếu quyết định đình chỉ là sai thì chủ đầu tư đó cũng không có quyền tự ý thi công mà phải tiến hành khiếu nại theo thủ tục hành chính, sau đó cơ quan ra quyết định đình chỉ phải ra quyết định hủy quyết định đình chỉ thì chủ đầu tư này mới được tiếp tục.

4. Trình tự tháo dỡ công trình xây dựng trái phép

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin chào các luật sư , tôi có một câu hỏi xin nhờ các luật sư giải đáp. Gia đình tôi vừa rồi mới xây một công trình tường rào nằm trên một con mương thoát nước của làng nhưng bên dưới là chúng tôi đã xây một cái Cống rộng 1,4m phủ bì, cao gần ngập đầu người rồi mới lấp đất lên trên để xây tường trong Khi đang xây thì bị cán bộ xã có về nhắc nhở nhưng ngày hôm sau thì các cán bộ xã và thôn đến và chỉ nói nhà tôi xây lấn chiếm rồi cho người đập phá mà không có giấy tờ hay quyết định bằng văn bản nào cả.

Xây nhà trái phép là hành vi vi phạm gì

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568

Điều đáng nói là cả vòng quanh làng tôi đều xây như vậy (có nhà làm trước nhà làm sau) nhưng họ chỉ đến đập phá tháo gỡ của nhà tôi vậy tôi xin hỏi. Tôi có thể kiện họ về tội làm Sai quy định, vượt quá quyền hạn chức vụ của cấp xã và tội phá hoại tài sản của nhân dân hay không? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:

Xem thêm: Quy định về tội mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

Việc xử phạt hành chính về hành vi lấn, chiếm đất được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.

– Đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, UBND cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp thực hiện.

– Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó. Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

– Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế. Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

Xem thêm: Xử phạt hành vi chặt phá cây xanh ở nơi công cộng

– Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo.

– Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

– Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

– Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, nếu gia đình bạn có xây dựng công trình trái phép thì UBND xã phải tiến hành xử phạt hành chính trước sau đó phải ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình. Văn bản quyết định tháo dỡ công trình phải gửi đến cho gia đình bạn trước 5 ngày. Việc UBND xã và cán bộ thôn tự ý đến đập phá công trình của gia đình bạn là trái với quy trình tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Trong trường hợp này, gia đình bạn có quyền viết đơn khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.