Xác định biên giới quốc gia bằng cách nào

1. Khái niệm biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giới hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Biên giới quốc gia gồm:

Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đt liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển ni địa… Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

Biên giới trên biển: Là dường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liên mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

– Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

Hình minh họa. Biên giới quốc gia là gì? Các xác định biên giới quốc gia

2. Xác định biên giới quốc gia

Xác định biên giới quốc gia là quá trình phức tạp, với nhiều bước, nhiều động thái. Việc xác định biên giới quốc gia phải dựa trên các nguyên tắc của luật quốc tế, trong đó nguyên tắc thoả thuận là nguyên tắc cao nhất trong xác định biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia luôn là giới thiệm tồi tại quyền lực tối ca của quốc gia với lãnh thổ và được đặt đối trọng bên cạnh lợi ích của quốc gia hữu quan. Mặt khác, luật quốc tế không đt ra các tiêu chuẩn bắt buộc về hoạch định biên giới, lựa chọn loại hình, phương thức xác định biên giới… để áp đặt cho các quốc gia, vì vậy mới tránh, hai chế và loại bỏ các frarah chấp. Mun có một đường biên giới ổn định trong mối tương quan phù hợp vi lợi ích và địa vị mình chẳng của các quốc gia thì vấn để xác định biên giới chỉ có thể dựa trên cơ sở Nguyễnk tắc thoả thuận.

Về nguyên tắc, xác định biên giới chỉ đặt ra với thiên giới trên bộ và trên biển.

2.1. Xác định biên giới trên bộ

Biên giới trên bộ được xác định thông qua các bước hoạch định, phân giới và cắm mốc biên giới.

2.1.1. Hoạch định biên giới quốc gia

Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng với những hoạt động pháp lý nhằm xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới. Toàn bộ việc hoạch định phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhaul, bình đẳng, các bên cùng có lợi. Phương pháp thoạch định là thông qua đàm phán và các con đường hoà bình khác. Nếu tranh chấp các bên không tự giải quyết ñược phải nhờ đến bên thứ ba, kể cả thông qua con đường đàm phán quốc tế. Yêu cầu của hoạch định biên giới là:

– Phải đưa ra được các nguyên tắc để làm cơ sở cho việc xác định đường biên giới;

– Các điểm được lựa chọn để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải rõ ràng, tránh nơ hồ hay gây khó dễ, gây tranh chấp cho quá trình phân giới, cắm mốc sau này. Yêu cầu việc lựa chọn phải vừa đạt độ chính xác cao, vừa phù hợp với các yếu tđịa hình thực tế.

Trong thực tiễn quốc tế, các bên hữu quan có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:

– Một là, hoạch định biên giới mới. Ở hình thức này, loại biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo là hai loại chủ yếu đưc áp dụng để xác định biên giới mới, Biên giới tự nhiên hết sức đa dạng. Nó được xác định dựa theo địa hình thực tế (núi, Sông, hồ…). Mỗi địa hình cụ thể có nguyên tắc xác định khác nhau. Ví dụ, địa hình sông biên giới có thể được xác định dựa trên bờ sông, đường trung tuyển của sông hay nguyên tắc Thalweg… Địa hình núi thì có thể theo các sống núi, đường phân thủy… Khái niệm “Biên giới nhân tạo” được dùng với ý nghĩa để phân biệt đường biên giới được các quốc gia xác định không dựa vào địa hình cụ thể. Có hai loại biên giới nhân tạo, biên giới thiên văn (là đường biên giới được xác định theo các đường kinh, vĩ tuyến) và bn giới nh học (là đường biên giới được xác định bằng các đường hình học hoặc các đường thẳng nối hai điểm xác định, hay đường vòng cung mà tâm điểm và bán kính đã được thoả thuận).

– Hai là, sử dụng các đường ranh giới đã có (nguyên tắc Uti possidetis).

