Vua Bảo Đại thoái vị ngày bao nhiêu

Nội dung "Chiếu thoái vị"Sửa đổi

Chiếu rằng:

Hạnh-Phúc của dân Việt-Nam

Độc-Lập của nước Việt-Nam

Muốn đạt mục-đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn-sàng hy-sinh hết thảy, và muốn rằng sự hy-sinh của Trẫm phải lợi ích cho Tổ-quốc.

Xét tới sự đoàn-kết toàn-thể quốc-dân trong lúc này là điều tối cần thiết, Trẫm đã tuyên-bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi trong giờ nghiêm-trọng của Lịch-Sử Quốc-Gia: Đoàn-Kết là sống, Chia rẽ là chết.

Nay thấy nhiệt-vọng dân-chủ của quốc-dân Bắc-Bộ lên cao, nếu Trẫm cứ yên vị đợi một Quốc-Hội thì e rằng khó tránh được sự Nam-Bắc tương tàn, đã thống khổ cho quốc-dân lại thuận-lợi cho người ngoài lợi dụng.

Mặc dầu Trẫm đau đớn nghĩ đến công lao Liệt-Thánh đã vào sinh ra tử đã gần 400 năm để mở mang non-sông đất nước từ Thuận-Hoá tới Hà-Tiên. Mặc dầu Trẫm buồn rầu nghĩ tới 20 năm qua Trẫm ở trong cái cảnh không thể thi-hành được việc gì đáng kể cho nước nhà như lòng Trẫm muốn, Trẫm cũng quả-quyết thoái-vị nhường quyền điều-khiển quốc-dân cho Chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hòa. .Sau khi thoái-vị, Trẫm chỉ mong ước có 3 điều:

- Đối với Tôn-Miếu và Lăng-Tẩm của Liệt-Thánh Chính-phủ mới nên giữ-gìn cho có trọng thể.

- Đối với các đảng-phái đã từng tranh-đấu cho nền Độc-Lập Quốc-Gia nhưng không đi sát phong-trào dân-chúng, Trẫm mong Chính phủ mới ôn hoà mật-thiết xử-đối để những phần-tử ấy cũng có thể góp sức kiến-thiết quốc-gia và để tỏ ra rằng chính thể mới xây đắp trên sự đoàn-kết của toàn thể quốc-dân.

- Trẫm mong tất cả các đảng phái, các giai-từng xã-hội, các người trong Hoàng Tộc nên hợp nhất ủng-hộ triệt-để Chính-phủ Dân-chủ để giữ vững nền Độc-Lập nước nhà.

Riêng Trẫm trong 20 năm Ngai vàng Bệ-ngọc, đã biết bao lần ngậm đắng nuốt cay. Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước Độc-Lập, quyết không để ai lợi-dụng danh nghĩa của Trẫm hay danh nghĩa của Hoàng-Gia mà lung-lạc quốc-dân nữa.

Việt-Nam Độc-Lập muôn năm!

Dân-Chủ Cộng-Hoà muôn năm!

Khâm Thử: BẢO ĐẠI.

Nguồn: Việt Nam Máu Lửa tr 38, 39, 40 - Nghiêm Kế Tố - Nhà xuất bản Mai Lĩnh 1954.

Theo sách "Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam", Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, trang 186-188: nội dung chiếu thoái vị như sau:

Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, Vì nền độc lập của Việt Nam, Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc. Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết. Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng. Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước. Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa. Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói: —Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia. —Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân. —Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia. Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là Dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta. Việt Nam độc lập muôn năm, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm, Khâm thử. Bảo Đại. Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945.

Theo hồi ký "Con Rồng Việt Nam" của Bảo Đại, bản tuyên ngôn được đọc trong sự yên lặng hoàn toàn. Mọi người có mặt trong buổi lễ đều ngẩn ngơ, bàng hoàng. Bảo Đại viết rằng:

"Tôi quan sát các khán giả hàng đầu. Tất cả các vẻ mặt đều tỏ vẻ ngạc nhiên cùng cực. Nam và nữ đều ngẩn ngơ. Bản tuyên ngôn thoái vị của tôi như tiếng sét đánh xuống ngang đầu họ. Họ lặng người đi.

Trong một bầu không khí bực dọc, tôi trao nhanh ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho Trần Huy Liệu, mà chính ông ta cũng có cảm tưởng như tự trên mây mà lại. Trong khi tôi hồi cung, đám đông tan rã, không một tiếng kêu."[1]

Đường vô xứ Huế

Ông Nguyễn Lương Bằng kể cho Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng T.Ư ghi: “Đến khi về đến Hà Nội lại nhận được điện của Bảo Đại mời đại biểu Chính phủ lâm thời vào Huế để nhận sự thoái vị của ông ta. Lúc này Bác chưa về, ông Trần Huy Liệu được cử làm trưởng đoàn đi vào Huế. Đoàn còn có tôi và anh Cù Huy Cận”.

Ông Trần Huy Liệu trong hồi ký (1960) cho biết: “Tôi thay mặt cho Chính phủ lâm thời còn anh Nguyễn Lương Bằng thay mặt cho Mặt trận Việt Minh”.

Còn theo ông Cù Huy Cận, trong Hồi ký song đôi, phái đoàn Chính phủ lâm thời từ thủ đô Hà Nội khởi hành đi Huế vào ngày 27.8.1945, đi bằng chiếc ô tô sơn đen mượn của Hãng STAI. Trước khi đi, đoàn có đánh điện cho Ủy ban Hành chính Trung bộ và Ủy ban Hành chính Trung bộ thông báo cho ủy ban hành chính các tỉnh ở dọc đường.