Như vậy, hoạch định biên giới là quá trình các bên cùng thoả thuận xác định phương hướng, vị trí, tính chất của đường biên giới trên văn bản điều ước, kèm theo các tài liệu cần thiết và bản đồ mô tả chi tiết đường biên giới theo thoả thuận. Để tiến hành giai đoạn này, các bên thường thành lập và ủy quyền cho cơ quan thay mặt mình tiến hành công việc gọi là ủy ban liên hợp hoạch định biên giới hai nước. Điều ước quốc tế về hoạch định biên giới do Ủy ban này dự thảo phải được nguyên thủ quốc gia hoặc đại diện toàn quyền của nguyên thủ quốc gia đứng ra ký kết và được cơ quan có thẩm quyền theo đúng | hiến pháp của mỗi bên phê chuẩn.

Tóm lại, đây là giai đoạn thực hiện các hoạt động pháp lý nhằm thống nhất các nguyên tắc xác định biên giới và lựa chọn các yếu tố tạo nên một đường biên giới hoàn chỉnh.

2.1.2. Phân giới và cắm mốc thực địa

Phân giới là quá trình thực địa hđường biên giới trong hiệp định. Đây là công việc mang tính vật chất, cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản và bản đồ ra thực địa, cố định nó bng các mốc dấu quốc giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chính xác. Kinh nghiệm của quốc tế và cả Việt Nam cho thy không thể bỏ qua giai đoạn này vì ít nhiều những sai sót trong giai đoạn hoạch định là không thể tránh khỏi. Sau khi ký hiệp định hoạch định biên giới nên tiến hành ngay giai đoạn phân giới và cắm mốc, vì nếu để lâu có thể dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp phải giải quyết. Việc cắm mốc có thể tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu (phần giới đến đâu cắm mốc đến đó) hoặc phân giới xong mới thực hiện cắm mốc.

Các mốc đầu biên giới đóng vai trò là cơ sở để xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Vì thế, yêu cầu mức độ chính xác của các mốc dấu rất cao và hai bên phải cùng làm. Căn cứ vào địa hình cụ thể, cột mốc biên giới thường đặt tại:

– Mỗi cửa khẩu;

– Các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân núi hoặc các địa điểm quan trọng;

– Các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt, sông, suối mà đường biên giới cắt ngang qua…

Đối với mỗi cột mốc được xây dựng, đều phải lập hồ sơ cột mốc. Mỗi khi cần sửa chữa, thay đổi, phục hồi hay hủy bỏ mốc đấu biên giới đều phải do hai bên thoả thuận cùng tiến hành nhưng không được làm thay đổi hướng đi của đường biên giới đã được hoạch định, phân vạch và cắm mốc chính thức.

Kết thúc quá trình cắm mốc trên thực địa, ủy ban hỗn hợp phải lập bản đvề biên giới kèm theo hiệp định về biển giới để các quốc gia ký kết hay phê chuẩn.

Đôi khi, có trường hợp đường biên giới quốc gia đã được hoạch định, phân giới nhưng do nguyên nhân nào đó, cần phải kiểm tra lại hoặc vạch lại cho phù hợp với địa hình thực tế đã thay đổi, Trường hợp này người ta chỉ phân giới lại từng đoạn, ít có trường hợp phần giới lại toàn tuyến.

2.2. Xác định biên giới quốc gia trên biển

Xác định biên giới quốc gia trên biển vạch đường để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền Imà quốc gia ven bờ quyền chủ quyền. Sau khi xác định cụ thể đường biên giới biển, quốc gia phải công bố công khai, chính thức và thể hiện ràng trên hải đồ tỷ lệ lớn.

Trường hợp hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau thì đường biên giới quốc gia trên biển sẽ được phân định trong hiệp định theo phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến nếu các bên không có thoả thuận khác. Loại hình biên giới thiên văn hay áp dụng để xác định biên giới biển (chẳng hạn như khi chia vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử chung giữa hai hoặc nhiều quốc gia). Như vậy, trong xác định biên giới thì xác định đường biên giới trên bộ và trên biển là quan trọng nhất. Biên giới trên không và biên giới lòng đất được luật pháp quốc tế chung thừa nhận dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Việc phải tuân thủ những biên giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

Xem thêm: Các vùng biển không thuộc quyền tài phán của quốc gia

Xem thêm: Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

Chủ đề