“Chúng tôi tính rằng đi xe suốt đêm thì khoảng 28 đến Huế và đã đánh điện cho Ủy ban Nhân dân cách mạng Huế như vậy. Nhưng chúng tôi không thể tính đến việc nhân dân náo nức đón đoàn dọc đường”, nhà thơ Huy Cận kể lại.

Ban đầu, từng toán nhân dân chờ đón phái đoàn ở dọc đường. Càng đi vào, nhân dân xuống đường chào đón càng đông. Nhất là khi phái đoàn bước vào địa hạt Nghệ An - Hà Tĩnh, sau đó là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, thì những người đón tiếp không phải từng toán riêng lẻ nữa mà là dày đặc hai vệ đường. Sau rồi đông nghịt cả cánh đồng hai bên đường, trong đó đủ cả lớn, bé, già, trẻ, trai, gái, đánh trống, đánh chiêng, đánh thanh la ầm ĩ.

“Tôi tưởng tượng những ngày ấy, nhân dân không còn ai ở nhà mà đều ra cả đường để đón phái đoàn Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ông Trần Huy Liệu hồi cố.

Để đáp lại sự chào đón nồng nhiệt của nhân dân các địa phương, Trưởng đoàn Trần Huy Liệu đứng ra phát biểu với đồng bào. Ông nhớ lại, một lần vừa nói xong, ông sắp xuống đài (vốn là chiếc bàn được nhân dân dựng lên) thì từ xa xa có một cụ già đầu bạc phơ lách đám đông đi tới. Cụ trao cho ông Liệu một tờ giấy hồng điều, trong đó có một bài thơ cụ làm bằng chữ Nho: Chúc mừng Chính phủ mới (Khánh chúc tân triều).

Trưởng đoàn Trần Huy Liệu (phải) nhận thanh kiếm nạm ngọc từ vua Bảo Đại thoái vị, chiều 30.8.1945

Ảnh: Tư liệu sưu tầm từ Lưu trữ Cộng hòa Pháp

Trưởng đoàn Trần Huy Liệu bắt tay tỏ ý trân trọng nhưng cụ già rụt rè không dám. Cụ nghẹn ngào rưng rưng nước mắt, chỉ nói được một câu là không ngờ sống được đến ngày hôm nay để thấy một cuộc đổi đời thế này…

Ông Trần Huy Liệu chia sẻ: “Bây giờ nhớ lại tôi nghĩ nếu đời người ta, tình yêu đầu tiên vẫn là tình yêu ngây thơ nhất, thắm thiết nhất, say mê nhất, thì nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, theo chủ quan của tôi, cái phong vị của những ngày đầu sau cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi vẫn đậm đà nhất, nhớ lâu nhất”.

Phái đoàn đến địa phận Thừa Thiên thì đã thấy các ông Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Tôn Quang Phiệt… đại diện Ủy ban Hành chính Trung bộ và Ủy ban Hành chính tỉnh Thừa Thiên ra đón. Ông Nguyễn Lương Bằng cho biết: “Trước khi làm lễ chính thức, Vĩnh Thụy đề nghị gặp chúng tôi ở điện Cần Chính. Nội dung chủ yếu là muốn đề nghị làm sao ta bảo vệ được cái đầu cho ông ta”.

Chuyện về Vua Bảo Đại thoái vị

Ngày đăng:30/08/2020 - 06:30

Chính phủ cách mạng lâm thời tiếp nhận sự thoái vị của Bảo Đại

(ĐCSVN) - Đêm 23-8, Bảo Đại nhận được điện của Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam từ Hà Nội điện vào yêu cầu nhà vua chính thức tuyên bố thoái vị. Ngày 24-8, Bảo Đại điện trả lời Uỷ ban Giải phóng dân tộc đồng ý tuyên bố thoái vị và “mong ước" Chủ tịch Uỷ ban về Huế để trao quyền.
Hoàng đế Bảo Đại (1926-1945),
nhà vua cuối cùng của nhà Nguyễn.
(Ảnh: baotanglichsu.vn)

Chiều ngày 28-8, nhân dân Huế đón Phái đoàn của Chính phủ lâm thời1 do Trần Huy Liệu làm Trưởng đoàn vào Huế để chứng kiến Bảo Đại thoái vị và thu ấn kiếm của vị vua cuối cùng ở Việt Nam.

Ông Trần Huy Liệu, trưởng đoàn công tác
thay mặt Chính phủ lâm thời Trung ương công nhận
sự thoái vị của vua Bảo Đại. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

16 giờ ngày 30-8, hàng vạn nhân dân Huế tụ họp tại Ngọ Môn chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại: Bảo Đại đọc chiếu thoái vị "nhường quyền điều khiển quốc dân lại cho một chính phủ dân chủ cộng hoà" và tuyên bố "lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập"; rồi trao ấn kiếm cho dại diện của Chính phủ lâm thời. Trong không khí nghiêm trang, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên. Đại diện Chính phủ lâm thời nước Việt Nam tuyên bố xoá bỏ chính thể quân chủ ở Huế cũng như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, công bố chính sách của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Sự kiện Bảo Đại tuyên bố thoái vị có một ý nghĩa quan trọng, chính thức đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến lỗi thời; nhân dân ta đã thực hiện được một bước quan trọng đường lối cách mạng dân chủ mà Đảng ta đề ra từ năm 1930. Việc Bảo Đại tuyên bố thoái vị cũng đã triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị lên đất nước ta.

--------------

Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.1032-1033, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

Video liên quan

Chủ đề